Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Ứng dụng cad trong thiết kế khuôn phun ép nhựa

Bài báo này tập trung vào việc áp dụng phần mềm CAD (Computer-Aided Design - Thiết kế hỗ trợ máy tính) trong quá trình thiết kế khuôn phun ép nhựa. CAD là công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất để tạo ra các mô hình 3D chính xác và hiệu quả. Trong bài báo, các tác giả tập trung vào việc áp dụng CAD đế tối ưu hỏa quá trình thiết kế khuôn, từ việc tạo mô hình 3D cho đến phân tích và kiếm tra tính khả thi của khuôn. Bằng cách này, chúng ta có thể giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng và độ chính xác của khuôn phun ép nhựa. Đồng thời, bài báo cũng đề cập đến những tiềm năng và hạn chế của việc sử dụng CAD trong ngành công nghiệp này, cũng như hướng phát triển trong tương lai.

Nghiên cứu ứng xử chịu xoắn của dầm bê tông cốt thép trước và sau nứt (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Một quy trình được sử dụng để phân tích ứng xử của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chịu xoắn qua các giai đoạn làm việc trước và sau nứt. Các mô hình lý thuyết khác nhau được sử dụng để phản ánh ứng xử thực tế của dầm trong các giai đoạn chịu tải trọng khác nhau. Để chuyển từ giai đoạn làm việc này qua giai đoạn làm việc khác các tiêu chí đánh giá được xem xét. Mô hình màng hóa mềm (SMM) được phát triển để dự đoán ứng xử của các phần tử màng BTCT chịu cắt được mở rộng cho các cấu kiện BTCT chịu lực xoắn. Phương pháp phân tích này xem xét sự làm việc của dầm BTCT sau nứt giống như một hệ giàn không gian có thanh chống là bê tông chịu nén, thanh kéo là cốt thép dọc và cốt thép đai. Mô hình SMM được sử dụng trong nghiên cứu này khi không xét đến ứng suất chịu kéo của bê tông nhằm đơn giản hóa mô hình tính toán chịu xoắn của dầm. Để dự đoán toàn bộ ứng xử mô men xoắn – góc xoắn của dầm BTCT chịu xoắn trước và sau nứt bê tông, ở giai đoạn trước nứt một mô hình dựa trên lý thuyết đàn hồi, lý thuyết ống thành mỏng, lý thuyết uốn vênh và mô hình vết nứt trơn cũng được sử dụng. Các dự đoán ứng xử lý thuyết được so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành thông qua 41 mẫu thử nghiệm của các nghiên cứu trước đây.

Phát triển khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng việt nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tạo động lực đóng một vai trò quan trọng trong quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. Mặc dù đã có những nghiên cứu tập trung vào việc thúc đẩy động lực để nâng cao năng suất lao động, phát triển khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Với dữ liệu thu nhập được từ 122 công nhân xây dựng, nghiên cứu này đã so sánh sáu thang đo động lực giữa các nhóm dựa trên học thuyết tự quyết định. Kết quả đã chỉ ra sự khác biệt giữa động lực tham gia vào công việc của các nhóm đối tượng. Dựa trên các phát hiện và bằng chứng thực nghiệm, một khung động lực làm việc cho lực lượng lao động ngành xây dựng được đề xuất bao gồm sáu thang đo động lực với mức độ tự chủ tăng dần. Khung động lực này hỗ trợ những nhà quản lý đưa ra những chính sách ưu tiên và những giải pháp phù hợp; góp phần thúc đẩy động lực làm việc, cải thiện năng suất lao động và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực một cách bền vững.

Thực nghiệm đo phân bố nhiệt độ của khuôn dương của khuôn phun ép nhựa (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Việc chế tạo các kênh làm mát phù hợp đã trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn nhờ những tiến bộ gần đây trong sản xuất bồi đắp. Các kênh làm mát phũ hợp dạng layer cho hiệu suất làm mát tốt hơn các kênh thông thường (khoan thẳng) trong quá trình ép phun. Lý do chính cho điều này là layer có thể đi theo đường dẫn của hình dạng xếp lớp, nhưng các kênh thông thường thì không thể. Layer có thể được sử dụng để giảm ứng suất nhiệt và cong vênh đồng thời giảm thời gian chu kỳ và tạo ra sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn. Mô phỏng kỹ thuật được hỗ trợ bởi máy tính (CAE) rất quan trọng để thiết lập một thiết kế hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bài viết nàv tập trung vào việc tối ưu hóa thiết kế của khuôn ép phun, với mục tiêu tối ưu hóa vị trí của các kênh làm mát để giảm thời gian phun và tăng độ đồng đều phân bổ nhiệt độ. Có thể suy ra rằng kỹ thuật được tạo ra có hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của công việc nàv.

Thiết kế tấm khuôn dương nhàm ché tạo bằng phương pháp waam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Công nghệ in 3D kim loại (AM) là công nghệ sản xuất phụ gia hiện đại, cho phép chế tạo trực tiếp các sản phẩm kim loại mà không cần khuôn mẫu. Trong đó, công nghệ in 3D kim loại bằng phương pháp lắng đọng hồ quang kim loại dây (WAAM) là một trong những công nghệ tiên tiến nhất. Nghiên cứu này thực hiện quy trình thiết kế tấm khuôn dương, với mục tiêu tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phấm. Chúng tôi sử dụng công cụ mô phỏng và thử nghiệm để đánh giá hiệu suất và độ bền của tấm khuôn. Kết quả cho thấy tấm khuôn dương được thiết kế bằng phương pháp này có thế giúp giảm thiểu sự biến dạng và nâng cao độ chính xác của sàn phẩm cuối cùng.

