Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Cảnh quan nông nghiệp định hình phát triển bền vững cảnh quan đô thị Việt Nam - Từ lý luận đến mô hình ứng dụng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết nghiên cứu về vai trò của cảnh quan nông nghiệp và tiềm năng phát triển của cảnh quan nông nghiệp trong xu hướng phát triển ở các đô thị cấp I trở lên tại Việt Nam. Từ nền tảng lý luận về cảnh quan nông nghiệp trong đô thị, bài viết còn đề xuât mô hình chung nhằm ứng dụng trong quy hoạch hay tổ chức không gian sống ở đô thị. Bằng phưong pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, quan sát, bài viết cung cấp góc nhìn lý luận mới về cảnh quan nông nghiệp trong đô thị Việt Nam, hướng đến mục tiêu phát triển bền vũng, thích nghi và linh hoạt.

Khai thác và kế thừa truyền thống trong kiến trúc Việt Nam sau đổi mới (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cọ sát cạnh tranh của các nồng tư tưởng văn hóa là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kiến trúc luôn bị đặt giữa một nan đề giữa việc biểu đạt tinh thần quốc tế/thời đại và tinh thần địa phương/lịch sử. Bài báo phân tích và đánh giá các nỗ lực của các KTS Việt Nam sau năm 1986 trong việc khai thác và kế thừa các giá trị lịch sử truyền thống trong bối cảnh hiện nay

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế cho nên thời nào cũng có, chỉ là phương thức biểu đạt / truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau. Kinh nghiệm khai thác, phát huy tiếp biến yếu tố bản địa Việt Nam trong kiến trúc mới đã được nhìn thấy từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 - trong bối cảnh sự xâm nhập của người Pháp vào Việt Nam. Từ đây, đã diễn ra một quá trình giao lưu và tiếp biến, mà khởi đầu là gượng ép, cho tới sự hòa nhập ở giai đoạn sau, của quy hoạch và kiến trúc phương Tây thời cận đại với giá trị bản địa Việt Nam. Thông qua phân tích bốn trường hợp phát triển đô thị thời cận đại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Đà Lạt, cùng sự hình thành và phát triển rực rỡ của phong cách kiến trúc Đông Dương, bài viết đóng góp thêm tư liệu về sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị Việt Nam thời Pháp thuộc. Đây là một nội dung / giai đoạn nghiên cứu trong Đề án Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, làm mới (đổi mới) giá trị truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đang được Hội KTS Việt Nam thực hiện.

Cải tiến mô hình dự đoán khả năng chịu lửa của cột bê tông cốt thép (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung đánh giá khả năng dự đoán chính xác của các tiêu chuẩn thiết kế cũng như một số công thức đề xuất hiện tại về khả năng chịu lửa của cột bê tông cốt thép (BTCT). Đồng thời, đề xuất công thức mới dựa trên kết quả thực nghiệm và bộ dữ liệu thực nghiệm đã thu thập được để đánh giá khả năng chịu lửa của cột BTCT. Mô hình đề xuất đơn giản hơn và có thể thực hành tính toán thuận tiện hơn so với các mô hình trước đó. Kết quả dự đoán sử dụng mô hình đề xuất cho thấy sự hiệu quả và độ chính xác cao hơn so với các mô hình hiện có. Tác động của các tham số thiết kế đến khả năng chịu lửa của cột BTCT cũng được nghiên cứu bằng cách sử dụng mô hình tham số.

Tấm bê tông cốt liệu tái chế trên nền cát: Từ thiết kế đến ứng dụng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu mô tả một chương trình thí nghiệm được tiến hành trên các tấm lát bê tông cốt liệu tái chế (BTCLTC) được đặt trên lớp nền cát. Các tấm cỡ kích thước 300x300x60 mm và 300x300x70 mm và được thí nghiệm dưới tải trọng tập trung. Các kết quả thu được từ các thí nghiệm đã được sử dụng để xác định khả năng chịu lực, biến dạng (bao gồm độ lún và nứt) và dạng phá hoại của các tấm BTCLTC. Những phát hiện này sau đó đã được sử dụng để hiệu chỉnh các công thức lý thuyết và đề xuất một công thức thực nghiệm để dự đoán khả năng chịu lực của các tấm BTCLTC trên nền đàn hồi. Nghiên cứu chứng minh tiềm năng sử dụng các tấm BTCLTC cho vỉa hè, hè đường đô thị và sân bãi như một giải pháp thay thế bền vững với môi trường cho các vật liệu xây dựng truyền thống.

