Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Quy trình chuyển giao các gói thông tin trong môi trường dữ liệu chung (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong hoạt động xây dựng, khi thực hiện quản lý thông tin bằng Mô hình thông tin công trình (BIM), tất cả các bên liên quan đến một dự án hoặc tài sản bất kỳ đều phải tiến hành cộng tác làm việc tại Môi trường dữ liệu chung (CDE) chính là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng để thu thập, quản lý và phổ biến các gói thông tin (ICs). Do đó, bài báo này tập trung vào việc làm rõ mối liên hệ giao tiếp cộng tác làm việc trong môi trường dữ liệu chung giữa các bên và đặc biệt là xây dựng quy trình chuyển giao các gói thông tin trong môi trường dữ liệu chung. Kết quả nghiên cứu cung cấp các thông tin chi tiết về tương quan giữa bên khai thác thông tin, bên điều chuyển thông tin, và bên tạo lập thông tin cũng như quy trình chuyển giao các gói thông tin trong môi trường dữ liệu chung của từng bên và giữa môi trường dữ liệu chung của các bên với nhau khi áp dụng mô hình thông tin công trình.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cốt sợi đến độ bền bê tông nhựa dùng cho mặt đường (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Với nhiều ưu điểm, bê tông nhựa (BTN) là vật liệu composite tốt nhất được sử dụng cho lớp mặt đường xe chạy. Trung điều kiện khai thác khắc nghiệt như ở Việt Nam, mặt đường BTN dễ bị nứt và hư hởng dưới tác đụng của lặp đi lặp lại của xe tải nặng, nhiệt độ cao, hoặc xói mòn do mưa. Mức độ hư hại dần dần tăng lên theo thời gian và làm giảm đáng kể tuổi thọ của mặt đường. Bài báo này nhằm đánh giá ảnh hưởng sợi gia cường (dưới dạng phụ gia) lên các tính chất cơ học và độ bền của hỗn hợp BTN làm mặt đường. Phương pháp Marshall được sử dụng để chế tạo mẫu và thiết kế hỗn hợp, thí nghiêm SCB được sử dụng để đánh giá khả năng chống nứt và độ bền của các hỗn hợp BTN. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc thâm sợi giúp cải thiện các thuộc tính cơ học của hỗn hợp BTN với hàm lượng sợi tối ưu là 0.1%. Thí nghiêm SCB cũng cho thấy việc thêm sợi giúp cải thiện khả năng chống nứt của hỗn hợp nhựa đường.

Xây dựng kịch bản phát thái carbon gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các khu đô thị mới tại Hà Nội (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Báo cáo đánh giá của Nhóm công tác I thuộc Uy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra vào đầu năm 2013 khẳng định rằng Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải carbon từ các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Khu vực đô thị, mặc dù chỉ chiếm 2% diện tích toàn cầu, lại chịu trách nhiệm tới 70% lượng phát thải carbon.[l] Đô thị Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, với tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 23,7% năm 1933 lên 40% vào năm 2020. Sự phát triển của các khu đô thị mới (KĐTM) đóng góp đáng kể vào quá trình đô thị hóa này, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội. Đến năm 2020, cả nước có khoảng 2.500 dự án nhà ở đô thị và KĐTM đang triển khai, trong đó có 764 dự án KĐTM. Hà Nội dẫn đầu cả nước với 140 dự án KĐTM. Nếu tất cả các dự án này đi vào hoạt động, dân số tại các KĐTM ở Hà Nội sẽ là 2,8 triệu người, chiếm hơn 1/4 dân số toàn đô thị, đồng nghĩa với việc các KĐTM sẽ trử thành nơi tập trung phát thải lớn của Hà Nội.[2] Hiện nay, Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025: lượng phát thải carbon giảm 12,I4% so với mức phát thải năm 2025 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 6.68 triệu tấn ?): Đến năm 2030: lượng phát thải carbon giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 13,76 triệu tấn C02) [3]. Tuy nhiên, công tác kiểm kê KNK mới chỉ được thực hiện cho toàn thành phố, hoặc tại các cơ sở sản xuất và một số công trình cụ thể, mà chưa được thực hiện tại các KĐTM. Do đó, chưa thể xác định rõ các nguồn phát thải và hấp thụ cũng như đánh giá mức độ phát thải của các KĐTM này để đưa ra các giải pháp cụ thể, nhằm đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải chung của toàn thành phố. Trong Kếhoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050, Việt Nam cam kết tại C0P2G rằng đến năm 2030, 25% các KĐTM sẽ đạt tiêu chí khu đò thị xanh, phát thải carbon thấp, và tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% vào năm 2050 [4]. Tuy nhiên, ngành Xây dựng vẫn chưa xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thế nào là KĐTM carbon thấp, cũng như chưa có hướng dẫn kiểm kê, đánh giá, giám sát phát thải carbon cho các KĐTM. Nhận thấy các KĐTM có đặc tính khác với các khu dân cư trong đô thị, tác giả bài báo đã kết hợp các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến quy hoạch với khảo sát đặc điểm sử dụng đất của các KĐTM tại Hà Nội để đề xuất một phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon cho các KĐTM ngay từ bước lập quy hoạch. Trong bài báo này, tác giả đã kết hợp các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến quy hoạch với việc khảo sát đặc điểm sử dụng đất của các KĐTM tại Hà Nội. Mục tiêu là đề xuất một phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon cho các KĐTM tại Hà Nội ngay từ bước lập quy hoạch.

Nghiên cứu biến dạng co ngót ở tuổi sớm của bê tông trong điều kiện khí hậu của tỉnh Đồng Nai (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này phân tích hiện tượng co ngót tuổi sớm (t <= 7 ngày tuổi) của bê tông trong điều kiện khí hậu nóng và khô của tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá mức độ co ngót của bê tông với các tỷ lệ nước/xi măng khác nhau, qua đó đề xuất mô hình dự báo co ngót tuổi sớm. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, hỗ trợ cải thiện thiết kế và bảo trì các kết cấu bê tông trong điều kiện khí hậu nóng khô.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc tính cơ học của ghế ngồi đến sự thoải mái khi lái xe (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Hình ảnh thông thường về ‘‘chỗ ngồi thoải mái ” là một chiếc ghế có đệm mềm mại, có vẻ ngoài sang trọng và mang lại cảm giác sảng khoái ngay lập tức. Một chiếc ghế tốt phải có sức hấp dẫn tức thì và lâu dài đối với người dùng. Thiết kế một chiếc ghế tối ưu phải tính đến nhiều yếu tố bao gồm phạm vi sử dụng ghế, hoạt động của người ngồi cũng như việc bảo trì ghế và các khía cạnh môi trường của ghế. Nghiên cứu này tập trung đến ảnh hưởng của các tính chất cơ học bao gồm đệm hông, hỗ trợ tựa lưng và hệ thống treo ghế đối với phản ứng của người ngồi. Sự hiểu biết về các yếu tố thiết kế là một vai trò quan trọng để thiết kế một chiếc ghế ngồi tối ưu.

Ước lượng hiệu suất của động cơ điện cảm úng ba pha áp dụng bộ lọc KALMAN mở rộng kép và khởi tạo tham số ban đầu bằng phương pháp bình phương tối thiểu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Trong môi trường công nghiệp, động cơ điện cảm ứng ba pha ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành thiết bị không thể thay thế. Do đó, việc giảm sát tình trạng động cơ, đặc biệt là hiệu suất, là điều cần thiết để hỗ trợ các quá trình tối ưu hỏa năng lượng và bảo trì dự đoán. Bài báo này đề xuất một khung làm việc hoàn chỉnh để ước tính hiệu suất của động cơ cảm ứng 3 pha dựa trên điện áp đầu vào và cường độ dòng điện đầu ra. Phương pháp được đề xuất sử dụng bộ lọc Kalman mở rộng kép để ước tính đồng thời các trạng thái và tham số của mô hình. Ngoài ra, các điều kiện ban đầu được khởi tạo bằng cách áp dụng phương pháp bình phương tối thiếu cho tập dữ liệu đo của đáp ứng dòng điện khi đưa điện áp một chiều vào cuộn dây stato. Kết quả mô phỏng cho thấy phương pháp đề xuất có thể đạt được sai số xác lập nhỏ hơn 2% với thời gian xác lập nhỏ hơn 0,5s đối với bài toán ước lượng hiệu suất động cơ.

Tối ưu hoá thông số phun phủ plasma đến đặc tính ma sát của lớp phủ 60% AL203 - 40% TI02 (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Trong nghiên cứu này, các đặc tính ma sát học của lớp phủ plasma hợp kim gốm hệ Aip3 - TiO trên bề mặt thép các-bon C45 được khảo sát và tối ưu hoá nhằm nâng cao khả năng chống mài mòn cơ học của các chi tiết máy trong quá trình sử dụng. Ảnh hưởng của các thông số chế độ phun tới hệ sổ ma sát cùa lớp phủ được đánh giá bằng phương pháp Taguchi và kỹ thuật ANOVA. Các kết quả khảo sát và tối ưu cho thấy, lớp phủ có hệ sổ ma sát nhỏ nhất là 0,49 khi sử dụng bộ thông số phun là cường độ dòng điện phun 600A, lưu lượng cấp bột trong quá trình phun là 2,lkg/ giờ, khoảng cách phun là 130mm và cường độ dòng điện phun có ảnh hưởng lớn nhất với 80,1% đến hệ số ma sát của các mẫu thử. Các kết quả thí nghiệm kiểm chứng thu được có sai số là 4,08% so với các giá trị tối ưu.

Nghiên cứu thực nghiệm cường độ chịu nén của bê tông khi giảm nhiệt tức thời trong điều kiện nhiệt độ cao (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự thay đổi của cường độ chịu nén của mẫu bê tông xi măng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và bị hạ nhiệt đột ngột bằng nước (nhiệt độ phòng) với thời gian tiếp xúc nhiệt khác nhau (0.5 giờ, 1.0 giờ và 2.0 giờ). Nghiên cứu tiến hành với bê tông mác 250, là loại bê tông phổ biến sử dụng cho các trình xây dựng. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu nén của bê tông mác 250 giảm rõ rệt khi tiếp xúc nhiệt từ 400°c trở lên và giảm khi thời gian tiếp xúc nhiệt tăng.

Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số là một trong những nội dung và mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện. Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế đô thị, rà soát lại quy hoạch, đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh... là những giải pháp nhằm phát triển kinh tế đô thị nhanh, bền vững. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội, thách thức trong giai đoạn hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đô thị.

Giải pháp quy hoạch xây dựng các đảo lớn của Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo đi tìm câu trả lời cho việc có nên quy hoạch xây dựng các đảo lớn của Việt Nam cho phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh hướng tới bền vững. Trước diễn biến phức tạp của tình hình biển Đông hiện nay đang đặt ra việc phải gắn phát triển kinh tế biển đảo với an ninh quốc phòng là hết sức cần thiết. Trên thực tế việc gắn kết hai lĩnh vực này đã được thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên ở một số nơi, vào những thời điểm khác nhau thì hiệu quả của sự gắn kết còn hạn chế. Đây là cơ sở để từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp quy hoạch xây dựng các đảo lớn của Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng an ninh và tăng trưởng kinh tế.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI