Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu chế tạo bê tông hạt nhỏ cường độ cao sử dụng tro bay nhiệt điện Phả Lại (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày về nghiên cứu thực nghiệm chế tạo bê tông hạt nhỏ cường độ cao (BTHNCĐC) sử dụng tro bay. Trong nghiên cứu này, tro bay được thay thế xi măng với hàm lượng 10, 20 và 30% theo khối lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sự có mặt của tro bay làm giảm lượng dùng phụ gia siêu dẻo, và làm tăng tính công tác của hỗn hợp bê tông. Có thể chế tạo BTHNCĐC với lượng dùng tro bay 30% thay thế xi măng có cường độ nén lớn hơn 60 MPa. Bê tông sử dụng tro bay có cường độ chịu nén thấp hơn so với bê tông đối chứng (100%XM), đặc biệt ở tuổi sớm (3,7 ngày). Tuy nhiên, ở tuổi 28 ngày, cường độ chịu nén của bê tông tro bay đạt đến 70,4 MPa gần với cường độ bê tông đối chứng 72,8 MPa. Tăng hàm lượng tro bay thay thế xi măng làm giảm cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi sớm, nhưng không làm giảm đáng kể ở tuổi 28 ngày. Trong nghiên cứu này, hệ số hiệu quả tăng cường độ nén của tro bay xác định được từ 0,46-0,67 ở tuổi 28 ngày

Giải pháp sử dụng tường chắn vải địa kỹ thuật gia cường thay thế tường chắn bê tông cốt thép đoạn đường dẫn vào cầu Sơn Trung – huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Vải địa kỹ thuật (VĐKT) đang được sử dụng với chức năng gia cường trong các công trình xây dựng tường chắn, đường, đê, đập... rất sâu rộng. VĐKT có nhiều tính năng ưu việt như cường độ chịu kéo cao, độ dãn dài thấp, bền theo thời gian, giá thành hợp lý, dễ sản xuất và sử dụng... Trong đó, tường chắn đất cốt địa kỹ thuật hiện nay đang là một giải pháp hữu hiệu, được ưa chuộng để thay thế tường chắn BTCT truyền thống. Có thể nói, tường chắn đất có cốt là một bước phát triển quan trọng, đột phá trong xây dựng mái dốc, kè, đê, đường sá,... đặc biệt tường chắn được xây dựng trong nội đô thành phố cần phải tiết kiệm diện tích xây dựng nên có hệ số mái được thi công dựng đứng đến 90 độ. Tường chắn dạng này có thể đạt đến độ cao thi công tới 50 mét. Tường chắn VĐKT là loại vật liệu thân thiện với môi trường, dễ dàng phủ xanh bề mặt bằng thảm thực vật; khẩu độ chiều cao lớn mà tường bê tông cốt thép truyền thống không làm được; hình dáng tường dễ uốn lượn mềm mại theo địa hình, không kén chọn loại vật liệu đắp, hoàn toàn tận dụng vật liệu tại địa phương; thời gian thi công nhanh, dễ dàng; giá thành rẻ, có thể tiết kiệm khoảng (10-5-30)% chi phí so với giải pháp truyền thống. Trong phạm vi bài báo này, tácgiả đề cập đến giải pháp sử dụng tường chắn VĐKT thay thế tường chắn BTCT đoạn đường dẫn vào cầu Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa nhằm tạo ra điểm nhấn công trình vừa có tính mỹ quan mềm mại, vừa sử dụng vật liệu gần gũi môi trường, tiết kiệm diện tích sử dụng đất và giảm chi phí xây dựng

Tái chế nguội bê tông nhựa sử dụng nhũ tương nhựa đường polime và xi măng, ứng dụng để sửa chữa hư hỏng và vá ổ gà cho mặt đường (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tái chế mặt đường BTN cũ là một trong những giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong phòng và thi công thí điểm sửa chữa các hư hỏng và vá ổ gà bằng vật liệu tái chế nguội (TCN) từ mặt đường BTN cũ sử dụng nhũ tương nhựa đường polime và xi măng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu TCN với hàm lượng xi măng bằng 3% và hàm lượng nhũ tương nhựa đường polime bằng 4% đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kính tế. Sau 9 tháng thi công thí điểm trên tuyến QL1, đoạn hầm Hải Vân - Túy Loan với lưu lượng giao thông lớn, lớp TCN vẫn đảm bảo chất lượng tốt

Ứng dụng thị giác máy tính để tính toán tốc độ dòng xe hỗn hợp ở Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Việc tính toán tốc độ phương tiện có ý nghĩa quan trọng quản lý và tổ chức giao thông, đặc biệt là vấn đề an toàn giao thông. Giao thông tại Việt Nạm có mật độ lưu thông lớn và phương tiện chủ yếu là xe máy nên vấn đề tính toán tốc độ cho cả dòng xe với độ chính xác cao càng trở nên phức tạp. Bài báo này nghiên cứu khung phương pháp và đề xuất ứng dụng thị giác dựa trên mô hình YOLOv8 để tính toán tốc độ của dòng xe hỗn hợp có xe máy chủ yếu, sau đó được so sánh và kiểm chứng với số liệu được thu thập bằng súng bắn tốc độ ATS II. Nghiên cứu được ứng dụng trên tuyến đường Nguyễn Trãi ở Hà Nội và kết quả về tốc độ của dòng xe hỗn hợp có nhiều xe máy trên tuyến đường này chấp nhận được, cho thấy độ chính xác cao.

Phát triển phần tử tấm bốn nút tính dao động tự do của tấm bê tông xi măng tựa một phần trên nền đàn hồi không đều (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tấm bê tông xi măng (BTXM) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng mặt đường cứng đường ô tô và sân bay. Bài báo trình bày việc mô phỏng và tính toán tấm BTXM tựa một phần trên nền đàn hồi không đều bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Nội lực và chuyển vị của tấm BTXM đã được tính toán thông qua việc phát triển phần tử tấm 4 nút và lập trình trong phần mềm Matlab. Thực hiện các ví dụ để tính được các tần số dao động riêng, dạng dao động riêng của tấm với các trường hợp khác nhau của tham số đầu vào độ cứng nền đàn hồi, từ đó cho thấy ảnh hưởng của rõ rệt của độ cứng nền đàn hồi đến dao động riêng của tấm bê tông xi măng.

Nghiên cứu và lựa chọn cây xanh cho đường ô tô tại các đô thị Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Cây xanh trong đô thị có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các đô thị hiện đại hiện nay. Cây xanh trong đô thị không chỉ tạo nên vẻ đẹp cảnh quan mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống và chất lượng không khí. Sự đô thị hỏa mạnh mẽ hiện nay ờ các đô thị lớn kéo theo sự phát triển nhanh về mạng lưới đường bộ đô thị ở nước ta. Các đô thị lớn nằm trên bảy vùng khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng các vùng cũng khác nhau do vậy có nhiều thách thức trong việc lựa chọn và thiết kế cây xanh cho các tuyến đường đô thị sao cho vừa đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, vừa đảm bảo tính bền vững và an toàn. Thực trạng hiện nay ờ các đô thị cho thấy thiết kế cây xanh cho các tuyến đường đô thị còn có những hạn chế nhất định, do vậy việc thiết kế, lựa chọn cây xanh dọc các tuyến đường đô thị đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Bài báo trình bày một sổ vấn đề bất cập và đề xuất giải pháp cho vấn đề này

Nghiên cứu giải pháp nâng cấp đường cất hạ cánh (CHC) 1A tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Đường cất hạ cánh 1A - Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài được làm bằng mặt đường bê tông xi măng, đã khai thác từ năm 1976 và hiện nay xuất hiện hư hỏng. Bài báo nhiên cứu giải pháp nâng cấp bằng kết cấu bê tông nhựa đảm bảo khai thác các loại máy bay code E

Nghiên cứu thực nghiệm bê tông xi măng sử dụng cát mịn kết hợp cát nghiên và tro bay làm mặt đường tại tỉnh Trà Vinh (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Nghiên cứu tập trung vào các tính chất cơ học của bê tông xi măng như cường độ nén, cường độ uốn, mô đun đàn hồi và bảo dưỡng thí nghiệm với thời gian khác nhau (7, 28 và 56 ngày). Kết quả tính toán cho thấy hàm lượng cát mịn kết hợp với cát nghiền theo tỉ lệ (40% cát mịn / 60% cát nghiền; 50% cát mịn / 50% cát nghiền; 60% cát mịn / 40% cát nghiền) với hàm lượng FA cố định là 20% bằng cách thay thế xi măng theo trọng lượng chất kết dính và được ứng dụng trong mặt đường cứng.

Nghiên cứu các mô hình nút phản ánh trong kết cấu mặt đường hỗn hợp. Kiến nghị mô hình áp dụng tại Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Nứt phản ánh là một trong những hư hỏng chủ yếu của kết cấu mặt đường hỗn hợp sử dụng các lớp móng gia cố chất liên kết như xi măng/vôi/tro bay. Nứt phản ánh thường xảy ở các lớp mặt phủ trên các lớp móng tồn tại các vết nứt. Hiện nay có nhiều mô hình đã được nghiên cứu để phân tích và dự đoán nứt phản ánh. Bài báo trình bày các các mô hình phát triển nứt phản ánh trong mặt đường hỗn hợp và kiến nghị lựa chọn mô hình phù hợp

Tính toán thu hoạch năng lượng từ dao động của dầm chịu tải trọng tập trung di động bằng phương pháp giải tích (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Bài báo này thực hiện tính toán thu hoạch năng lượng từ dao động của dầm chịu tải trọng tập trung di động đều bằng phương pháp giải tích. Dựa trên các giả định của lý thuyết dầm Euler Bernoulli để biểu diễn mối quan hệ giữa chuyển vị và biến dạng, phương trình vi phân dao động của dầm được thiết lập bằng cách sử dụng nguyên lý Hamilton. Việc thu hoạch được thực hiện bằng cách gắn trực tiếp một miếng áp điện mỏng vào bề mặt đáy cùa dầm. Từ lời giải chính xác dao động của dầm chịu tải trọng tập trung di động đều, thực hiện giải phương trình vi phân để tính điện thế và công suất năng lượng thu hoạch từ tấm áp điện. Qua ví dụ tính toán cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của tốc độ tải trọng đến việc thu hoạch năng lượng của lớp vật liệu áp điện.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI