Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
VLXD âm carbon mong muốn kiến tạo tương lai không rác thải [17-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sản phẩm bê tông “xanh” từ 100% phế thải công nghiệp có khả năng hấp thụ C02 do nhóm Bê tông “xanh” Trường ĐH Mỏ - Địa chất vừa nghiên cứu thành công. Dự án nghiên cứu này đứng trong TOP 100 ý tưởng xuất sắc nhất thế giới, được Lựa chọn và trình bày tại Dubai, bên lế COP 28. Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm bê tông “xanh” sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn: Vừa tạo ra loại VLXD hấp thụ C02, vừa giúp tiêu thụ triệt để hơn phế thải cho ngành công nghiệp...

Ô nhiễm tiếng ồn giao thông trong các đô thị phát triển và bài học kinh nghiệm từ Thụy Điển [17-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tiếng ồn là vần đề được toàn xã hội quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Khi mức ổn giao thông càng lớn, gia tăng ô nhiễm môi trường càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Kinh nghiệm trong quản lý và hạn chế ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông tại Thụy Điển là minh chứng rõ ràng cho vấn đề này.

Lồng ghép thiết kế đô thị với công nghệ thông minh [17-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay phát triển và xây dựng đô thị thông minh luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều thành phố. Thiết kế đô thị cũng không thể nằm ngoài những vấn đề phát triển đô thị theo hướng Smart City. Vậy trong thiết kế đô thị hiện đại không chỉ đơn thuần là quy hoạch, kiến trúc mà các vấn đề cần giải quyết trong thiết kế đô thị chính là công nghệ, môi trường, bền vững...

Đô thị sinh thái và tiềm năng phát triển tại Việt Nam [17-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mô hình “đô thị sinh thái” đưa ra nhiều đề xuất tiếp cận theo cách giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động xây dựng đô thị đối với tự nhiên, không chỉ tạo nên sự phát triển cân bằng, sử dụng hiệu quả năng lượng mà còn bảo đảm xây dựng một môi trường sống lành mạnh bền vững ở cả 3 khía cạnh môi trường - kinh tế - xã hội.

Đánh giá ảnh hưởng của thông số công nghệ đến chất lượng sản phẩm in 3D-LCD bằng vật liệu nhựa sáp [16-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Co ngót là một trong những vấn đề quan trọng khi chế tạo mẫu đúc bằng công nghệ in 3D. Bài báo này trình bày quả trình nghiên cứu ảnh hưởng của năm thông số công nghệ đầu vào, bao gồm độ dày lóp, thời gian phơi sáng, mật độ lấp dầy, độ dày vỏ và phơi sáng lớp cuối cùng, đến độ chính xác hình dạng của các mô hình đúc mẫu (IC) được tạo ra bằng công nghệ in 3D LCD (Màn hình tinh thể lỏng) sử dụng vật liệu Nhựa đúc nha khoa Anycubic. Kế hoạch thử nghiệm được thiết kế theo Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) và dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab. Kết quả cho thấy các thông số công nghệ và sự tương tác giữa chúng có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu đặt ra và bộ thông số tối ưu được tìm thấy bao gồm: độ dày lớp là 0,0662 mm, thời gian phơi sáng là 20 giây, mật độ lấp đầy là 20%, độ dày vỏ là 1,7121 mm và phơi sáng lớp cuối cùng là 80 giây. Thành công của nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm in 3D Resin LCD trong lĩnh vực tạo mẫu cho quá trình IC hướng tới ứng dụng phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Nghiên cứu thiết kế khuôn ép phun cho sản phẩm sống lông nhân tạo [16-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, ngành chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào những đổi mới khoa học và công nghệ trong thực tiễn kỳ thuật. Đốii với vịt, thời gian sinh trưởng giảm có thể cản trở sự phát triển lông, điều này đặt ra những thách thức đáng kể cho việc sử dụng chúng trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao. Đáng chú ý, việc sản xuất cầu lông, vốn dựa vào lông vịt chất lượng cao, đang phải đối mặt với vấn đề hạn chế về nguyên liệu tiềm ẩn. Đê giải quyết vấn đề cấp bách này, đề xuất này ủng hộ việc nhân tạo hóa lông cầu. Giải pháp sáng tạo này nhằm mục đích khắc phục những hạn chế về nguyên liệu do ngành chăn nuôi thay đổi, đồng thời vẫn đảm bảo sản xuất cầu lông chất lượng cao. Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật mô phỏng tiên tiến, sử dụng phần mềm Moldflow tích hợp với phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp phần tử biên, để xác định các khuyết tật tiềm ẩn và tối ưu hóa thiết kế. Sau khi mô phỏng, các thông số quy trình được xác định tỉ mỉ cho việc thiết kế và chế tạo khuôn ép phun. Kết quả là một phương pháp hiệu quả và hiệu quả để sản xuất cầu lông nhân tạo, duy trì tiêu chuẩn chất lượng của các mô hình truyền thong. Bài viết trình bày phân tích toàn diện về sản phẩm gân lông cầu được ép phun nhựa. Nó cung cấp mô tả chi tiết về quy trình kỹ thuật, những thách thức phải đối mặt, các giải pháp được phát triển và kết quả của quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt.

Cấu trúc xoắn cho cơ cấu chuyển động micro dựa trên cơ cấu tuân thủ [15-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Các cơ cấu chấp hành dịch chuyển micro được tạo ra bằng cách sử dụng tính chất uốn cong của các thành phần để đạt được chuyển động mong muốn. Lợi ích của cơ cấu linh hoạt bao gồm chuyển động chính xác và độ chính xác cao, cấu trúc nhẹ, không ma sát và nhỏ gọn. Nghiên cứu này sử dụng đường cong nội suy spline để cấu hình hình học khớp nối linh hoạt của cấu trúc xoăn, chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tuyến tính. Mô hình được đề xuất đã được đánh giá và mô phỏng bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận tối ưu hóa thuật toán lai Taguchi-Grey đã được kết hợp để thu được đầu ra dịch chuyên lớn và phản lực lớn. Ma trận trực giao của Taguchi được sử dụng để thiết kế ma trận thí nghiệm. Phân tích quan hệ xám được phát triển để xác định giả trị phù hợp cho đầu ra dịch chuyển và phản lực. Phương pháp entropy được sử dụng để tính trọng số tương đối của mọi mục tiêu phản ứng và cải thiện độ chính xác đánh giá. Hơn nữa, phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để thiết lập quan hệ ràng buộc phi tuyến tính của mỗi biến đầu vào với bậc quan hệ xám. Kết quả cho thay bậc quan hệ xám cao hơn với các mức kết hợp mới. Mô phỏng xác thực và thí nghiệm đã được thực hiện để đánh giá tác động của phương pháp.

Xu thế sử dụng xe ô tô lai và xe dùng pin nhiên liệu [15-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sử dụng xe ô tô lai (hybrid) và xe dùng pin nhiên liệu (Fuel Cell Vehicle - FCV) đang phát triển nhanh chóng nhờ nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính và tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho động cơ đốt trong truyền thống. Xe hybrid sẽ tiếp tục đóng vai trò là giải pháp trung gian, đặc biệt ở những thị trường chưa sẵn sàng chuyển hẳn sang xe điện hoặc FCV. Trong khi đó, xe dùng pin nhiên liệu có tiềm năng trở thành giải pháp dài hạn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp vận tải nặng và những quốc gia có hạ tầng điều chế và phát triển về lĩnh vực khí hydro.

Nghiên cứu giải pháp chống đạp nhầm chân ga - chân phanh [15-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa tai nạn do lỗi đạp nhầm chân ga-chân phanh. Một cấu hình thiết bị dựa trên nguyên lý thủy lực được đề xuất có xét tới hành vi thông thường của người lái xe. Cụm thiết bị bao gồm xy lanh, van phân phối, van tiết lưu được tích hợp theo sơ đồ và kết cấu hợp lý để có thể dễ dàng bố trí lắp dặt thêm trên các phương tiện hiện hành. Quá trình tính toán, thiết kế, mô phỏng số và thực nghiệm được thực hiện dựa trên nền tảng cơ sớ lý thuyết cơ học rắn và lỏng. Các đặc tính động lực như lực, áp suất làm việc, vận tốc, và lưu lượng dầu đã được tính toán nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong các điều kiện vận hành khác nhau. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm ban đầu cho thấy, hệ thống này có khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và an toàn đã đặt ra. Tính ổn định, bền bỉ, và tin cậy của giải pháp này có thể mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn hành vi đạp nhầm chân ga-chân phanh. Nghiên cứu này không những đóng góp một mảnh ghép hữu ích trong lĩnh vực công nghệ an toàn trên phương tiện giao thông mà còn là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hệ thống hỗ trợ lái xe.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI