Giới thiệu cuốn sách "Truyền thông khoa học công nghệ: Phát triển khoa học công nghệ môi trường biển - Cơ sở pháp lý ở Việt Nam và trên thế giới", tác giả Vũ Văn Doanh, Nguyễn Hà Linh, Kiểu Thị Hòa, Nguyễn Thu An
Cuốn sách này được thực hiện nhằm giới thiệu đến người đọc các thông tin chung về pháp luật tài nguyên và môi trường của Việt Nam đang được áp dụng hiện hành; Hệ thống các công ước quốc tế và luật môi trường của một số quốc gia trên thế giới.

Nhà xuất bản: Khoa học và kỹ thuật
Năm xuất bản 2024
Với 3260 km đường bờ biển trải dài suốt lãnh thổ, kèm theo đó là vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liên, cùng với các quần đảo và đảo lớn nhỏ, Việt Nam có một nguôn tài nguyên biên đảo vô cùng phong phú, hứa hẹn triên vọng to lớn về tài nguyên phục vụ cho sự phát triển kinh tế biển. Đảng và Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển đảo. Mục tiêu trọng tâm của các chủ trương, chính sách đó là: Xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biến, phát triên kinh tế - xã hội vùng biên, hải đảo, ven biên phải găn kêt với yêu cầu bảo vệ đất nước. Thúc đây khai thác, sử dụng các nguôn tài nguyên biên theo hướng bền vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biến; chủ động thích ứng với biển đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng. Ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng... Qua đó, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động, có trách nhiệm vào giải quyêt các vân đề quốc tế và khu vực vê biên và đại dương...
Để tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động trên, nhiều quy định pháp lý vê bảo vệ môi trường và tài nguyên biên đảo đã được ban hành. Trước bôi cảnh hội nhập quôc tê ngày càng sâu, rộng các quy định trên đã được bổ sung, thay thế và cập nhật đề phù hợp hơn với khu vực và các thông lệ quốc tế Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội 14 sửa đổi và ban hành theo Luật số 72/2020/QH14 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2022. Cuốn sách này được thực hiện nhằm giới thiệu đến người đọc các thông tin chung về pháp luật tài nguyên và môi trường của Việt Nam đang được áp dụng hiện hành; Hệ thống các công ước quốc tế và luật môi trường của một số quốc gia trên thế giới. Với mong muốn truyền tải những kiến thức có liên quan về bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo đến quý độc giả, đồng thời hỗ trợ sinh viên và các nhà quản lý trong việc tổng hợp các quy định liên quan, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn "Truyền thông khoa học công nghệ: Phát triển khoa học công nghệ môi trường biến - Cơ sở pháp lý ở Việt Nam và trên thế giới".
Cấu trúc cuốn sách gồm 7 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về pháp luật và pháp luật về tài nguyên môi trường.
Chương 2: Truyền thông về pháp luật tài nguyên và môi trường biển.
Chương 3: Các công ước quốc tế và luật bảo vệ môi trường tại một số quốc gia.
Chương 4: Luật Bảo vệ môi trường.
Chương 5: Pháp luật về tài nguyên môi trường biến và hải đảo.
Chương 6: Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên.
Chương 7: Pháp luật về đánh giá môi trường và kiểm soát các thành phần môi trường, quản lý chất thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Sách có sẵn tại Phòng đọc mở tầng 3 - Tòa nhà Thư viện Trường ĐHXDHN
Bạn đọc có thể xem thông tin sách tại đây.
Thư viện Trường ĐHXDHN