Ảnh hưởng của ăn mòn cưỡng bức đến ứng xử kéo của cốt thép bị ăn mòn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích ứng xử kéo của cốt thép trong các kết cấu bê tông cốt thép chịu ăn mòn cưỡng bức. Mẫu thí nghiệm được tạo ra nhằm phản ánh chính xác điều kiện làm việc thực tế của kết cấu bê tông cốt thép chịu ăn mòn. Ba loại mẫu thí nghiệm tương ứng với ba loại đường kính cốt thép là 12mm, 16mm, 20mm, mác bê tông B25, B35 và B45, được ngâm trong bể chứa dung dịch NaCI 3,5% trong các khoảng thời gian nhất định. Các mẫu thép sau khi thử ăn mòn được đưa vào phân tích bằng thí nghiệm kéo. Kết quả cho thấy, tải trọng - chuyển vị cực đại giảm từ D20, D16 và D12. Không có sự khác biệt giữa các mẫu nhưng ở mẫu D16 và D20, chúng ta có thể thấy rõ điều này. Dựa trên điều này, đường kính cốt thép càng nhỏ thì sự kết nối giữa cốt thép và bê tông càng hiệu quả. Khả năng chịu lực giảm tới 40%, biến dạng giảm tới 35%.

Mô hình phát triển & các thách thức suy giảm trung tâm đô thị tại các đô thị trung bình ở Pháp (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này trình bày về mô hình phát triển của các đô thị ở Pháp và thảo luận về hiện tượng sụt giảm đô thị và suy kiệt trung tâm thành phố ở Pháp. Bài báo đã đưa ra các nhân tố chính như xã hội, kinh tế, dân số và chính sách công để mong muốn định hình lại trung tâm thành phố vói khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư và quản lý tài chính. Cuối cùng, bài báo đề xuất nên có nhũng phưong pháp linh hoạt và tùy chỉnh để giải quyết nhũng thách thức cụ thể của từng đô thị.

Tổng hợp các công cụ kiểm soát phát triển đô thị ở Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Để kiểm soát phát triển đô thị, các công cụ thường được sử dụng là khung pháp lý, quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị... Trong những năm gần đây, đồ án thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị còn được xem là những công cụ pháp lý được sử dụng có hiệu quả và làm cơ sỏ để cấp phép xây dựng và quản lý đô thị. Do các khung kiểm soát phát triển đô thị theo tiêu chí phát triển bền vững còn chưa cụ thể, nên việc sử dụng các công cụ kiểm soát phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vũng là hết sức cần thiết.

Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm kè ly tâm tại khu vực thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm kè ly tâm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng từ năm 2021. quá trình đánh giá bao gồm khảo sát hiện trạng, phỏng vấn các chuyên gia và người dân về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cũng như tác động đến môi trường và xã hội của công trình. Các tài liệu và hồ sơ dự án được thu thập, địa hình quanh kè được đo đạc và độ lún của kè được quan trắc. Kết quả cho thấy độ lún của kè dao động từ 43 mm đến 49 mm tại ba vị trí quan trắc, cho thấy kè ổn định caa sau ba năm vận hành. Đặc biệt, sự nâng caa của mặt đất phía sau kè rất đáng kể, với can độ lứn nhất là +1.257 mm (MSL) tại vị trí BI và nhả nhất là +983 mm (MSL) tại vị trí B2 su với mốc quốc gia. Việc trồng lại rừng ngập mặn cùng với cũng trình kè đã cải thiện đáng kể khu vực bừ biển từng bị sạt lử nghiêm trọng. Hiậu quả tích cực vễ kinh tế - kỹ thuật và tác động mũi trường - xã hụi của mõ hình kè ly tâm thí điểm được các chuyên gia đánh giá cao. Phản hổi từ người dân sung trung khu vực dự án cũng rất tích cực

Dự báo khả năng chịu nén đúng tâm của cột bê tông cốt thanh sợi polymer dựa trên mô hình cây hồi quy M5P (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này đề xuất công thức có độ tin cậy khi xem xét đầy đủ các biến đầu vào để dự báo khả năng chịu nén đúng tâm của cột bê tông cốt sợi pnlymer (FRP). Công thức dự báo được đề xuất dựa trên các dữ liệu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây và mô hình cây hồi quy M5P, đồng thời được so sánh với bến công thức của các tác giả trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, công thức đã cho kết quả dự báo tốt nhất với hệ số xác định (R2) bằng 0.995. Dựa trên mô hình cây hồi quy M5P. ba biến sẽ gồm các biến diện tích tiết diện cột bê tông ụg). mô đun đàn hồi của cốt FRP (ffrp) và cường độ chịu nén của bê tông (fc) là các biến số có ảnh hưởng lớn dến kết quả dự báo

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI