Đêm phố Hội
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Khi chiều buông, và khi bóng tối dần lan tòa, cũng là khi Hội An lung linh trong một không gian rất khác. Đêm ở phố cổ Hội An thật đẹp, để lại nhiều ấn tượng sãu đậm với những ai đã từng đặt chân tới mành đất di sản này. Đêm phố Hội, trữ tình và lãng mạn như một bản romance, mà ở trong đó có những giai điệu, âm thanh, lời ca cùa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, con người và cuộc sống...
Mô hình kiến trúc trạm chờ xe bus - thành phố Huế
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Phương tiện giao thông đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đời sống hàng ngày của người dân. Các phương tiện giao thông công cộng (GTCC), điển hình là xe bus đã góp phần trong việc đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại của người dân. Đối với các TP, đô thị phát triển thì nhu cầu xe bus càng quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông, giảm khi thải ô nhiễm môi trường, góp phần trong sự phát triển văn minh đô thị.
Trong những năm gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Huế ngày một tăng trong khi việc sử dụng hệ thống GTCC vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, với sự phát triển đô thị thì hệ thống GTCC, trong đó có xe bus sẽ là một thành phần không thể thiếu trong tương lai. ở TP Huế, việc sử dụng phương tiện xe bus vẫn còn hạn chế do một số nguyên nhân như thói quen của người dân, mức độ tiện nghi của hệ thống xe bus, hình thức trạm chờ xe bus, hệ thống phân bố tuyến xe bus,... [4]. Bài viết này tập trung vào phân tích thực trạng và đề xuất mô hình kiến trúc trạm chờ xe bus, qua đó góp phần vào sự phát triền tiện ích công cộng cho TP Huế.
Nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu thực trạng hệ thống xe bus trên TP Huế, đồng thời phỏng vấn cộng đồng về tình hình, tần suất sử dụng xe bus và quan điểm về mô hình trạm chờ xe bus. Từ đó, nhóm đề xuất mô hình kiến trúc trạm chờ xe bus tại một số địa điểm cụ thể trong TP Huế.
Kết nối không gian văn hóa - xã hội vùng lõi và vùng đệm danh thắng Tràng An hướng tới đô thị di sản vì con người
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương, văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới, có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản thế giới của UNESCO. Mục tiêu này cần được tiếp cận từ góc nhìn của 3 vấn đề cơ bản là: Bối cảnh của không gian lịch sử- văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa với phạm vi tương đương với tỉnh Ninh Bình hiện nay; Bối cảnh biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới; Xu hướng phát triển đô thị di sản, đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch bền vững
Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho phát triển vùng di sản Tràng An theo hướng bền vững
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Ninh Bình có rất nhiều lợi thế mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và duy nhất về giá trị thương hiệu bản sắc như: vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; có hệ thống quần thể di tích đồ sộ trải rộng trên nhiều địa bàn, đơn vi hành chính; nơi có sự giao thoa giữa 2 tôn giáo lớn của dân tộc là Phật giáo và Công giáo; đặc biệt có Tràng An là di sản kép Thiên nhiên văn hóa thế giới duy nhất của Việt Nam và cũng là di sản hiếm hoi của Đông Nam Á đạt danh hiệu đó. Vì vậy, cần phải nhận diện, định dạng rất cụ thể các giá trị bản sắc mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có và là lợi thế tuyệt đối của vùng Tràng An, Ninh Bình để có thể xem như là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm chính sách mang tính vượt trội, nhằm hoán chuyển các nguồn lực di sản trở thành nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới.
Xây dựng đô thị di sản Hoa Lư nhìn từ mục tiêu thiên niên kỷ của UNESCO
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Di sản – trở thành một thương hiệu, định vị định danh và tôn vinh cao cấp nhất đối với đô thị hay một nơi chốn. Với các thành phố ở Việt Nam, nơi mà quỹ di sản, di tích dày đặc, trải dài, trải rộng trong không gian và đậm đặc tính lịch sử của thời gian thì có được tôn vinh là đô thị di sản. Vậy, để đinh danh được nó, cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Và trên thực tế các thành phố còn "lúng túng" khi xác định các tiêu chí này dễ tạo nên những mâu thuẫn trong cách ứng xử với chính di sản của mình.
Quản lý hệ thống không gian xanh và một số gợi ý về tổ chức không gian theo hướng "xanh - thông minh - hiện đại"cho Hà Nội
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát, đến năm 2025 - phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030 - trở thành thành phố "xanh - thông minh - hiện đại"; đến năm 2045 - thành phố phát triển toàn diện bền vững. Một trong những nhiệm vụ, giài pháp chủ yếu là: "tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững". Như vậy, Nghị quyết này đã xác định: "đô thị xanh" mới là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới trở thành "thành phố xanh" và "thành phố phát triển toàn diện bền vững". Bài viết với mục đích mang đến cái nhìn tổng quan về quản lý hệ thống không gian xanh và một số gợi ý vể tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước theo hướng thành phố "xanh - thông minh - hiện đại"
đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phát huy bản sắc đô thị Đà Lạt - một đề xuất cho khu vực Hồ Xuân Hương
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Vấn đề bản sắc đô thị Đà Lạt đang là thách thức lớn đối với các nhà quy hoạch, quản lý và hoạch định chính sách. Nghiên cứu này xem xét, nhận diện các chiều thước và khía cạnh tạo nên đặc trưng của Đà Lạt. Thông qua việc khảo sát toàn diện, nghiên cứu này lựa chọn khu vực điển hình khả thi, đề xuất một số giải pháp thiết kế cụ thể nhằm đạt được mục tiêu gìn giữ tính đặc trưng của Đà lạt.
Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Phủ Vân Cát thế kỷ XVIII
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nằm trong quần thể kiến trúc thờ Mẫu ở Phủ Dầy - Trung tâm thờ Mẫu quan trọng của tỉnh Nam Định, Phủ Vân Cát là một công trình kiến trúc khá độc đáo của thế kỷ 18 - 19. Đây có thể xem là công trình đặc sắc nhất còn lưu được nhiều những giá trị cá về mặt kiến trúc cảnh quan, đến các cấu kiện kiến trúc gỗ cũng như nghệ thuật chạm khắc trên đá. Nếu so sánh về nghệ thuật kiến trúc đền phủ thờ Mầu nói chung, với các trung tâm thờ Mẫu khác ở miền Bắc như Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Nấp, Phú Tiên Hương (Nam Định), Phủ Tây Mỗ (Thanh Hóa) thì có lẽ Phủ Vân Cát là công trình lưu dấu ấn kiến trúc và qui hoạch kiến trúc đẹp và cổ nhất hiện nay
|
|
|
|