Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Đồng bộ các khái niệm về đô thị đặc thù (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong quá trình phân loại đô thị, nhiều đô thị có yếu tố đặc thù đã được xét nâng loại, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên thực tế cũng đã chứng minh những quy định pháp luật hiện nay còn chưa chi tiết làm cho việc áp dụng còn gặp nhiều lúng túng; mặt khác đã xuất hiện nhu cầu phát triển các mô hình đô thị mới như: đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị di sản, đô thị phát triển bền vững... bên cạnh những đô thị truyền thống. Do đó phái nghiên cứu bổ sung các khái niệm vế đô thị đặc thù

Nghiên cứu chế tạo vật liệu bê tông nhẹ ứng dụng trong công trình xây dụng dân dụng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong thời đại nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hiện nay, việc áp dụng các vật liệu mới thay thế các vật liệu thông dụng làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường, rút ngắn thời gian xây dựng và giảm giá thành công trình ngày càng phát triển [1, 2]. Một trong những vật liệu đó là bê tông xốp hay còn gọi là bê tông nhẹ, bê tông bọt được tạo ra từ xi măng, cát và chất phụ gia tạo bọt. Lượng bọt khí trộn vào hỗn hợp bê tông sẽ quyết định tỷ trọng, cường độ, độ dẫn nhiệt, khả năng cách âm và giá thành của sản phẩm [2]. Vì vậy, đề tài đã nghiên cứu, thay đổi lượng bọt đưa vào hỗn hợp bê tông xi măng để tạo ra sản phẩm bê tông xốp phù hợp với nhu cầu sử dụng làm gạch không nung, không chưng áp, có thể thay thế các loại vật liệu xây dựng gạch đất sét nung truyền thống, có khả năng cách âm, cách nhiệt, ứng dụng trong xây dựng dân dụng với các ưu điểm sau: Khối lượng thể tích - 907 kg/m3; Cường độ 6,22 MPa; Khả năng giảm âm từ 94 dB xuống 54 dB và giảm sự truyền nhiệt với tỷ lệ chất tạo bọt nước là 1/30 (phần thể tích).

Ứng dựng phương pháp tương quan hình ảnh trong việc xác định biến dạng nhỏ của mẫu bê tông nhựa thí nghiệm trong phòng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo nghiên cứu ứng dụng phương pháp tương quan hình ảnh trong việc xác định biến dạng nhỏ của mẫu bê tông nhựa thí nghiệm trong phòng. Thí nghiệm mô đun phức động được thực hiện trên mẫu bê tông nhựa hình trụ thông qua hệ thống máy thủy lực. Biến dạng trên mẫu được xác định đồng thời thông qua đầu đo biến dạng và hệ thống camera tích hợp cùng phần mềm xử lý tương quan hình ảnh. Cả biến dạng thẳng đứng và biến dạng nở hông đều được đo đạc. Kết quả thí nghiệm cho phép đánh giá mức độ chính xác của phương pháp tương quan hình ảnh trong việc xác định các biến dạng rất nhỏ của mẫu. Ngoài ra, phương pháp cũng cho phép xác định và đánh giá các biến dạng cục bộ tương ứng với các vật liệu thành phần.

Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép chế tạo bằng bê tông cốt sợi Polypropylene Từ khoá: (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Nội dung bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chế tạo bằng bê tông cốt sợi polypropylene (PP). 5 mẫu dầm BTCT có cùng kích thước hình học, cấu tạo cốt thép được chế tạo. 1 dầm được chế tạo bằng bê tông nặng thông thường, không có cốt sợi PP là dầm đối chứng. 4 dầm còn lại được chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP, trong đó 2 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 0,5%, 2 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 1,0% (theo thể tích). Kết quả thí nghiệm uốn cho thấy: (1) ứng xử uốn của dầm BTCT chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP với hàm lượng bằng 0,5% và 1,0% không có sự khác biệt đáng kể; (2) cốt sợi PP có vai trò rõ rệt trong việc hạn chế sự phát triển vết nứt, qua đó tăng độ cứng và khả năng chịu lực của dầm.

Yêu cầu độ bền ổn định của cột thép cho thiết kế kết cấu nhà nhiều tầng chịu động đất theo tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Bài báo trình bày các kết quả tính toán thiết kế cột thép cho nhà nhiều tầng chịu tác động động đất, trong đó các tải trọng và tổ hợp tải trọng được xác định theo TCVN 9386 (tương tự với EN 1998-1) và độ bền ổn định của cột được kiểm tra theo TCVN 5575:2024 hoặc EN 1993-1-1. Kết cấu được khảo sát có hoặc không có giằng cho khung ngang nhà (ký hiệu là UBF và BF). Kết quả thu được bao gồm tải trọng động đất, nội lực thiết kế cột từ tổ hợp tải trọng động đất thiết kế, kết quả kiểm tra ổn định của cột, ổn định của bản bụng và bản cánh cột. Kết quả tính ổn định của cột cho thấy đối với trục x thì TCVN 5575:2024 cho kết quả lớn hơn theo EN 1993-1-1 từ 69,9 đến 93,3%, trong khi đối với trục y thì kết quả tính theo EN lớn hơn theo TCVN từ 9,2 đến 48,6%. Hơn nữa, TCVN 5575:2024 cho kết quả tính đối với trục y nhỏ hơn đối với trục x; trong khi EN 1998-1 lại cho kết quả đối với trục y lớn hơn đối với trục x

Mô hình đại học thông minh:kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

The strong development of digital technologies has created tremendous and robust changes in the economy, society and all aspects of human life. A comprehensive and accurate understanding of the smart university model is necessary. This article aims to answer the question “What is the smart university model?”, the basic characteristics and components that make up this model; search, analyze and synthesize scientific documents related to the smart university model of some countries in the world. Accordingly, the researchers draw a number of lessons related to developing and implementing the smart university model in Vietnam, thereby making an important contribution to helping Vietnamese universities perform their roles well and deserve their status and contribute more to promoting the development of Vietnam’s knowledge economy.

Đánh giá độ tin cậy của phương pháp nhiệt hồng ngoại qua khảo sát vị trí và chiều sâu khuyết tật tách lớp bê tông bảo vệ cốt thép (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khuyết tật dưới bề mặt kết cấu bê tông cốt thép có thể xuất hiện trong quá trình thi công và sử dụng, phổ biến nhất là tách lớp bê tông bảo vệ do ăn mòn cốt thép hoặc chu kỳ đóng-tan băng ở các vùng ôn đới. Kiểm tra bằng mắt thường không thể phát hiện các hư hỏng ẩn bên trong, mà cần sử dụng các phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDE). Trong đó, ảnh nhiệt hồng ngoại (IRT) có ưu điểm nhờ khả năng nhanh chóng xác định khuyết tật dưới bề mặt. Tuy nhiên, việc đo chiều sâu khuyết tật bằng IRT gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Bài báo này giới thiệu phương pháp kết hợp IRT bị động và chủ động để xác định vị trí, kích thước và chiều sâu khuyết tật tách lớp. Nghiên cứu về IRT bị động tập trung vào đề xuất thời gian đo hiệu quả, còn IRT chủ động đưa ra phương trình tuyến tính giúp xác định sơ bộ chiều sâu khuyết tật. Độ tin cậy của kết quả đo đã được phân tích kỹ lưỡng trong nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu gồm 69 thí nghiệm, tiến hành trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Kết quả cho thấy mức độ phân tán (độ lệch chuẩn) tăng cao khi khảo sát các khuyết tật ở độ sâu lớn hơn. Nói cách khác, khi đo đạc các khuyết tật sâu, độ tin cậy của kết quả sẽ thấp hơn so với việc đo các khuyết tật nông

Nghiên cứu chẩn đoán hư hỏng kết cấu cầu dây văng một mặt phẳng dây sử dụng mạng BILSTM-10CNN cho dữ liệu theo thời gian (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Giám sát sức khỏe kết cấu (Structural Health Monitoring - SHM) dựa trên dữ liệu theo thời gian nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học. Dữ liệu theo thời gian có khả năng thể hiện những biến đổi liên tục và lâu dài của kết cấu cầu, qua đó giúp phản ánh chính xác trạng thái ứng xử của cầu. Do đó, nghiên cứu này đề xuất phương pháp chuẩn đoán hư hỏng sử dụng kết hợp mạng Bộ Nhớ Ngắn Dài hạn hai chiều (Bidirectional Long Short- Term Memory - BiLSTM) kết hợp mạng Tích Chập một chiều (One-Dimensional Convolutional Neural Netvvorks - 1DCNN). Sự kết hợp này giúp cho việc chuẩn đoán đạt kết quả tốt hơn khi hai mạng có ưu thế trong việc nắm bắt các phụ thuộc dài hạn trong dữ liệu chuỗi thời gian. Để đánh giá hiệu quả của mô hình BILSTM-10CNN, nghiên cứu được kiểm chứng trên bộ dữ liệu mô hình cầu dây văng một mặt phẳng dây trong phòng thí nghiệm, trường Đại học Giao thông Vận tải. Kết quả cho thấy, phương pháp kết hợp đề xuất mang lại hiệu suất vượt trội so với mô hình học sâu duy nhất 10CNN và BiLSTM - với độ chính xác lần lượt trên tập kiểm thử là 91.1%, 78.3% và 83.1%.

Nghiên cứu khả năng chịu uốn của bản mặt cầu sườn mỏng lắp ghép chế tạo bằng bê tông cường độ cao (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Bài báo này nghiên cứu khả năng kháng uốn của bản mặt cầu sườn mỏng lắp ghép chế tạo bằng bê tông cường độ cao (HPC). Một cấp phối cho bê tông có cường độ 70 MPa từ nguồn vật liệu địa Việt Nam đã được đề xuất. Khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng làm từ loại bê tông này đã được nghiên cứu và tính toán dựa trên một số tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù có sự khác biệt về kích thước giả định của khối ứng suất nén hình chữ nhật tương đương cho bê tông HPC giữa các tiêu chuẩn, không có sự khác nhau nhiều về các kết quả tính toán khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng chế tạo bằng vật liệu HPC. Tiêu chuẩn TCVN 11823:2017 đã được sử dụng để khảo sát các thông số ảnh hưởng đến khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng HPC. Kết quả cho thấy, trong số các đại lượng được khảo sát, hàm lượng cốt thép có tác động lớn nhất đến khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng HPC.

Phân tích hiệu quả giảm dao động do gió của thiết bị giảm chấn điều chỉnh khối lượng (TMD) cho dầm cầu dây văng có mặt cắt hình chữ PI (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Với kết cấu cầu nhịp lớn, ảnh hưởng của tải trọng gió là đáng kể. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều thiệt hại nghiêm trọng do nguyên nhân này, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Một trong các biện pháp giảm dao động hiệu quả là sử dụng thiết bị giảm chấn điều chỉnh khối lượng (Tuned Mass Damper - TMD). Để tối ưu hiệu quả giảm chấn, các thông số TMD cần được lựa chọn phù hợp với từng loại kết cấu cụ thể. Với kết cấu cầu dầm chịu tải trọng gió, các thông số đó phụ thuộc nhiều vào khối lượng và tần số dao động của dầm, lực gió tác động phụ thuộc vào dạng hình học mặt cắt ngang của dầm. Bài báo nghiên cứu dao động của một đốt dầm thu nhỏ mặt cắt chữ n của cầu dây văng trong trường hợp có và không gắn thiết bị TMD sử dụng phương pháp mô phỏng tương tác gió và kết cấu (Fluid Structure Interaction - FSI). Các thông số TMD khác nhau cũng được nghiên cứu, phân tích và so sánh. Kết quả cho thấy hiệu quả của TMD trong việc giảm dao động của dầm cầu dây văng dạng chữ n. Để tối ưu hiệu quả thiết bị giảm chấn, việc nghiên cứu lựa chọn các thông số TMD là cần thiết

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI