Giới thiệu cuốn "Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam, tác giả Đặng Thu Giang
Kinh nghiệm của các quốc gia trên thê giới chỉ rõ, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bên vững thì điều quan trọng là chuyển đổi các mục tiêu phát triển bên vững thành các chính sách cụ thể.

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm xuất bản 2024
-------------------------------------------------------------------
Vào tháng 9 năm 2015, Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự (CTNS) 2030 vì sự Phát triển bền vững (PTBV), (Agenda 2030 for sustainable development) với sự nhất trí của 193 quốc gia thành viên. Cốt lỗi của CTNS 2030 vì sự Phát triển bền vững là các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG). Các SDG đóng vai trò là một kể hoạch hành động cho thấy một CTNS toàn cầu sẽ đạt được vào năm 2030 và sẽ đóng vai trò là hướng dẫn cho cộng đồng quốc tế trong xây dựng kế hoạch hành động của quốc gia mình nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Nhằm mục đích tạo ra một xã hội nơi mà không ai sẽ bị bỏ lại phía sau, các SDG bao gồm xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức, chống lại sự bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu. Phương tiện chính được dùng để thực hiện các SDG trong CTNS 2030 vì sự PTBV là áp dụng hiệu quả các tiến bộ của Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).
Thực hiện cam kết quốc tế, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTG về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện CTNS 2030 vì sự PTBV (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Kế hoạch hành động được quốc gia hóá trên cơ sở Agenda 2030, vì vậy, xét về tổng thể, KH,CN&ĐMST cũng được khẳng định là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế, đóng vai trò trung tâm trong thành tựu của nhiều mục tiêu phát triển bên vững của Việt Nam. Tuy nhiên, vai trỏ của KH,CN&ĐMST ở Việt Nam có những điểm đặc thù.
Kinh nghiệm của các quốc gia trên thê giới chỉ rõ, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bên vững thì điều quan trọng là chuyển đổi các mục tiêu phát triển bên vững thành các chính sách cụ thể. Như vậy, việc làm rõ vai trò của KH,CN&ĐMST trong thực hiện các mục tiêu PTBV của Việt Nam giúp Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện các chính sách KH,CN&ĐMST trong thực hiện VSDG góp phần thực hiện thành công VSDG ở Việt Nam. Như vậy, cả về lý luận về vai trò KH, CN&ĐMST cho phát triển bền vững, cũng như về thực tiễn của hoạt động khoa học và công nghệ, việc thực hiện nghiên cứu có tính hệ thống, cụ thể về vai trò của KH,CN&ĐMST trong thực hiện các mục tiêu PTBV của Việt Nam là cần thiết, mang tính cấp bách và có tính mới.
Nội dung của cuốn sách được trình bày trong 5 chương gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của KH,CN&ĐMST trong PTBV
Chương 2: Tổng quan về vai trò của KH,CN&ĐMST trong CTNS 2030 vì sự PTBV của Liên hợp quốc
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy vai trò và sự đóng góp của KH,CN&ĐMST trong thực hiện các mục tiêu PTBV
Chương 4: Vai trò, khả năng đóng góp của KH, CN&ĐMST trong thực hiện VSDG theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện CTNS 2030 vì sự PTBV
Chương 5: Đề xuất một số vấn đề KH, CN&ĐMST ưu tiên nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV của Việt Nam giai đoạn đến năm 2025.
----------------------------------
Sách có sẵn tại Phòng đọc mở tầng 3 - Tòa nhà Thư viện Trường ĐHXDHN
Bạn đọc có thể xem thông tin sách tại đây.
Thư viện Trường ĐHXDHN