Mô hình phát triển & các thách thức suy giảm trung tâm đô thị tại các đô thị trung bình ở Pháp
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo này trình bày về mô hình phát triển của các đô thị ở Pháp và thảo luận về hiện tượng sụt giảm đô thị và suy kiệt trung tâm thành phố ở Pháp. Bài báo đã đưa ra các nhân tố chính như xã hội, kinh tế, dân số và chính sách công để mong muốn định hình lại trung tâm thành phố vói khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư và quản lý tài chính. Cuối cùng, bài báo đề xuất nên có nhũng phưong pháp linh hoạt và tùy chỉnh để giải quyết nhũng thách thức cụ thể của từng đô thị.
Tổng hợp các công cụ kiểm soát phát triển đô thị ở Việt Nam
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Để kiểm soát phát triển đô thị, các công cụ thường được sử dụng là khung pháp lý, quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị... Trong những năm gần đây, đồ án thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị còn được xem là những công cụ pháp lý được sử dụng có hiệu quả và làm cơ sỏ để cấp phép xây dựng và quản lý đô thị. Do các khung kiểm soát phát triển đô thị theo tiêu chí phát triển bền vững còn chưa cụ thể, nên việc sử dụng các công cụ kiểm soát phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vũng là hết sức cần thiết.
Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm kè ly tâm tại khu vực thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm kè ly tâm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng từ năm 2021. quá trình đánh giá bao gồm khảo sát hiện trạng, phỏng vấn các chuyên gia và người dân về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cũng như tác động đến môi trường và xã hội của công trình. Các tài liệu và hồ sơ dự án được thu thập, địa hình quanh kè được đo đạc và độ lún của kè được quan trắc. Kết quả cho thấy độ lún của kè dao động từ 43 mm đến 49 mm tại ba vị trí quan trắc, cho thấy kè ổn định caa sau ba năm vận hành. Đặc biệt, sự nâng caa của mặt đất phía sau kè rất đáng kể, với can độ lứn nhất là +1.257 mm (MSL) tại vị trí BI và nhả nhất là +983 mm (MSL) tại vị trí B2 su với mốc quốc gia. Việc trồng lại rừng ngập mặn cùng với cũng trình kè đã cải thiện đáng kể khu vực bừ biển từng bị sạt lử nghiêm trọng. Hiậu quả tích cực vễ kinh tế - kỹ thuật và tác động mũi trường - xã hụi của mõ hình kè ly tâm thí điểm được các chuyên gia đánh giá cao. Phản hổi từ người dân sung trung khu vực dự án cũng rất tích cực
Dự báo khả năng chịu nén đúng tâm của cột bê tông cốt thanh sợi polymer dựa trên mô hình cây hồi quy M5P
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo này đề xuất công thức có độ tin cậy khi xem xét đầy đủ các biến đầu vào để dự báo khả năng chịu nén đúng tâm của cột bê tông cốt sợi pnlymer (FRP). Công thức dự báo được đề xuất dựa trên các dữ liệu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây và mô hình cây hồi quy M5P, đồng thời được so sánh với bến công thức của các tác giả trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, công thức đã cho kết quả dự báo tốt nhất với hệ số xác định (R2) bằng 0.995. Dựa trên mô hình cây hồi quy M5P. ba biến sẽ gồm các biến diện tích tiết diện cột bê tông ụg). mô đun đàn hồi của cốt FRP (ffrp) và cường độ chịu nén của bê tông (fc) là các biến số có ảnh hưởng lớn dến kết quả dự báo
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý chất lượng vật liệu đầu vào tại các dự án xây dựng
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Chất lượng cũng trình xây dựng là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả kinh tế-xã hội cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững. Nghiên cứu này nhằm xác định những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng (QLCL) vật liệu, từ đó cải thiện quy trình QLCL. Để đạt được mục tiêu đó, một đánh giá tài liệu toàn diện đã được thực hiện để xác định sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến cùng tác QLCL vật liêu. Danh sách này sau đó đã được xem xét và bổ sung thũng qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực. Tiếp đá, mọt cuộc khản sát với 130 người hành nghề xây dựng đã được thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Bài báo đã xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCL vật liệu, và do đó có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trung lĩnh vực xây dựng. Bài báo đã đóng góp những kiến thức quý báu trong lĩnh vực xây dựng thông qua một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCL vật liệu
Giải pháp quản lý thoát nước phường Thanh Bình, TP Hải Dương, hướng đến hạ tầng đô thị xanh
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Phường Thanh Bình, TP Hải Dương là một trong những phường có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố. Hệ thống thoát nước của phường được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản tương đối đồng bộ; tuy nhiên do quá trình phát triển nhanh đô thị trong thời gian gần đây cho thấy một số vấn đề cần phải kiểm soát chặt chẽ và cần tăng cường thêm các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu hơn nữa tình trạng ngập úng, ảnh hưởng của nước thải tới môi trường và đời sống người dân của phường nói riêng và thành phố nói chung. Bài báo, tập trung phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thoát nước trong khu vực phường Thanh Bình, đồng thời dựa trên một số cơ sở khoa học, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý như: quản lý kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; điều chỉnh mô hình quản lý; và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thoát nước... đây là các giải pháp phù hợp với quy mô, tính chất, đặc thù của phường và sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực nhất cho phường, hướng đến hạ tầng đô thị xanh và có thể nhân rộng cho các phường lân cận trên thành phố
Hiện trạng quản lý chất thải nhựa và ô nhiễm vi nhựa ở Đông Nam Á
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Tình trạng ô nhiễm nhựa đại dưong là vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Ước tính hàng năm có khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa thải vào các đại dương trên thế giới, trong đó 80% chất thải nhựa đến từ Trung Quốc và 4 quốc gia ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippin và Indonesia. Đông Nam Á là một khu vực giàu đa dạng sinh học và có đường bờ biển dài với mật độ dân số dày đặc dọc bờ biển, cho thấy nguy cơ chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nhựa đại dương cũng như là tác nhân gây ra ô nhiễm cao hơn các nơi khác trong lục địa. Nghiên cứu này tổng hợp kết quả từ hơn 40 nghiên cứu đã đưọc công bố, từ đó đưa ra đưọc góc nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan tơi hiện trạng quản lý chất thải nhựa đại dưong và ô nhiễm vi nhựa tại Việt Nam và một vài quốc gia Đông Nam Á
Xử lý lindan trong nước bằng hấp phụ sử dụng vật liệu nano nhôm hydroxit biến tính bề mặt
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong nghiên cứu này, chất hoạt động bề mặt mang điện tích âm Sodium dodecyl sulfate (SOS) được sử dụng để biến tính bề mặt nano a-AI(0H)3 tạo nên vật liệu hấp phụ SMAH và chất hoạt động bề mặt mang điện tích dương Cetyltrimethyl amonium bromide (CTAB) được sử dụng để biến tính bề mặt nano a-Al(OH)3 tạo nên vật liệu hấp phụ CMAH. Lindan là thành phần của thuốc trừ sâu 666, là một hợp chất hữu cơ bền vững, khó phân hủy, dễ tích lũy sinh học và có độc tính cao. Lindan trong môi trường nước được loại bỏ bởi vật liệu SMAH và CMAH với hiệu suất lần lượt là 93,68% và 97,66%. Xác định được các điều kiện tối ưu để xử lý lindan bằng 2 vật liệu hấp phụ biến tính bề mặt là SMAH và CMAH
Thông số tính toán bể lọc vật liệu lọc nổi tự rửa, lọc nước mặt có sử dụng chất keo tụ
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bể lọc vật liệu lọc (VLL) nổi tự rửa, đã được nghiên cứu nhiều ở trong và ngoài nước, và đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dây chuyền công nghệ để xử lý cấp nước quy mô nhỏ, mặc dù vậy các lý thuyết tính toán thiết kế hiện nay chưa cụ thể và chưa hệ thống hóa được các thông số cần thiết cho việc tính toán thiết kế bể lọc VLL nổi cụ thể là các thông số cơ bản của quá trình lọc nước: (I) Phương trình đặc trưng cho quá trình lọc qua lớp VLL nổi dạng hạt, các hệ số của quá trình giữ cặn, bứt cặn trong lớp VLL nổi; (2) Thông số quá trình hình thành và gia tăng tổn thất. Nội dung của bài viết nhằm đưa ra được các thông số cơ bản, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế bể lọc VLL nổi tự rửa, và các số liệu thực nghiệm đối với nguồn nước mặt có trộn hóa chất keo tụ, để bể lọc VLL nổi có được ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn sản xuất
Tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Dương - Giải pháp định hướng chuyển đổi trong quy hoạch sử dụng đất
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Hải Dương là một trong các tỉnh có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước với khoảng 756 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tính đến cuối năm 2023, tỉnh có 303 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động và theo lộ trình đến năm 2025 sẽ tiếp tục đóng cửa 14 các bãi chôn lấp đã quá tải, 104 BCL đã lấp đầy trên 80%. [1] Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập thông tin từ các công bố và nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá toàn diện đối với lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời nhóm đã kế thừa và phân tích xu hướng tái sử dụng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các đề xuất tập trung đưa ra định hướng và quy trình quy hoạch sử dụng đất nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các bãi chôn lấp đã đóng cửa sang các đất nông - lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh của tỉnh trong tương lai
|
|
|
|