Sử dụng phương pháp thừa số Lagrange để phân tích tĩnh bài toán kết cấu dàn phẳng có nhiêu thanh dàn sai lệch chiêu dài do chế tạo
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Kết cấu dàn là một trũng những dạng kết cấu sử dụng nhiều nhất được lựa chọn làm phương án kết cấu cho các công trình vượt khẩu độ lớn. Trong thực tế thi công, các kết cấu dàn thường được chế tạo tại các nhà máy, sau đó được vận chuyển và lắp đặt tại các vị trí xây dựng công trình. Việc chế tạo các thanh dàn trong thực tế thường có sự sai lệch trong phạm vi cho phép so với chiều dài trong thiết kê' và tính toán, điều này cũng được phép trong các tiêu chuẩn thi công nghiệm thu kết cấu thép hiện hành. Vì vậy, nội dung bài báo SẼ trình bày một phương pháp hiệu quả để xây dựng cách giải bài toán kết cấu dàn khi nhiều thanh dàn có chiều dài sai lệch do chế tạo.
Đánh giá ảnh hưởng của việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đến ổn định công trình kè Trà Cú tỉnh Trà Vinh
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Công trình kè Trà Cú đóng vai trò quan trọng trong bảo VỆ bờ sông và hạn chế sạt lở. ViỆc nâng cấp và mở rộng tuyến đường ven kè làm thay đổi tải trọng và ứng suất nền đất, ảnh hưởng đấn sự ổn định công trình. Nghiên cứu này đánh giá tác động của quá trình nâng cấp qua bốn giai đoạn: khai thác hiện hữu, thi công mở rộng, vận hành sau nâng cấp và khi chịu tác động mưa lớn. Kết quả mô phỏng cho thấy giai đoạn thi công có biến dạng và mô men nội lực lớn nhất do tải trọng từ thiết bị và vật liệu xây dựng. Sau khai thác, công trình ổn định hơn nhưng hệ số an toàn giảm. Khi có mưa lớn, áp lực nước lỗ rỗng khiến hộ số an toàn giảm xuống 1,31. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của kiểm soát tải trọng thi công, cải thiện thoát nước và giám sát công trình để đảm bảo ổn định lâu dài.
Mô phỏng ứng xử chịu lực nén dọc trục của cột tròn liên hợp bê tông thường nhồi ống đúc sẵn bằng bê tông siêu tính năng cao Từ khóa:
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Với cườmg độ và độ bền vượt trội hơn rất nhiều so với bê tông thông thường, bê tông siêu tính năng can (UHPC) được coi như là một loại vật liệu tiềm năng để chế tạo các ống móng đúc sẵn nhồi bê tông thường (NSC) vào bên trong và tạo ra được một loại cột liên hợp mới (UHPC-NSC). Các ống mỏng đúc sẵn bằng UHPC với tính toàn vẹn cao có thể thay thế những ống mỏng truyền thống khác trong cột liên hợp như ống thép, ống bằng sợi polymor (FRP) được bọc ngoài và có tác dụng kiềm chế nở hông lõi bê tông thường bên trong. Nhiều nghiên cứu hơn nữa để loại cột liên hợp mới UHPC-NSC được áp dụng trong thực tế là rất cần thiết. Do đó, bài báo này trình bày một vấn đề liên quan đến mô phỏng phần tử hữu hạn (FEM) cột tròn liên hợp bê tông thường nhồi ống mỏng đúc sẵn bằng bê tông siêu tính năng cao dưới tác dụng của lực nén dọc trục tròn lõi bã tông thường. Mô hình FEM được xây dựng trong phần mềm ABAQUS để kiểm chứng một số kết quả thí nghiệm thu thập được. Mô hình ứng xử vật liệu cho lõi bô tông thường bị kiềm chế nở hông và ống mỏng UHPC được đề xuất để mô phỏng chính xác ứng xử của hai loại vật liệu. Mô hình FEM được thiết lập trong nghiên cứu này cho kết quả chính xác khi so sánh dạng phá hoại, đường cong lực - biến dạng, và tải trọng cực hạn với các kết quả thí nghiệm trước đây.
Nghiên cứu chiến lược cho quản trị logistics trong xây dựng tiền chế tại Việt Nam áp dụng phương pháp AHP
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp lý thuyết dựa trên các tài liệu gồm nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới quản trị logistic (Logistic managemant) trang xây dựng tiền chê' (offsite canstructian). Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Prncess - AHP) để xác định mức độ ưu tiên của các chiến lược và từ kết quả thu được, nghiên cứu xây dựng lộ trình áp dụng các chiến lược để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị Logistics tiền chế trong ngành Xây dựng Việt Nam.
Các yếu tố tác động đến chuyển đổi số của doanh nghiệp xây dựng cấp tổng công ty
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Chuyển đổi số (CĐS) đang trử thành xu hướng tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngành Xây dựng - lĩnh vực có đặc thù phức tạp và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, trong đó các doanh nghiệp xây dựng cấp tổng công ty đóng vai trò chủ lực trong triển khai các dự án lớn. đa ngành như đầu tư hạ tầng, sản xuất vật liệu, xây dựng nhà ở, đô thị và bất động sản. Với phạm vi hoạt động rộng cả trong nước và quốc tế, nhu cầu DOS để tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả vận hành và giảm thiểu chi phí là vô cùng cấp thiết. Quyết định sô' 258/QĐ- TTg năm 2023 do Chính Phủ Việt Nam ban hành quy định việc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) là bắt buộc với các dự án quan trọng từ năm 2023, điều này tạo áp lực và đồng thời là động lực buộc các doanh nghiệp xây dựng cấp tổng công ty phải đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ và phát triển nguồn nhân lực số. Tuy nhiên, quá trình này gặp nhiều thách thức do sự phức tạp trong quản lý đa ngành, hạn chế về tài chính, năng lực công nghệ và khả năng thích ứng của đội ngũ nhân sự. Bài báo nhằm làm rõ đặc điểm của các doanh nghiệp xây dựng cấp tổng công ty, phân tích thực trạng triển khai CĐS và các yếu tố tác động đến quá trình này. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường năng lực điều hành và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong bối cảnh CĐS toàn cầu.
Ảnh hưởng của phân tầng địa chất đến khả năng hóa lỏng của nén đất: Nghiên cứu thực nghiệm
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phân tầng địa chất đến khả năng hóa lỏng của nền đất thông qua thí nghiệm cắt đơn giản tuần hoàn (CDSS). Ba mô hình phân tầng đất được xam xét: (i) mẫu có hạt mịn phân bố đổng đều (C2), (ii) mẫu có hạt mịn tập trung ở lớp trên và lớp dưới (C3), và (iii) mẫu có hạt mịn tập trung ở lớp giữa (C4). Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích tác động của chiều dày lớp cắt đến khả năng chống hóa lỏng. Các thí nghiệm được thực hiện dưới điều kiện có kết ban đầu 100 kPa, tỷ số ứng suất tuần hoàn (CSR) = 0,l, và tiêu chí hóa lỏng được xác định khi biến dạng cắt biên độ kép đạt 7,5%. Kết quả cho thấy sự phân bố hạt mịn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chống hóa lỏng. Cụ thể, mẫu C2 và 03 có số chu kỳ hóa lỏng trung bình tương đương nhau, cho thấy sự khác biệt trong cách phân bố hạt mịn không tác động rõ rệt trong trường hợp này. Trong khi đó, mẫu C4 có khả năng chống hóa lỏng cao hơn đáng kể do lớp cắt trên và dưới đóng vai trò vùng chịu tải chính, giúp hạn chế sự phát triển nhanh chóng của áp lực nước lỗ rỗng. Ngoài ra, chiều dày lớp cắt cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chống hóa lỏng, khi lớp cát dày hơn, sô' chu kỳ hóa lỏng tăng lên, cho thấy khả năng tiêu thoát áp lực nước lỗ rỗng tốt hơn, giúp nền đất ổn định hơn dưới tải trọng động. Mối quan hệ tuyến tính giữa số chu kỳ hóa lỏng và chiều dày lớp cắt được thiết lập, cung cấp công cụ dự báo khả năng hóa lỏng của nền đất dựa trên đặc điểm phân tầng địa chất. Kết quả nghiên cứu cung cấp Cơ sở thực nghiệm quan trọng trong việc đánh giá nguy Cơ hóa lỏng của nền đất có cấu trúc phân tầng tự nhiên, đồng thời góp phần vào viậc thiết kế móng và cải tạo nền đất tại các khu vực có nguy Cơ động đất.
Xây dựng mô hình hỗ trợ báo giá đấu thầu phần kết câu thép tại Việt Nam
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam làm gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng kết cấu thép nhà xưởng. Nghiên cứu được xây dựng để góp phần hỗ trợ nhà thầu trung việc ước tính chi phí xây dựng kết cấu thép nhà xưởng, phục vụ công tác báo giá dự thầu cũng như tạo cơ sở để so sánh chi phí giữa các phương án xây dựng nhà xưởng. Nghiên cứu đã đưa ra 16 nhân tố ảnh hưởng chính và xây dựng một mô hình ước lượng chi phí ứng dụng mô hình mạng nơ-run nhân tạo (ANN) trên phần mềm Rapidminar Studio dựa trên nguồn dữ liệu 40 dự án đã thực hiện. Đóng góp của nghiên cứu nhằm tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác cho việc báo giá dự thầu kết cấu thép nhà xưởng và tạo Cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
Tích hợp phương pháp phần tử hữu hạn với các thuật toán tối ưu hóa đa mục tiêu để giải kết cấu dàn không gian
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Tối ưu hóa kết cấu công trình luôn là đề tài được quan tâm trong quá trình thiết kế của các kỹ SƯ xây dựng. Nghiên cứu này trình bày các bước để thực hiện thông qua việc áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn kết hợp với các thuật toán tối ưu hóa phổ biến hiện nay. ViỆc So sánh mức độ hiệu quả của các thuật toán NSGA-II, MoPSo, MoEA/o và MOJS SẼ được khảo sát trên các ví dụ công trình điển hình. Kết quả cho thấy thuật toán MoJS cho kết quả tính toán ổn định và nhanh hơn các thuật toán còn lại. Kết quả nghiên cứu SẼ đề xuất thêm cho các kỹ SƯ thiết kế nhiều sự lựa chọn và cân nhắc khi lựa chọn thuật toán tối ưu hóa kết cấu công trình
Mở rộng không gian lấn biển của đô thị, bài học từ kinh nghiệm TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Quá trình tác động lấn biển của con người cho các mục tiêu phát triển đô thị, tạo dựng diện mạo mới cho đô thị, phát triển kinh tế biển; tăng quy mô sử dụng đất và tác động tới các hình thái không gian cảnh quan gắn vói bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa khu vực ven biển, luôn nhằm hướng đến tạo dựng môi trường sống có trách nhiệm vì cộng đồng và thân thiện với môi trường, hình thành văn hóa văn minh, hiện đại của đô thị sinh thái biển. Bài viết chia sẻ một số thành công đạt được của quá trình mở rộng không gian đô thị TP Rạch Giá theo định hướng phát triển bền vững với các yếu tố VỀ điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện địa hình, tự nhiên và khí hậu của địa phương.
|
|
|
|