Ứng dụng phương pháp LMD trong đánh giá tình trạng kỹ thuật hộp số cơ khí (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Phương pháp phân tích tín hiệu rung động LMD là một phương pháp mới trong xử lý các tín hiệu phi tuyến và không ổn định. Trong bài báo này, phương pháp LMD kết hợp với en-trô-pi năng lượng (EN) được ứng dụng trong phân tích các tín hiệu rung động và đánh giá tình trạng làm việc của hộp số cơ khí. Các tín hiệu rung động được phân tích thành các thành phần PFS bởi phương pháp LMD. Sau đó, từ một số thành phần PFs đầu tiên được chọn làm các véc-tơ đặc tính hư hỏng trội nhất của các thành phần trong hộp số, từ các vẻc-tơ này được sắp xếp lại và tính giá trị năng lượng để phân tích, đánh giá tình trạng kỹ thuật của hộp số. Kết quả cho thấy phương pháp LMD kết hợp với EN đã đánh giá được tình trạng làm việc của hộp số một cách hiệu quả và chính xác cao khi được so sánh với các phương pháp khác như EMD và EN.

Giải pháp tự động quán vòng đai cố định cho cuộn dây trong trong loa âm thanh (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Bài báo giới thiệu hệ thống tự động quan vòng đai đế cố định cuộn dây của côn loa âm thanh. Dây đai được quấn quanh côn loa theo nguyên lý, côn loa di chuyển trên băng tải đồng thời được quay tròn khi quấn đai nhờ cơ cấu ma sát cùa các con lăn, côn loa lăn cuốn theo dây đai. Dây đai bằng giấy Kraft được phủ keo trên một mặt, lớp keo này bị tan khi tiếp xúc với côn 90° làm dây đai sẽ dính chặt vào bề mặt côn loa. Sử dụng bộ điều khiến PLC S7-1200 để điều khiển hoạt động của thiết bị. Hệ thống đáp ứng năng suất quấn vòng đai cho 20 sản phẩm/phút, đường kính của côn loa từ 10 mm đến 40 mm.

Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm mạch điều phối năng lượng ứng dụng cho uav năng lượng mặt trời (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Với nhiều ưu điểm, mảy bav không người lái (UAV) đang được nghiên cứu, phát triển trên toàn thế giới và cỏ nhiều ứng dụng trong cả dân sự và quân sự. Hầu hết các UAV dân dụng đều có thời gian bay dưới 1 giờ, điều này hạn chế khả năng ứng dụng của chúng. Vì vậy, nhiều nhà khoa học tập trung vào việc tăng thời gian làm việc của UAV để mở rộng phạm vi ứng dụng. Và, UAV sử dụng năng lượng mặt trời là một trong những giải pháp giúp tăng thời gian bay. Để hệ thống pin năng lượng mặt trời trên UAV hoạt động với công suất tối ưu, mạch MPPT (Maximum Power Point Tracking) được lựa chọn sử dụng trên UAV năng lượng mặt trời. Bài báo này nhằm mục đích: (i) Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm mạch MPPT; và (ii) Tích hợp mạch MPPT trên mẫu UAVnăng lượng mặt trời đã được phát triển. Mạch MPPT tích hợp trên UAV đầu tiên được kiểm tra tĩnh trên mặt đất để đánh giả độ ổn định của mạch trong hệ thống hoàn chỉnh và sau đó thử nghiệm trên các chuyến bay của UAV để đánh giả khả năng tăng thời gian bay trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

Thiết kế bộ điều khiển đánh lỗi điện tử các cảm biến trên động cơ phun xăng trực tiếp (GDI) phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Động cơ phun xăng trực tiếp (GDI) nổi bật với những ưu điềm về hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và điều khiển động cơ hoạt động ở các chế độ thông qua hệ thống các cảm biến gửi tín hiệu liên tục về bộ điều khiển trung tâm ECU. Trên mô hình có thiết kế một bộ đánh lỗi động cơ bằng cơ khí, giúp cho học viên, sinh viên trực tiếp thông qua các dấu hiệu hoạt động bình thường hoặc bất thường của động cơ để chẩn đoán hư hỏng của động cơ, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục hư hỏng. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác bộ đánh lỗi cơ khí, một số vấn đề nảy sinh cũng như những nhược điểm đặt ra yêu cầu cần phải cải tiến hoặc thiết kế mới một bộ đánh lỗi khác khắc phục được những nhược điểm và vấn đề đó. Bài báo nghiên cứu thiết kế nhằm thay thế bộ đánh lỗi cơ khí thành bộ đánh lỗi điện tử các cảm biến trên động cơ phun xăng trực tiếp, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu thiết kế vị trí các đệm khí của ổ đệm khí chịu lực hướng tâm sử dụng trong thiết bị chuẩn mô men lực (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Thiết bị chuẩn mô men lực là thiết bị tạo ra mô men chuẩn, thiết bị này có một trục quay gắn với cánh tay đòn và ổ quay. Để tạo ra mô men chuẩn thì yêu cầu quan trọng đó là mô men ma sát của ổ quay phải rất nhỏ. Vì vậy, giải pháp sử dụng ổ đệm khí là một phương án hiệu quả để đáp ứng yêu cầu trên. Đối với thiết bị chuẩn mô men kiểu trục ngang thì ô đệm khí được sử dụng là dạng ổ chịu lực hướng tâm, do đó việc nghiên cứu kết cấu của ổ đệm khí chịu lực hướng tâm sẽ đưa ra các phương án đáp ứng các yêu cầu về khả năng chịu tải; khe hở ổ đệm khí đối với yêu cầu cụ thể của thiết bị chuẩn mô men lực.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI