Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Đánh giá hiệu quả dự án cấp nước sạch thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả cấp nước sạch tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ năm 2014. Quá trình đánh giá ban gồm khảo sát hiện trạng về chất lượng nước, mức độ tiếp cận nước sạch, kết hợp với phỏng vấn các bên liên quan về hiệu quả kinh tế- kỹ thuật cũng như tác động đến môi trường - xã hội của dự án. Các tài liệu liên quan về vùng dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật được thu thập nhằm ước tính khả năng cấp nước sạch của dự án đến năm 2030. Kết quả cho thấy hệ thống cấp nước được đánh giá cao về chất lượng nước đối với sức khỏe con người và khả năng duy trì, bền vững trong các điều kiện khác nhau. Áp lực nước và lưu lượng cung cấp trong giờ cao điểm được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bên sử dụng nước. Hệ thống cấp nước sạch có tác động tích cực đến môi trường trong giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo cung cấp nước sạch bền vững cho cộng đồng, và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực

Dự báo chất lượng nước để làm cơ sở khoa học để xuất giải pháp tổng họp phục hồi dòng chảy sinh thái sông Tô Lịch (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sông Tô Lịch là sông thoát nước lớn nhất trong khu vực trung tâm TP Hà Nội, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô. Hiện nay sông bị ô nhiễm nặng và khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế. Sử dụng phần mềm tính toán chất lượng nước QUAL 2K với sự hiệu chỉnh hệ số chuyển hóa chất ô nhiễm hữu cơ K1 phù hợp với điều kiện thực tế của sông Tô Lịch. Nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ TIC- 09/01-2016-3 đã tính toán dự báo chất lượng nước sông Tô Lịch theo 4 kịch bản với các giải pháp cải thiện chất lượng nước khác nhau. Trên cơ sở đó các giải pháp theo kịch bản 4 là: I) thu gom về xử lý toàn bộ nước thải trong lưu vực: xử lý ô nhiễm tồn lưu trong sông): 2) kè và cải tạo bờ đảm bảo ổn định cho sông; 3) bổ cập nước sạch cho sông về mùa khô; và 4) bố trí các công trình vui chơi giải trí kết hợp cảnh quan với tăng cường tự làm sạch nước sông. Với các giải pháp kỹ thuật tổng hợp này, dòng chảy sinh thái được phục hồi và sông đảm bảo được vai trò hệ thống hạ tầng kỹ thuật xanh cho TP Hà Nội

Cụm làng cổ EZE „ nơi trò chuyện của kiến trúc và nghệ thuật (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

“Khám phá Nghệ thuật và kiến trúc tại cụm làng cổ Pháp” là một hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc và ấn tượng bởi Miền Nam nước Pháp nổi tiếng với những ngôi làng từ thời trung cổ chạy dọc eo biển Địa Trung Hải, các ngôi làng này ẩn chứa rất nhiều công trình và sự kiện mang đậm nét truyền thống địa phương. Từ sự ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa đến điều kiện tự nhiên đã tạo nên một quần thể kiến trúc bản địa độc đáo đầy mê hoặc. Với lợi thế là địa hình nằm trong vị trí là nút giao của các lãnh thổ lân cận, một bên là núi cao nhìn ra biển, một bên là lục địa dốc và hẹp; rất thích hợp dùng làm điểm quan sát, lại thuận lợi trong phòng thủ nên vùng này được xem như một nơi lý tưởng để chiếm đóng, cai trị trong quá khứ.

Sơn thếp truyền thống trong di tích kiến trúc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Với đường nét chạm khắc tinh xảo, sắc đỏ của sơn, ánh sáng lấp lánh của vàng quỳ cùng những đề tài trang trí phong phú mang ý nghĩa tốt lành, cao quý đã đưa đồ gỗ sơn thếp gắn với những nơi tôn nghiêm, trang trọng chốn cung đình hay nơi thờ tự và trở thành những vật quý giá, linh thiêng

Nghiên cứu tối ưu hóa độ bền bám dính lớp phủ WC-12CO trên bề mặt trụ trong bằng công nghệ phun phủ nhiệt khí tốc độ cao HVOF (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mục đích của nghiên cứu này là tối ưu hóa độ bám dính của lớp phủ được tạo ra ở bề mặt trụ trong bằng công nghệ phun phủ HVOF. Vật liệu phủ là bột WC-12Co trên nên thép ống 20Cr. Các thông số chính của quá trình phun được nghiên cứu bao gồm lưu lượng phun, khoang cách phun và vận tốc tương đối của súng phun. Các thí nghiệm được bố trí theo thiết kế Taguchi L9. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tham số quá trình phun được lựa chọn trong thí nghiệm ảnh hưởng đáng kế đến độ bám dính của lớp phủ với bề mặt nền thép ống 20Cr. Theo phân tích Taguchi và ANOVA trong các thử nghiệm, các giá trị thông số phun tối ưu đạt được ở khoảng cách phun 0,25 m, lưu lượng bột 26 g/phút và vận tốc tương đối của súng phun là 0,15 m/s. Với các thông số này, giá trị độ bám dính tối ưu đạt được là 66,47 MPa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của các thông số quá trình phun đến độ bám dính, trong đó khoảng cách phun ảnh hưởng 38,4%, lưu lượng bột 34,7% và vận tốc tương đổi súng phun 25,7%.

