Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Dự báo khả năng chống xuyên thủng của sàn phẳng BTCT bằng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu này phát triển một mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh các thông số bằng thuật toán tối ưu hóa để dự báo khả năng chống xuyên thủng của sàn phẳng be tông cốt thép. Một bộ dữ liệu gồm 511 mẫu được thu thập từ nghiên cứu trước. Các mô hình đơn. hỗn hợp từ 4 mô hình cơ bản bao gồm mạng thần kinh nhân tạo (ANN), hồi quy vec-tơ hỗ trợ (SVR), hồi quy tuyến tính (LR) và cây phân loại và hồi quy (CART) được đánh giá và tìm ra mô hình tốt nhất. Mô hình tìm ra sẽ được kết hợp với thuật toán tối ưu hóa jellyfish search (JS) để tối ưu hóa các siêu tham số nhằm nâng cao độ chính xác của mô hình, là mô hình JS-Stacking-LSSVR. Kết quả so sánh cho thấy mô hình được đề xuất có độ chính xác vượt trội so với các mô hình khác, kể cả các mô hình đã được công bố trước đây. Điều này chứng tỏ rằng, mô hình JS-Stacking-LSSVR là công cụ dự báo khả năng chống xuyên thủng của sàn phẳng bê tông cốt thép với độ chính xác cao, có thể áp dụng trong thiết kế và phân tích kết cấu bê túng cốt thép

Nghiên cứu mô hình Rayleigh để tính toán độ cản cho kết cấu sử dụng bể nước làm thiết bị giảm chấn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo đánh giá độ chính xác của mô hình cản Rayleigh thường được sử dụng trong phân tích động đất cho các kết cấu khi có và không sử dụng bể nước mái như thiết bị giảm chấn chất lỏng. Thí nghiệm bàn lắc được tiến hành nhằm đo đạc (I) tần số dao động tự nhiên của khung thép, (2) bể chứa chất lỏng và (3) khung thép có sử dụng bể nước như thiết bị giảm chấn chất lỏng. Kết quả cho thấy, độ cản của kết cấu hoàn toàn có thể được mô tả chính xác thông qua ma trận độ cứng kết hợp ma trận khối lượng với tỷ số cản là hằng số. Thêm vào đó, kết quả thí nghiệm còn được so sánh và đối chiếu với các nghiên cứu đã thực hiện bằng phương pháp số, chứng minh sự chính xác của phương pháp Raylaigh là hoàn toàn phù hợp cho ứng dụng thiết kế thực tế đặc biệt đối với các kết cấu có 95% khối lượng tham gia dao động ở mode cơ bản

Tác động từ dự án cảng Container MSC Cần Giờ đến sự phát triển của vùng TP.HCM (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chấp thuận đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế MCS Cần Giờ, công suất 200 triệu container/năm. Cảng dự kiến xây dựng trên đảo Con Chó của huyện Cần Giờ, TP.HCM, với mục tiêu là cảng trung chuyển Container trên tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới. Kế hoạch dự án gồm 2 giai đoạn, hoàn thành 100% công suất vào năm 2045. Để cảng MSC có đẩy đủ nguồn lực vận hành đúng công suất nghiên cứu, TP.HCM, địa phương chủ quản nơi xây dựng cảng MSC, được giao nhiệm vụ nghiên cứu khả thi cho triển khai dự án, cần có những kế hoạch tương ứng về phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực. Bài viết tham khảo kinh nghiệm các nước về mối quan hệ tương tác giữa cảng biển với thành phố, thông qua đó, đánh giá khả năng thúc đẩy đô thị hóa của Cần Giờ khi triển khai cảng trung chuyển quốc tế MSC, đóng góp vào nỗ lực của thành phố trong việc thu thập ý kiến từ nhiều lĩnh vực cho mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ

Bất ngờ trước vẻ đẹp độc đáo của loạt công trình kiến trúc công nghiệp (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kiến trúc công nghiệp đã có sự phát triển đáng kể, đáp ứng không chỉ mục tiêu công năng, hiệu quả kinh tệ mà còn hướng đến phát triên bền vững và tính thẩm mỹ cao. Cùng khám phá vẻ đẹp của tám công trình nổi bật nhat Giải thưởng Kiến trúc Công nghiệp Việt Nam 2024.

Phân tích động lực học khung thép không gian chịu va chạm của phương tiện giao thông (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, bên cạnh kết cấu bê tông, kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thương mại, dân dụng và công nghiệp. Cũng như sự phát triển kinh tế dẫn đến dẫu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông và vì thế gia tăng phương tiện giao thông tốc độ cao, cho nên kéo theo nguy cơ va chạm với các công trình dọc tuyến quốc lộ và đại lộ càng cao. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành chưa xem xét tải trọng va chạm tốc độ cao, dẫn đến nhiều vụ va chạm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiểu biết về ứng xử động của kết cấu khung thép dưới tải trọng va chạm còn hạn chế do ít nghiên cứu trong lĩnh vực này, bởi vì khó khăn trong thực hiện thí nghiệm. Trong nghiên cứu này, phần mềm LS-DYNA được sử dụng để mô phỏng và tìm hiểu ứng xử của khung kết cấu thép không gian hai tầng chịu va chạm từ xe tải Ford F800 SOT. Kết quả cho thấy, lực va chạm, lực cắt, moment uốn và sự phá hoại tăng theo vận tốc phương tiện. Khi vận tốc tăng từ 40 km/h lên l00 km/h, lực va chạm thay đổi từ 1630 kN đến 5230 kN, và kết cấu bắt đầu bị phá hoại nghiêm trọng ở vận tốc 80 km/h – l00 km/h. Việc dùng lực tĩnh tương đương để thiết kế kết cấu chịu tải trọng va chạm không đảm bảo an toàn. Nghiên cứu đề xuất sử dụng các tiết diện có độ cứng đồng đều như tiết diện hộp, ống hoặc tiết diện chữ H, và cũng cần xem xét gia cường để giảm thiểu biến dạng và chuyển vị khi chịu va chạm, tăng khả năng chịu lực và chống sụp đổ của khung thép

Xây dựng mối quan hệ giữa các thông số cơ bản của máy đào thủy lực (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Công tác đào đất là một phần quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Hiệu quả của quá trình đào đắp phụ thuộc lớn vào mức độ áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Việc cải tiến máy móc và thiết bị thi công đất gắn liền với xu hướng phát triển của ngành kỹ thuật cơ khí. Các thông số cơ bản là những yếu tố cần thiết để lựa chọn máy móc phù hợp với điều kiện vận hành cụ thể. Những thông số này bao gồm các chỉ số chính, khả năng di chuyển và tính cơ động của máy, kích thước làm việc, cũng như độ tin cậy của chúng. Bài báo thiết lập mối quan hệ giữa các thông số cơ bản của máy đào thủy lực dựa trên phân tích từ khảo sát một số máy đào thủy lực

"Hà Nội những ngày chiến tranh - những ngày hoà bình..." (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nhân đại lễ 70 năm Giải phóng Thủ đô, Tạp chí Kiến trúc xin trân trọng giới thiệu bài viết về Hà Nội của KTS Đoàn Khắc Tình, người nặng tình với Thủ đô yêu dấu, cũng là người nhiều thiện cảm với nền nghệ thuật Dân chủ Cộng hòa

Nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc hiện đại Miền Nam giai đoạn 1954-1986 (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết phân tích và nhận diện những đặc điểm, giá trị của kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954- 1986. Đây là thời kỳ kiến trúc miền Nam bứt phá khỏi ảnh hưởng của phong cách cổ điển phương Tây, đồng thời tiếp thu các nguyên tắc của Chủ nghĩa Hiện đại quốc tế, nhưng được sáng tạo để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và khai thác có chọn lọc các yếu tố truyền thống vào những công trình quy mô lớn. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của nhiều công trình tiêu biểu, từ trụ sở hành chính, trường học, cơ sở tôn giáo đến nhà ở và các công trình văn hóa, thể hiện rõ tài hoa và sức sáng tạo của giới KTS Việt Nam. Các công trình được định hình theo ba phong cách chủ đạo: Hiện đại - Quốc tế, Hiện đại - Nhiệt đới, và Hiện đại - Dân tộc, góp phần quan trọng vào việc định hình phong cách kiến trúc hiện đại việt Nam. Những bài học về sự kết hợp hài hòa giữa tiến bộ của kiến trúc thế giới với các yếu tố bản địa, dân tộc vẫn tiếp tục mang lại giá trị tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn phát triển kiến trúc ngày nay

Kiến trúc Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986: từ dấu ấn lịch sử đến giá trị di sản (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Các tác phẩm kiến trúc là sự thể hiện những tư tưởng và cảm xúc của người sáng tạo (các KTS), được biểu đạt thông qua ngôn ngữ kiến trúc trong thực tiễn. Do chịu ảnh hưởng từ các điều kiện khác biệt giữa các dân tộc và giai đoạn lịch sử, các biểu hiện nghệ thuật và tác phẩm kiến trúc của mỗi dân tộc và mỗi thời kỳ cũng có sự khác nhau. Điều này lý giải cho sự khác biệt trong cách biểu đạt cảm xúc và tác phẩm kiến trúc tại các quốc gia khác nhau (khác biệt về không gian) hoặc giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau trong cùng một quốc gia (khác biệt về thời gian), dù có thể chúng cùng phục vụ một chức năng (như nhà ở, công trình công cộng...) hay sử dụng cùng một loại vật liệu xây dựng (gỗ, gạch, đá...). Sự hấp dẫn và phong phú của một đô thị hay khu vực cư trú - dưới góc độ kiến trúc - đến từ sự “chồng chất” của những lớp cảm xúc và tác phẩm kiến trúc thuộc nhiều thời kỳ (trong cùng một nền văn hóa) hoặc từ nhiều phong cách khác nhau (thuộc các nền văn hóa khác nhau). Điều này thường là kết quả của một đô thị/khu vực có bề dày lịch sử đáng kể hoặc trải qua sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ. Khi bóc tách những lớp cảm xúc đó, người ta có thể tìm thấy những dấu vết đặc trưng còn sót lại của một thời kỳ hay một giai đoạn văn hóa. Từ đó, ta có thể dựng lại câu chuyện lịch sử hình thành nên một đô thị, với những biến cố và thăng trầm ẩn chứa sau mỗi con phố, mỗi công trình. Kiến trúc Việt Nam nói chung và kiến trúc miền Bắc Việt Nam (MBVN) giai đoạn 1954 - 1986 là một giai đoạn rất đặc biệt, đánh dấu sự phát triển trong bối cảnh chính trị - xã hội độc đáo, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi tiếp biến lịch sử kiến trúc Việt Nam với những giá trị nghệ thuật đặc trưng. Các công trình kiến trúc được xây dựng tại MBVN trong giai đoạn này lả những tài sản kiến trúc rất có giá trị, nhiều công trình vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng và thẩm mỹ trong bối cảnh đô thị cho đến ngày nay. Có thể khẳng định rằng: Kiến trúc MBVN giai đoạn 1954 - 1986 đã đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại Việt Nam (KTHĐVN), tạo ra nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc Việt Nam đương đại. Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, việc bảo tồn và gìn giữ kiến trúc giai đoạn này là điều đáng trân trọng. Nó không chỉ lưu giữ ký ức về một thời kỳ quan trọng mà còn tôn vinh những đóng góp của thế hệ KTS Việt Nam đă vượt qua nhiều khó khăn để sáng tạo nên các công trình mang giá trị lớn lao cho đất nước

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI