Duyệt theo bộ sưu tập Tất cả (Tất cả)
Hình dạng kiến trúc công trình kiến trúc chống chịu gió bão [20-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với các công trình kiến trúc ở các khu vực ven biển đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Đến nay, sự quan tâm đã lớn hơn rất nhiều với sự gia tăng cường độ và tần suất xảy ra bão lụt gây ra thiệt hại, mà đôi khi là thảm họa, về nhà và cơ sở hạ tầng cũng như con người. Chủ đề nóng hổi sau khi bão Yagi tràn vào các tỉnh phía bắc đầu tháng 9/2024 là cần phải xây dựng các công trình ven biển như thế nào để chịu đựng được các trận cuồng phong của thiên nhiên. Trước đây, thiết kế hình dáng kiến trúc, kể cả công trình ven biển, bị chi phối bởi chức năng, bối cảnh và địa điểm của công trình... mà ít cân nhắc đến yếu tố khí động học. Tuy nhiên gần đây, thiết kế kiến trúc công trình chống chịu gió bão ngày càng được chú trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy và giông bão mạnh. Những công trình này không chỉ cần đảm bảo tính an toàn trong điều kiện gió lớn mà còn phải duy trì hiệu suất cao, giảm thiểu hư hại cũng như tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng. Bài viết này giới thiệu một số công trình được xây dựng gần đây được áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu khí động học khác nhau để giảm tải trọng gió lên các tòa nhà bằng cách điều chỉnh hình dạng của tòa nhà cũng như thêm các yếu tố kiến trúc đơn giản. Các công trình được giới thiệu trong bài báo này đồng thời cũng được thiết kế nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và hiện đang là những công trình điểm nhấn tại đô thị mà chúng được xây dựng.

Phòng chống rủi ro thiên tai và BĐKH tại Tp Huế:Hỗ trợ các sáng kiến do công đồng khởi xướng [20-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

TP Huế nằm ở một trong những vùng nhạy cảm nhất đối với các rủi ro thiên tai của khu vực miền Trung. Thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, hạn hán và giông, bão. Những nằm gần đây, các hiện tượng cực đoan này có xu hướng ngày càng tăng và khó dự báo. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chóng, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai, trong đó tập trung vào các biện pháp phi công trình như quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM). Trong bối cảnh đó, Ngân hàng châu Á (ADB) đã tài trợ dự án "Hỗ trợ lập kế hoạch chống chịu với biến đổi khí hậu do cộng đồng khởi xướng" (CLP) nhằm cải thiện khả năng chống chịu BĐKH của các nhóm dễ bị tổn thương ở TP Huế. Bài viết giới thiệu cách tiếp cận và phương pháp hỗ trợ các sáng kiến do cộng đồng khởi xướng trong phòng chống rủi ro thiên tai và BĐKH tại TP Huế và một số kết quả đã đạt được.

Trung Quốc khởi công xây hầm lớn nhất qua sông Hoàng Hà [20-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trung Quốc bắt đầu xây dựng đường hầm dưới nước lớn nhất xuyên qua sông Hoàng Hà ở thành phố Tế-Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, để thúc đẩy sự kết nối giữa các khu vực ở hai bên sông của thành phố. Là một trong những tuyến chính kết nối vùng phía bắc và phía nam sông Hoàng Hà, đường hầm dài khoảng 5.755 m, trong đó khoảng 3.290 m phải được đào bằng máy đào hầm/khiên đào hầm có đường kính, D= 17,50 m. Đường hầm gồm 2 tầng, mỗi tầng có 3 làn xe chạy, chạy theo các chiều khác nhau với tốc độ giới hạn 60 km/h. Đường hầm này dự kiến hoàn thành trong 16 tháng. Dự án sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn cho xe bus, xe cứu hỏa, các phương tiện bảo trì và cứu hộ lưu thông. Khi hoàn thành đường hầm sẽ tăng cường kết nối giữa vùng đô thị chính của thành phố Tế-nam ở cả hai bên sông Hoàng Hà và hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác bảo tồn hệ sinh thái cũng như phát triển chất lượng cuộc sống cao ở khu vực sông Hoàng Hà, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao an toàn hầm đường bộ trong giai đoạn khai thác tại Việt Nam [19-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này tập trung vào việc phân tích đánh giá tình trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao an toàn hầm đường bộ trong quá trình khai thác tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng của hệ thống hạ tầng giao thông, nhiều hầm đường bộ đã được đưa vào sử dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hầm đường bộ đối diện với nhiều thách thức về an toàn như tình trạng xuống cấp của kết cấu, nguy cơ hư hỏng do điều kiện môi trường, và sự gia tăng lưu lượng phương tiện. Bài báo này phân tích và đề xuất một số giải pháp có thể cải thiện được an toàn hầm đường bộ trong quá trình khai thác ở Việt Nam như sử dụng các hệ thống quan trắc hiện đại để giám sát tình trạng hầm, thực hiện kiểm tra định kỳ đánh giá an toàn công trình, thực hiện bảo trì định kỳ và đột xuất, cải thiện hệ thống thoát nước và thông gió, cũng như cập nhật các tiêu chuẩn hay hướng dẫn bảo trì hầm của các quốc gia tiên tiến. Những giải pháp này đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các hầm đường bộ tại Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu giao thông ngày càng cao, đồng thời bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI