Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Phát huy bản sắc đô thị Đà Lạt - một đề xuất cho khu vực Hồ Xuân Hương (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Vấn đề bản sắc đô thị Đà Lạt đang là thách thức lớn đối với các nhà quy hoạch, quản lý và hoạch định chính sách. Nghiên cứu này xem xét, nhận diện các chiều thước và khía cạnh tạo nên đặc trưng của Đà Lạt. Thông qua việc khảo sát toàn diện, nghiên cứu này lựa chọn khu vực điển hình khả thi, đề xuất một số giải pháp thiết kế cụ thể nhằm đạt được mục tiêu gìn giữ tính đặc trưng của Đà lạt.

Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Phủ Vân Cát thế kỷ XVIII (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nằm trong quần thể kiến trúc thờ Mẫu ở Phủ Dầy - Trung tâm thờ Mẫu quan trọng của tỉnh Nam Định, Phủ Vân Cát là một công trình kiến trúc khá độc đáo của thế kỷ 18 - 19. Đây có thể xem là công trình đặc sắc nhất còn lưu được nhiều những giá trị cá về mặt kiến trúc cảnh quan, đến các cấu kiện kiến trúc gỗ cũng như nghệ thuật chạm khắc trên đá. Nếu so sánh về nghệ thuật kiến trúc đền phủ thờ Mầu nói chung, với các trung tâm thờ Mẫu khác ở miền Bắc như Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Nấp, Phú Tiên Hương (Nam Định), Phủ Tây Mỗ (Thanh Hóa) thì có lẽ Phủ Vân Cát là công trình lưu dấu ấn kiến trúc và qui hoạch kiến trúc đẹp và cổ nhất hiện nay

Nhận diện các giá trị di sản kiến trủc nhà cổ tại làng cổ Đông Hòa Hiệp (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 2017. Tại đây, những ngôi nhà với niên đại hơn 100 năm tuổi được xem là những tác phẩm kiến trúc độc đáo, dù trải qua những biến cố lịch sử. Bài báo này tập trung vào việc nhận diện giá trị di sản nhà cổ tại làng cổ Đông Hòa Hiệp, bao gồm giá trị vật thế (kiến trúc, cảnh quan, hình thái học) và giá trị phi vật thể (kinh tế, văn hóa xã hội, niên đại). Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế, thu thập các dữ liệu và phân tích, đánh giá nhằm nhận diện các giá trị của nhà cổ. Kết quả nghiên cứu khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của nhà cổ Đông Hòa Hiệp, đề xuất định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà cổ, hướng đến phát triển kinh tế du lịch bền vững

Kiến trúc cổng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng tại Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết đi vào phân tích những vấn đề pháp lý nẩy sinh liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng tại Việt Nam, giúp những nguời làm thực tiễn có thể tìm được hướng xử lý phù hợp...

Quy định xử phạt hành chính về xây dựng: Đảm bảo sát với yêu cầu thực tiễn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nhiều đề xuất, kiến nghị từ thực tiễn hoạt động quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng tại các địa phương đã cho thấy, cần thiết phải có một Nghị định thay thế Nghị định 50 16/2022/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng

3 luật co hiệu lực tư 01/8/2024: Kỳ vọng tạo cú hích phát huy nguồn lực đất đai (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Đồng loạt cả 3 bộ luật sửa đổi quan trọng: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 01/8, được kỳ vọng sớm tháo gỡ những vướng mác pháp lý, phát huy nguồn lực từ đất đai, tạo sự thay đổi mới cho thị trường bất động sản. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS là bộ 3 luật sửa đổi đã được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực từ 01/8/2024. Đây là những bộ luật khung có nhiều đổi mới, được người dân, doanh nghiệp và cả xã hội mong chờ với kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, phát huy nguồn lực từ đất đai, tăng cung nhà ở xã hội, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch. Các chuyên gia nhận định, hệ thống các luật này sẽ tác động tích cực đến việc kinh doanh bất động sản trong thời gian tới, tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực cho chủ thể trong xã hội, từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng, thậm chí cả nhà đầu tư nước ngoài hay cá nhân Việt Nam ở nước ngoài

Nghiên cứu lan truyền ô nhiễm không khí từ các phương tiện giao thông cơ giới tới các khu vực dân cư xung quanh nút giao Láng- Láng Hạ (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ cải tạo, xây dựng mới 185 nút giao thông. Việc xây dựng các nút giao thông sẽ giúp giảm xung đột giao thông, hạn chế phần nào tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, việc hình thành các luồng giao thông ở các độ cao khác nhau sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các phương tiện cơ giới. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng hoạt động giao thông tại nút giao Láng Hạ - Láng. Kết quả cho thấy đây là khu vực có lưu lượng phương tiện lớn, hướng di chuyển của các phương tiện khá phức tạp với các nguồn ô nhiễm ở các độ cao khác nhau khiến tình trạng ô nhiễm lan rộng hơn. Khu vực dân cư gần nút giao này có lượng bụi, SO2, VOC vượt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả tính toán cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi vào giờ cao điểm sáng và chiều đều vượt OCVN 05:2023/BTNMT (0,3 mg/Nm3) với mức cao nhất vượt 100 lần. Với quy định về hàm lượng SO2 trong không khí là 0,35 mg/Nm3, tại các vị trí cách nguồn 90m, hàm lượng SO2 vẫn vượt quy định (giá trị thấp nhất là 1,08 mg/Nm3 vào buổi sáng và 0,54 mg/Nm3 vào buổi chiều). Tương tự, nồng độ VOC đo được ở khoảng cách xa nguồn 80m đạt giá trị từ 852,44 mg/ Nm3 và giá trị tối đa là 3072,34 mg/ Nm3. Đây là nồng độ có hại cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI