Giới thiệu một số tính chất cơ lý của sợi tre [14-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Cây tre khá phổ biến ở Việt Nam và các nước nhiệt đới, nó đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng và cơ khi từ lâu đời. Việc nghiên cứu tinh chất cơ học của tre rất cần thiết đặc biệt xem xét sự phức hợp của cơ sở polyme với sợi tự nhiên (Tre) thay thế vật liệu tự nhiên dựa trên tiềm năng tính chất làm vật liệu cố định trong vật liệu tổng hợp polyme. Bài báo này giới thiệu tính chất cơ bản của tre trên quan điểm là vật liệu polyme composite. Nó nêu bật công việc trước đây đã được thực hiện trong lĩnh vực sợi tre định nghĩa của cố gắng tổng hợp vật liệu. Việc nghiên cứu tài liệu này sẽ là nguồn tài liệu tốt cho các nhà khoa học, kỹ sư và những người quan tâm nghiên cứu về sử dụng tre trong lĩnh vực kỹ thuật.
Thực nghiệm chế tạo sản phẩm dạng trục bằng công nghệ waam vơi các tốc độ dây khac nhau [14-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Kỹ thuật sản xuất hàn đắp được quan tâm rất nhiều trong công nghiệp bởi khả năng chế tạo những chi tiết kim loại lớn với chi phí thấp và thời gian ngắn. Đây là công nghệ tương đồng với các công nghệ in 3D kim loại dựa trên bột kim loại, điểm khác biệt ở đây là các công nghệ in khác dùng chùm tia e hoặc laser làm nguồn năng lượng để nóng chảy bột hoặc dây kim loại thì WAAM làm chảy dây kim loại bằng hồ quang điện. Hiện có nhiều công trình nghiên cứu xem xét đánh giả cơ tính của vật liệu sau khi hàn đắp cho thấy hợp kim titan sau gia công có thế so sánh được với vật đúc hoặc rèn. WAAM hai dây có khả năng chế tạo hợp kim intermetallic và cho thấy công nghệ đầy tiềm năng trong tương lai thay thế hoàn toàn cho các phương pháp gia công truyền thống khác. Giống như EBAM và DED, các công nghệ WAAM tạo ra sản phẩm gần với thiết kế nhất, sau đó kết hợp gia công CNC để đạt yêu cầu về chất lượng bề mặt và kích thước hình học (cũng có thể hiểu là phương pháp tạo phôi vạn năng), điều đó cho phép giảm thời gian gia công, tiết kiệm vật liệu và nâng cao năng suất.
Khảo sát độ bền kéo của các mẫu waam với các cường độ dòng điện khác nhau [14-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo nghiên cứu về độ bền kéo của các sản phẩm sử dụng công nghệ WAAM với các thông số: tốc độ hàn, khoảng cách giữa các đường hàn, góc xoắn là giống nhau, chỉ cường độ dòng điện khác nhau lần lượt là 110 A, 120A và 13OA khi hàn đắp lên các vòng long đền sắt. Kết quả phân tích độ bền kéo cho thấy: Khi hàn với cường độ dòng điện Mid (12OA) cho ra sản phẩm có độ bền kéo cao hơn so với các giá trị cường độ dòng điện Min (110A) và Max (130A).
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng lớp in đến độ bền sản phẩm WAAM Từ khóa: [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng lớp in đến độ bền sản phẩm WAAM” được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu về các thông số lớp in đến độ bền của sản phẩm. Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc hiểu rõ các cơ chế ảnh hưởng của quá trình in đến cấu trúc vật liệu và độ bền của sản phẩm WAAM. Từ đó, các giải pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa quá trình sán xuất, cải thiện độ bền cho sản phẩm WAAM sẽ được đề xuất. Đê tài nghiên cứu này có ý nghĩa cấp thiết và thiết thực đối với việc phát triển công nghệ in 3D kim loại tiên tiến WAAM tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Thiết kế chế tạo đồ gá hàn đa điểm cho cánh bơm hút D90 [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu về thiết kế đồ gá hàn đa điểm để chế tạo cánh bơm hút nước hố nổ mìn D90 phục vụ cho khai thác mỏ. Đồ gá có nhiệm vụ: - Gá đặt, định vị các phần tử hàn của cánh bơm D90. - Kết nối với máy hàn điểm 2106B80. - Thực hiện quá trình hàn đa điểm để chế tạo cánh bơm.
Giải pháp đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu này phân tích các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, bao gồm: huy động nguồn vốn đa dạng từ ngân sách nhà nước, ODA và hợp tác công tư (PPP); ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển giao thông thông minh và hệ thống quản lý giao thông hiện đại; cải thiện quy hoạch đô thị và ban hành chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng; đồng thời nâng cao năng lực quản lý thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giao thông. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần xây dựng hệ thống giao thông bền vững, hiện đại và hiệu quả cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân tích và đề xuất một số nội dung đánh giá an toàn công trình cầu đường bộ trong quá trình khai thác tại Việt Nam [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Các công trình cầu đường bộ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia. Đảm bảo an toàn cho các công trình này là yếu tố then chốt để phương tiện lưu thông thông suốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu đi lại và vận chuyển tăng cao khiến số lượng và lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, các hiện tượng thời tiết và thiên nhiên cực đoan đã tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn của các công trình giao thông, đặc biệt là cầu đường bộ tại Việt Nam. Do đó, việc đánh giá an toàn cho các công trình này trong quá trình khai thác là vô cùng cấp thiết. Bài báo này tập trung nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá an toàn công trình cầu, là cơ sở để xây dựng các phương án phòng ngừa rủi ro, dự báo sớm các nguy cơ tiềm ẩn và lập kế hoạch bảo trì phù hợp trong suốt quá trình vận hành. Bộ tiêu chí không chỉ dựa trên các quy định và tiêu chuẩn quốc tế mà còn được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đặc biệt trong công tác quản lý và vận hành cầu.
Mô hình hóa thông tin cầu [BRLM] với các đối tượng tham số mở [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Theo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình BIM đến năm 2025 sẽ áp dụng cho các công trình cấp II, hiện tại đã áp dụng cho công trình cấp I và cấp đặc biệt. Hiện tại để tạo lập mô hình BIM các đơn vị tư vấn phải dùng các phần mềm chuyên dụng chạy trực tiếp trên máy tính đều này đòi hỏi cấu hình máy tính phải đủ mạnh, chi phí đầu tư thiết bị lớn. Vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng ứng dụng OpenBrlM chạy trên nền web để tạo lập mô hình BIM cho công trình cầu. Kết quả cho thấy có thể áp dụng ngôn ngữ ParamML để tạo lập mô hình bao gồm: 1) Mô hình mức độ chi tiết LOD300, LOD350; 2) Phân tích nội lực trụ trên mô hình BIM; 3) Kiểm toán kết cấu; Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị tư vấn BIM để giảm chi phí đầu tư máy tính và phần mềm bản quyền
|
|
|
|