Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Khám phá 5 công trình di sản trên “giao lộ sáng tạo” (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cảm thức Đông Dương (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cung thiếu nhi Hà Nội: hoài niệm cho tương lai (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Xác định các thông số tối ưu của máy đào một gầu dựa trên điều kiện hoạt động (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Đặc tính kỹ thuật của máy là tài liệu chứa thông tin về kỹ thuật, vận hành, công thái học và các thông số môi trường của máy, cung cấp khả năng quyết định việc sử dụng máy hiệu quả để thực hiện các thao tác công nghệ cần thiết, tùy thuộc vào điều kiện vận hành. Các thông số chính là các thông số cần thiết để lựa chọn một máy trong những điều kiện vận hành nhất định. Các thông số chính bao gồm các thông số xác định khả năng cơ động, khả năng làm việc, kích thước làm việc chính của máy, cũng như độ tin cậy của chúng. Đối với máy đào một gầu, các thông số chính được gọi là các thông số quyết định phần lớn khả năng công nghệ của máy như: khối lượng của máy m, công suất của máy N, dung tích gầu q. Việc lựa chọn các thông số cho máy mới trong quá trình thiết kế là một nhiệm vụ kinh tế kỹ thuật quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này đảm bảo việc tạo ra các hệ thống và tổ hợp máy để đảm bảo cơ giới hóa toàn diện hiệu quả trong công viậc đào đất. Là một hàm mục tiêu, khi tối ưu hóa các thông số, các chỉ tiêu kỹ thuật và vận hành được sử dụng, bao gồm cả thời gian chu kỳ vận hành và các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Bài báo trình bày kết quả xác định các thông số tối ưu của máy đào một gầu dựa trên điều kiện hoạt động.

Phát triển mô hình dự báo sức chịu tải cọc dựa trên dữ liệu thí nghiệm O-cell bằng phương pháp học máy ANN (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Dự đoán chính xác sức chịu tải của cọc là một thách thức quan trọng trang ngành địa kỹ thuật, đặc biệt khi xét đến sự tương tác phức tạp giữa nền đất và cọc. Nghiên cứu này nhằm phát triển một mô hình dự báo dựa trên phương pháp học máy để xác định sức chịu tải của cọc từ dữ liệu thực nghiệm thu thập qua các thí nghiệm tải trạng O-cell. Bộ dữ liệu bao gồm thông tin chi tiết về hình học cọc, đặc tính vật liệu, đặc điểm nền đất và sức chịu tải đo được. Kỹ thuật học máy tiên tiến, cụ thể là mạng thần kinh nhân tạo (ANN), đã được áp dụng để mô phỏng các mối quan hệ phi tuyến giữa các tham số đầu vào và sức chịu tải của cọc. Kết quả nghiên cứu khẳng định tiềm năng của các mô hình học máy trong việc nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của quá trình thiết kế cọc. Nghiên cứu này không chỉ cung cấp một công cụ dự báo mạnh mẽ mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy ứng dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu trong thực hành địa kỹ thuật.

Phát triển nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc trên cơ sở giữ gìn giá trị kiến trúc truyền thống (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Quá trình xây dựng phát triển nhà ở hiện nay tại các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng miền núi phía Bắc (VMNPB) đang diễn ra hết sức nhanh chóng, ngoài việc mang lại giá trị tích cực phục vụ cho nhu cầu ăn, ở. sinh hoạt, phục vụ đời sống của người dân cũng như nhu cầu tách hộ khi con cái lập gia đình riêng thì cũng đang nảy sinh một số tồn tại như: Hình thức kiến trúc và không gian ngoài nhà ở dần xa rời văn hóa truyền thống, lối sống, phong tục tập quán của người dân; các giá trị kiến trúc truyền thống dân tộc dần bị lãng quên bởi sự giao thoa văn hóa kiến trúc ngoại lai; dù cần nhanh chóng thay thế nhà tạm, nhà dột nát giúp người dân có chỗ sinh hoạt tiện nghi hơn nên các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn còn đang coi nhẹ vấn đề khai thác, phát huy giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống của các DTTS. Bài báo tập trung vào mục tiêu đề xuất các giải pháp cải tạo và xây dựng nhà ở nhằm vừa đáp ứng điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập, sản xuất kinh tế hộ gia đình vừa giúp đảm bảo giữ gìn giá trị kiến trúc truyền thống mỗi dân tộc. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Khảo sát thực địa; tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp; phân tích và đánh giá cơ sở thực tiễn để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp. Bài nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp gồm: Xây dựng, phát triển nhà ở và phát triển nhà ở gắn với hoạt động sinh kế.

Nghiên cứu thực nghiệm mô hình quan hệ ứng suất - biến dạng của vật liệu bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu nhẹ tái chế từ phế thải xây dựng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Công nghệ mới hiện nay cho phép chế tạo các hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải phá dỡ công trình góp phần giảm sử dụng các nguyên liệu tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Trong bài báo, tác giả giới thiệu về nghiên cứu thực nghiệm quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông nhẹ sử dụng hạt cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất mô hình tính toán biểu đồ quan hệ giữa ứng suất - biến dạng áp dụng trong tính toán mô hình dầm bê tông. Mô hình quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế vùng nén đề xuất có dạng đường thẳng với biến dạng cực hạn Ԑcu2 ≈ 0.0031. Thông qua kết quả thực nghiệm và mô phỏng số dầm bê tông nhẹ đơn giản chịu uốn thuần tuý cho thấy mối quan hệ tải trọng - độ võng có sự thống nhất về ứng xử chịu uốn của dầm bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế cốt thép khi đều trải qua các giai đoạn như đàn hồi chưa nứt, sau khi nứt và giai đoạn tiến dần trạng thái phá hoại. Đường cong quan hệ tải trọng - độ võng trong các mẫu dầm theo thực nghiệm và theo mô phỏng số tương đối gần nhau và đồng dạng. Độ võng của dầm được phân tích trong mô phỏng số so với thực nghiệm có độ chênh lệch trung bình là 4%. Điều này chứng tỏ rằng mô hình quan hệ ứng suất - biến dạng đã đề xuất cho vật liệu bê tông nhẹ cốt liệu nhẹ tái chế là phù hợp.

Phân tích các quan điểm khác nhau về chất lượng của tư vấn giám sát trong các dự án xây dựng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng cần phải năng động và sáng tạo trong việc tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng xây dựng công trình, trong đó các công việc như kiểm tra, theo dõi, giám sát, đôn đốc chỉ đạo và đánh giá công trình đến từ đơn vị tư vấn giám sát thật sự là cần thiết. Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và VỆ sinh môi trường xây dựng, công tác đảm bảo chất lượng của tư vấn giám sát vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư VỀ nhiều mặt. Nghiên cứu hướng đến việc phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của tư vấn giám sát trong các dự án xây dựng. Nghiên cứu được tiến hành với các đối tượng đến từ các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công của các loại hình dự án khác nhau. Dữ liệu thu VỀ 149 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để tiến hành phân tích kiểm định T-test và phân tích thành tố chính (PDA). Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát, và nhà thầu thi công Về chất lượng của công tác giám sát. Bên cạnh đó, các yếu tố cũng được chia thành ba nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của tư vấn giám sát bao gồm: I) Tác phong đạo đức của tư vấn giám sát: 2) Tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc của tư vấn giám sát: 3) Trình độ và kinh nghiệm của tư vấn giám sát. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố tác động đến chất lượng của tư vấn giám sát công trình, giúp cho chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn giám sát xây dựng có góc nhìn tổng quát, từ đó có thể áp dụng được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của công tác tư vấn giám sát trong các dự án xây dựng.