Ảnh hưởng của siết chặt tới khả năng chịu lực của mối ghép bu lông đai ốc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mối ghép bu lông - đai ốc là một kiểu môi ghép cơ khí được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong các ngành cơ khí, thiết bị công nghiệp và các thiết bị dân dụng khác. Trong điều kiện thực tế, do ảnh hưởng của các điều kiện tải trọng và các yếu tố môi trường khiến cho các mối ghép ren bị hỏng, từ đó gây ra ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các công trình. Một trong những yếu tố rất quan trọng khi thực hiện lắp ghép mối ghép bu lông - đai ốc đó là kiểm soát lực siết chặt, hay là moment xoắn trong quá trình siết đai ốc. Nếu lực siết bu lỏng - đai ốc không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng các con ốc bu lông bị lỏng, không đảm bảo tính cứng vững và gây ra đến sự mất ổn định của cấu trúc môi ghép. Trong khi đó, khi các bu lông, đai ốc hay mối ghép bị siết chặt quả mức cũng sẽ tạo ma sát lớn, dễ hư hỏng và quá tải của mối ghép. Trong bài báo này, tác giả sử dụng phương pháp phân tử hữu hạn vào mô phỏng đánh giá khá năng chịu lực và biến dạng của mối ghép bu lông - đai ốc dưới sự ảnh hưởng của các giá trị lực siết khác nhau. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà kỹ thuật lựa chọn được giá trị lực siết chặt hợp lý, qua đó đảm bảo quá trình lắp ráp an toàn nhất và tăng tuổi thọ cho mối ghép

Thành phố đáng sống phải là một thành phố có thể đi bộ dễ dàng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khái niệm thành phố đáng sống ngày nay đã được biết đến rộng rãi. Thành phố (TP) đáng sống luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân trong việc định cư và lập nghiệp. Việc xây dựng TP đáng sống, thường dựa trên nhiều tiêu chí: Môi trường xã hội an toàn, bền vững, kinh tế phát triển, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục hợp lý, còn bao gồm cả yếu tố văn hóa, bản sắc hấp dẫn ... Một trong những tiêu chí để xác định chất lượng cuộc sống ờ đô thị là việc đi bộ dễ dàng. Trong nhiều thế kỷ qua, ô tô và xe máy đã thống trị đường phố, chi phối cách chúng ta quy hoạch và phát triển các khu đô thị. Nhưng các TP đầy ô tô thường buồn tẻ và xấu xí, làm cho con người ngày càng trở nên xa cách. Các nhà quy hoạch đã nhận ra rằng cần xem xét các lợi ích của việc đi bộ như một chất xúc tác để tạo ra thêm nhiều TP đáng sống hơn. Như vậy, một TP đáng sống phải là một TP tạo được nhiều cơ hội cho việc đi bộ dễ dàng

Quản lý đô thị ứng phó hạn mặn tại thành phố Bến Tre (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Những năm gần đây, diễn biến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phức tạp, bất thường, năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Đặc biệt năm 2016, được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua và dự báo xâm nhập mặn sớm hơn, từ giữa tháng 1, tại TP Bến Tre nước biển xâm nhập sâu vào các sông rạch khiến các dòng sông, kênh bị nhiễm mặn sớm. Nước mặn cũng tác động đến lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, đô thị, du lịch, cấp nước sinh hoạt... Đặc biệt, đời sống của người dân đô thị bị ảnh hưởng nặng nề. Những tháng đầu năm 2024, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nghiêm trọng. Thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra là rất lớn, tác động trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre nói chung và TP Bến Tre nói riêng. Chính vì vậy, nhất thiết cần phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là nghiên cứu giải pháp giảm thiểu tác động của hạn mặn đến đời sống người dân

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Công nghệ nhà thông minh đang trở thành một xu hướng quan trọng và phát triển rất nhanh chúng trong lĩnh vực xây dựng bởi vì người tiêu dùng có thể thu được nhiều lợi ích từ việc sử dụng công nghệ này. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người tiêu dùng vẫn chưa có ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh trong cuộc sống của họ. Bài báo này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của người tiêu dùng trong bối cảnh ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra ba yếu tố chính ảnh hưởng tích cực tới ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của người tiêu dùng bao gồm sự đổi mới trong nhận thức của người tiêu dùng, khả năng tương thích, kiểm soát hành vi có nhận thức. Trên cơ sở này, bài báo đưa ra một số đề xuất để công nghệ nhà thông minh trở nên phổ biến hơn nữa trong thời gian tới

Tìm lại nguồn gôcc của các khu tập thể ở Hà Nội (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Dựa trên các tư liệu về lịch sử kiến trúc và xây dựng đô thị nửa đầu thế kỷ 20, bài viết muốn tìm về cội nguồn ý tưởng và thực tiễn hình thành các Khu tập thể (KTT) ở Hà Nội. Tác giả đã lần theo sự hình thành của trường phái hiện đại trong kiến trúc và quy hoạch đô thị châu Âu, về khái niệm “TP chức năng” với Hiến chương Athens, cùng những sự tách, nhập các dòng tư tưởng khác nhau của trường phái kiến trúc này. Từ đây, bài viết chỉ ra quá trình chuyển tiếp của trường phái này từ châu Âu đến kiến trúc và quy hoạch đô thị ở Liên Xô vào giữa thế kỷ 20 dưới tác động của những biến đổi chính trị - xã hội ở đó. Và sau cùng, bài viết chỉ ra con đường vòng từ “Đơn vị khu ở của Clarence Perry” tới “Phiên bản Liên Xô” của nó - các mikroraion, rồi đến với sự hình thành các KTT ở Hà Nội những năm 1960, khi nhấn mạnh biểu trưng của kiến trúc và quy hoạch đô thị là: “Thiết kế có trách nhiệm với xã hội”

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI