Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Phân tích tĩnh dầm cong sandwich fgm xốp đặt trên nền đàn hồi winkler/pasternak/kerr (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo phân tích tĩnh dầm sandwich với lớp lõi bằng vật liệu xốp (porous), hai lớp bề mặt là vật liệu FGM đặt trên nền đàn hồi Winkler/Pasternak/Kerr. Ba quy luật phân bố lỗ rỗng của lớp lõi được xem xét bao gồm: phân bố đều, phân bố không đều đối xứng và phân bố không đều bất đối xứng. Hai lớp bề mặt có cơ tính được giả thiết biến thiên tuân theo quy luật lũy thừa. Các phương trình cân bằng của dầm được thiết lập theo nguyên lý Hamilton, trên cơ sở lý thuyết dầm bậc cao bốn ẩn chuyển vị có xét đến độ cong theo phương chiều cao dầm. Nghiệm giải tích cho bài toán phân tích tĩnh được xây dựng bằng cách sử dụng dạng nghiệm Navier. Độ tin cậy của mô hình và chương trình tính được kiểm chứng qua các so sánh kết quả nhận được với các kết quả đã công bố. Các khảo sát số thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các tham số kích thước hình học, đặc trưng vật liệu, nền đàn hồi đến độ võng và ứng suất của kết cấu dầm cong sandwich.

Thiết kế và mô phỏng hệ thống lái trợ lực điện bằng phần mềm inventor (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Trong lĩnh vực ngành công nghệ ô tô hiện nay đang phát trỉên rất mạnh mẽ đặc biệt là những phát minh nghiên cứu về các hệ thống trên xe ngày càng nhiều. Trong đó, hệ thống lái là một hệ thống điển hình, sự ra đời của hệ thống lái trợ lực điện (EPS) đang dần thay thế hệ thống lái thông thường trên các dòng ô tô hiện đại. Ưu điểm chính của hệ thống EPS giúp người lái điều khiển xe ngày một nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ mỏi tay trong điều kiện giao thông đông đúc. Hệ thống còn có thể tích hợp các tính năng an toàn như hỗ trợ giữ làn dường, hỗ trợ phanh khẩn cấp, giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu liên quan đến hệ thống lái trợ lực điện nhằm cải tiến, nâng cao quá trình vận hành của các cụm chi tiết cơ khí trong hệ thống. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái trợ lực điện, xây dựng các đường cong trợ lực, đường đặc tính và sử dụng phần mềm Inventor để kiểm nghiệm bền của một số chi tiết trong hệ thống lái. Từ kết quả mô phỏng đó, ta so sánh độ chính xác của các giá trị mô phỏng so với phương pháp tính toán truyền thống, qua đó chứng minh được tỉnh khá thi của phương pháp sử dụng phần mềm Inventor để kiểm nghiệm một số chi tiết trong hệ thống lái. Phương pháp này giúp giảm thiếu thời gian thử nghiệm, sản xuất trong tương lai.

Nghiên cứu độ bền kéo của sản phẩm dạng trục tạo ra bằng công nghệ waam layer với các khoảng offset (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng offset đến độ bền kéo của mẫu thử dạng trục. Thí nghiệm đo sự khác nhau cùa độ bền kéo, giới hạn chảy và độ dãn dài của ba mẫu thử được tạo ra bằng phương pháp WAAM Layer với ba thông số offset khác nhau lần lượt là: l,8mm, 2mm, 2,2mm. Kết quả cho thấy khoảng offset làm ảnh hưởng đáng kê đến chất lượng mối hàn. Khoảng offset thích hợp sẽ tạo ra một mối hàn có độ cứng và độ bền cao hơn, trong khi một mối hàn có khoảng offset quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ khiến cho mối hàn có chất lượng kém

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ số thon đến đặc tính khí động cánh delta (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Tỷ số thon của cánh Delta được nghiên cứa mô phỏng sử dụng phần mềm ANSYS Fluent ở tốc độ thấp 20m/s với dải thay dối từ 0 đến 0,7. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc tính khí động cánh Delta gần như không bị ảnh hưởng gì ở tỷ số thon nhỏ. Trong khi ở tỷ số thon lớn, góc thất tốc của cánh Delta thay đổi từ 22° đến 35° và hệ số chất lượng khí động lớn nhất thay đổi từ 0,84 đến 1,26.

Ứng dụng cad trong thiết kế khuôn phun ép nhựa (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Bài báo này tập trung vào việc áp dụng phần mềm CAD (Computer-Aided Design - Thiết kế hỗ trợ máy tính) trong quá trình thiết kế khuôn phun ép nhựa. CAD là công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất để tạo ra các mô hình 3D chính xác và hiệu quả. Trong bài báo, các tác giả tập trung vào việc áp dụng CAD đế tối ưu hỏa quá trình thiết kế khuôn, từ việc tạo mô hình 3D cho đến phân tích và kiếm tra tính khả thi của khuôn. Bằng cách này, chúng ta có thể giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng và độ chính xác của khuôn phun ép nhựa. Đồng thời, bài báo cũng đề cập đến những tiềm năng và hạn chế của việc sử dụng CAD trong ngành công nghiệp này, cũng như hướng phát triển trong tương lai.

Nghiên cứu ứng xử chịu xoắn của dầm bê tông cốt thép trước và sau nứt (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Một quy trình được sử dụng để phân tích ứng xử của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chịu xoắn qua các giai đoạn làm việc trước và sau nứt. Các mô hình lý thuyết khác nhau được sử dụng để phản ánh ứng xử thực tế của dầm trong các giai đoạn chịu tải trọng khác nhau. Để chuyển từ giai đoạn làm việc này qua giai đoạn làm việc khác các tiêu chí đánh giá được xem xét. Mô hình màng hóa mềm (SMM) được phát triển để dự đoán ứng xử của các phần tử màng BTCT chịu cắt được mở rộng cho các cấu kiện BTCT chịu lực xoắn. Phương pháp phân tích này xem xét sự làm việc của dầm BTCT sau nứt giống như một hệ giàn không gian có thanh chống là bê tông chịu nén, thanh kéo là cốt thép dọc và cốt thép đai. Mô hình SMM được sử dụng trong nghiên cứu này khi không xét đến ứng suất chịu kéo của bê tông nhằm đơn giản hóa mô hình tính toán chịu xoắn của dầm. Để dự đoán toàn bộ ứng xử mô men xoắn – góc xoắn của dầm BTCT chịu xoắn trước và sau nứt bê tông, ở giai đoạn trước nứt một mô hình dựa trên lý thuyết đàn hồi, lý thuyết ống thành mỏng, lý thuyết uốn vênh và mô hình vết nứt trơn cũng được sử dụng. Các dự đoán ứng xử lý thuyết được so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành thông qua 41 mẫu thử nghiệm của các nghiên cứu trước đây.

Phát triển khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng việt nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tạo động lực đóng một vai trò quan trọng trong quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. Mặc dù đã có những nghiên cứu tập trung vào việc thúc đẩy động lực để nâng cao năng suất lao động, phát triển khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Với dữ liệu thu nhập được từ 122 công nhân xây dựng, nghiên cứu này đã so sánh sáu thang đo động lực giữa các nhóm dựa trên học thuyết tự quyết định. Kết quả đã chỉ ra sự khác biệt giữa động lực tham gia vào công việc của các nhóm đối tượng. Dựa trên các phát hiện và bằng chứng thực nghiệm, một khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng được đề xuất bao gồm sáu thang đo động lực với mức độ tự chủ tăng dần. Khung động lực này hỗ trợ những nhà quản lý đưa ra những chính sách ưu tiên và những giải pháp phù hợp; góp phần thúc đẩy động lực làm việc, cải thiện năng suất lao động và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực một cách bền vững.

Thực nghiệm đo phân bố nhiệt độ của khuôn dương của khuôn phun ép nhựa (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Việc chế tạo các kênh làm mát phù hợp đã trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn nhờ những tiến bộ gần đây trong sản xuất bồi đắp. Các kênh làm mát phũ hợp dạng layer cho hiệu suất làm mát tốt hơn các kênh thông thường (khoan thẳng) trong quá trình ép phun. Lý do chính cho điều này là layer có thể đi theo đường dẫn của hình dạng xếp lớp, nhưng các kênh thông thường thì không thể. Layer có thể được sử dụng để giảm ứng suất nhiệt và cong vênh đồng thời giảm thời gian chu kỳ và tạo ra sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn. Mô phỏng kỹ thuật được hỗ trợ bởi máy tính (CAE) rất quan trọng để thiết lập một thiết kế hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bài viết nàv tập trung vào việc tối ưu hóa thiết kế của khuôn ép phun, với mục tiêu tối ưu hóa vị trí của các kênh làm mát để giảm thời gian phun và tăng độ đồng đều phân bổ nhiệt độ. Có thể suy ra rằng kỹ thuật được tạo ra có hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của công việc nàv.

Thiết kế tấm khuôn dương nhàm ché tạo bằng phương pháp waam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Công nghệ in 3D kim loại (AM) là công nghệ sản xuất phụ gia hiện đại, cho phép chế tạo trực tiếp các sản phẩm kim loại mà không cần khuôn mẫu. Trong đó, công nghệ in 3D kim loại bằng phương pháp lắng đọng hồ quang kim loại dây (WAAM) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất. Nghiên cứu này thực hiện quy trình thiết kế tấm khuôn dương, với mục tiêu tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phấm. Chúng tôi sử dụng công cụ mô phỏng và thử nghiệm để đánh giá hiệu suất và độ bền của tấm khuôn. Kết quả cho thấy tấm khuôn dương được thiết kế bằng phương pháp này có thế giúp giảm thiểu sự biến dạng và nâng cao độ chính xác của sàn phẩm cuối cùng.

Ứng dụng phương pháp LMD trong đánh giá tình trạng kỹ thuật hộp số cơ khí (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Phương pháp phân tích tín hiệu rung động LMD là một phương pháp mới trong xử lý các tín hiệu phi tuyến và không ổn định. Trong bài báo này, phương pháp LMD kết hợp với en-trô-pi năng lượng (EN) được ứng dụng trong phân tích các tín hiệu rung động và đánh giá tình trạng làm việc của hộp số cơ khí. Các tín hiệu rung động được phân tích thành các thành phần PFS bởi phương pháp LMD. Sau đó, từ một số thành phần PFs đầu tiên được chọn làm các véc-tơ đặc tính hư hỏng trội nhất của các thành phần trong hộp số, từ các vẻc-tơ này được sắp xếp lại và tính giá trị năng lượng để phân tích, đánh giá tình trạng kỹ thuật của hộp số. Kết quả cho thấy phương pháp LMD kết hợp với EN đã đánh giá được tình trạng làm việc của hộp số một cách hiệu quả và chính xác cao khi được so sánh với các phương pháp khác như EMD và EN.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI