Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Phân tích động lực học khung thép không gian chịu va chạm của phương tiện giao thông (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, bên cạnh kết cấu bê tông, kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thương mại, dân dụng và công nghiệp. Cũng như sự phát triển kinh tế dẫn đến dẫu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông và vì thế gia tăng phương tiện giao thông tốc độ cao, cho nên kéo theo nguy cơ va chạm với các công trình dọc tuyến quốc lộ và đại lộ càng cao. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành chưa xem xét tải trọng va chạm tốc độ cao, dẫn đến nhiều vụ va chạm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiểu biết về ứng xử động của kết cấu khung thép dưới tải trọng va chạm còn hạn chế do ít nghiên cứu trong lĩnh vực này, bởi vì khó khăn trong thực hiện thí nghiệm. Trong nghiên cứu này, phần mềm LS-DYNA được sử dụng để mô phỏng và tìm hiểu ứng xử của khung kết cấu thép không gian hai tầng chịu va chạm từ xe tải Ford F800 SOT. Kết quả cho thấy, lực va chạm, lực cắt, moment uốn và sự phá hoại tăng theo vận tốc phương tiện. Khi vận tốc tăng từ 40 km/h lên l00 km/h, lực va chạm thay đổi từ 1630 kN đến 5230 kN, và kết cấu bắt đầu bị phá hoại nghiêm trọng ở vận tốc 80 km/h – l00 km/h. Việc dùng lực tĩnh tương đương để thiết kế kết cấu chịu tải trọng va chạm không đảm bảo an toàn. Nghiên cứu đề xuất sử dụng các tiết diện có độ cứng đồng đều như tiết diện hộp, ống hoặc tiết diện chữ H, và cũng cần xem xét gia cường để giảm thiểu biến dạng và chuyển vị khi chịu va chạm, tăng khả năng chịu lực và chống sụp đổ của khung thép

Xây dựng mối quan hệ giữa các thông số cơ bản của máy đào thủy lực (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Công tác đào đất là một phần quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Hiệu quả của quá trình đào đắp phụ thuộc lớn vào mức độ áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Việc cải tiến máy móc và thiết bị thi công đất gắn liền với xu hướng phát triển của ngành kỹ thuật cơ khí. Các thông số cơ bản là những yếu tố cần thiết để lựa chọn máy móc phù hợp với điều kiện vận hành cụ thể. Những thông số này bao gồm các chỉ số chính, khả năng di chuyển và tính cơ động của máy, kích thước làm việc, cũng như độ tin cậy của chúng. Bài báo thiết lập mối quan hệ giữa các thông số cơ bản của máy đào thủy lực dựa trên phân tích từ khảo sát một số máy đào thủy lực

"Hà Nội những ngày chiến tranh - những ngày hoà bình..." (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nhân đại lễ 70 năm Giải phóng Thủ đô, Tạp chí Kiến trúc xin trân trọng giới thiệu bài viết về Hà Nội của KTS Đoàn Khắc Tình, người nặng tình với Thủ đô yêu dấu, cũng là người nhiều thiện cảm với nền nghệ thuật Dân chủ Cộng hòa

Nhận diện đặc điểm và giá trị kiến trúc hiện đại Miền Nam giai đoạn 1954-1986 (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết phân tích và nhận diện những đặc điểm, giá trị của kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954- 1986. Đây là thời kỳ kiến trúc miền Nam bứt phá khỏi ảnh hưởng của phong cách cổ điển phương Tây, đồng thời tiếp thu các nguyên tắc của Chủ nghĩa Hiện đại quốc tế, nhưng được sáng tạo để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và khai thác có chọn lọc các yếu tố truyền thống vào những công trình quy mô lớn. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của nhiều công trình tiêu biểu, từ trụ sở hành chính, trường học, cơ sở tôn giáo đến nhà ở và các công trình văn hóa, thể hiện rõ tài hoa và sức sáng tạo của giới KTS Việt Nam. Các công trình được định hình theo ba phong cách chủ đạo: Hiện đại - Quốc tế, Hiện đại - Nhiệt đới, và Hiện đại - Dân tộc, góp phần quan trọng vào việc định hình phong cách kiến trúc hiện đại việt Nam. Những bài học về sự kết hợp hài hòa giữa tiến bộ của kiến trúc thế giới với các yếu tố bản địa, dân tộc vẫn tiếp tục mang lại giá trị tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn phát triển kiến trúc ngày nay

Kiến trúc Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986: từ dấu ấn lịch sử đến giá trị di sản (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Các tác phẩm kiến trúc là sự thể hiện những tư tưởng và cảm xúc của người sáng tạo (các KTS), được biểu đạt thông qua ngôn ngữ kiến trúc trong thực tiễn. Do chịu ảnh hưởng từ các điều kiện khác biệt giữa các dân tộc và giai đoạn lịch sử, các biểu hiện nghệ thuật và tác phẩm kiến trúc của mỗi dân tộc và mỗi thời kỳ cũng có sự khác nhau. Điều này lý giải cho sự khác biệt trong cách biểu đạt cảm xúc và tác phẩm kiến trúc tại các quốc gia khác nhau (khác biệt về không gian) hoặc giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau trong cùng một quốc gia (khác biệt về thời gian), dù có thể chúng cùng phục vụ một chức năng (như nhà ở, công trình công cộng...) hay sử dụng cùng một loại vật liệu xây dựng (gỗ, gạch, đá...). Sự hấp dẫn và phong phú của một đô thị hay khu vực cư trú - dưới góc độ kiến trúc - đến từ sự “chồng chất” của những lớp cảm xúc và tác phẩm kiến trúc thuộc nhiều thời kỳ (trong cùng một nền văn hóa) hoặc từ nhiều phong cách khác nhau (thuộc các nền văn hóa khác nhau). Điều này thường là kết quả của một đô thị/khu vực có bề dày lịch sử đáng kể hoặc trải qua sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ. Khi bóc tách những lớp cảm xúc đó, người ta có thể tìm thấy những dấu vết đặc trưng còn sót lại của một thời kỳ hay một giai đoạn văn hóa. Từ đó, ta có thể dựng lại câu chuyện lịch sử hình thành nên một đô thị, với những biến cố và thăng trầm ẩn chứa sau mỗi con phố, mỗi công trình. Kiến trúc Việt Nam nói chung và kiến trúc miền Bắc Việt Nam (MBVN) giai đoạn 1954 - 1986 là một giai đoạn rất đặc biệt, đánh dấu sự phát triển trong bối cảnh chính trị - xã hội độc đáo, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi tiếp biến lịch sử kiến trúc Việt Nam với những giá trị nghệ thuật đặc trưng. Các công trình kiến trúc được xây dựng tại MBVN trong giai đoạn này lả những tài sản kiến trúc rất có giá trị, nhiều công trình vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng và thẩm mỹ trong bối cảnh đô thị cho đến ngày nay. Có thể khẳng định rằng: Kiến trúc MBVN giai đoạn 1954 - 1986 đã đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại Việt Nam (KTHĐVN), tạo ra nhiều ảnh hưởng đến kiến trúc Việt Nam đương đại. Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, việc bảo tồn và gìn giữ kiến trúc giai đoạn này là điều đáng trân trọng. Nó không chỉ lưu giữ ký ức về một thời kỳ quan trọng mà còn tôn vinh những đóng góp của thế hệ KTS Việt Nam đă vượt qua nhiều khó khăn để sáng tạo nên các công trình mang giá trị lớn lao cho đất nước

Cảnh quan nông nghiệp định hình phát triển bền vững cảnh quan đô thị Việt Nam - Từ lý luận đến mô hình ứng dụng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết nghiên cứu về vai trò của cảnh quan nông nghiệp và tiềm năng phát triển của cảnh quan nông nghiệp trong xu hướng phát triển ở các đô thị cấp I trở lên tại Việt Nam. Từ nền tảng lý luận về cảnh quan nông nghiệp trong đô thị, bài viết còn đề xuât mô hình chung nhằm ứng dụng trong quy hoạch hay tổ chức không gian sống ở đô thị. Bằng phưong pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, quan sát, bài viết cung cấp góc nhìn lý luận mới về cảnh quan nông nghiệp trong đô thị Việt Nam, hướng đến mục tiêu phát triển bền vũng, thích nghi và linh hoạt.

Khai thác và kế thừa truyền thống trong kiến trúc Việt Nam sau đổi mới (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cọ sát cạnh tranh của các nồng tư tưởng văn hóa là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kiến trúc luôn bị đặt giữa một nan đề giữa việc biểu đạt tinh thần quốc tế/thời đại và tinh thần địa phương/lịch sử. Bài báo phân tích và đánh giá các nỗ lực của các KTS Việt Nam sau năm 1986 trong việc khai thác và kế thừa các giá trị lịch sử truyền thống trong bối cảnh hiện nay

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế cho nên thời nào cũng có, chỉ là phương thức biểu đạt / truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau. Kinh nghiệm khai thác, phát huy tiếp biến yếu tố bản địa Việt Nam trong kiến trúc mới đã được nhìn thấy từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 - trong bối cảnh sự xâm nhập của người Pháp vào Việt Nam. Từ đây, đã diễn ra một quá trình giao lưu và tiếp biến, mà khởi đầu là gượng ép, cho tới sự hòa nhập ở giai đoạn sau, của quy hoạch và kiến trúc phương Tây thời cận đại với giá trị bản địa Việt Nam. Thông qua phân tích bốn trường hợp phát triển đô thị thời cận đại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Đà Lạt, cùng sự hình thành và phát triển rực rỡ của phong cách kiến trúc Đông Dương, bài viết đóng góp thêm tư liệu về sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị Việt Nam thời Pháp thuộc. Đây là một nội dung / giai đoạn nghiên cứu trong Đề án Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, làm mới (đổi mới) giá trị truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đang được Hội KTS Việt Nam thực hiện.

Cải tiến mô hình dự đoán khả năng chịu lửa của cột bê tông cốt thép (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung đánh giá khả năng dự đoán chính xác của các tiêu chuẩn thiết kế cũng như một số công thức đề xuất hiện tại về khả năng chịu lửa của cột bê tông cốt thép (BTCT). Đồng thời, đề xuất công thức mới dựa trên kết quả thực nghiệm và bộ dữ liệu thực nghiệm đã thu thập được để đánh giá khả năng chịu lửa của cột BTCT. Mô hình đề xuất đơn giản hơn và có thể thực hành tính toán thuận tiện hơn so với các mô hình trước đó. Kết quả dự đoán sử dụng mô hình đề xuất cho thấy sự hiệu quả và độ chính xác cao hơn so với các mô hình hiện có. Tác động của các tham số thiết kế đến khả năng chịu lửa của cột BTCT cũng được nghiên cứu bằng cách sử dụng mô hình tham số.

Tấm bê tông cốt liệu tái chế trên nền cát: Từ thiết kế đến ứng dụng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu mô tả một chương trình thí nghiệm được tiến hành trên các tấm lát bê tông cốt liệu tái chế (BTCLTC) được đặt trên lớp nền cát. Các tấm cỡ kích thước 300x300x60 mm và 300x300x70 mm và được thí nghiệm dưới tải trọng tập trung. Các kết quả thu được từ các thí nghiệm đã được sử dụng để xác định khả năng chịu lực, biến dạng (bao gồm độ lún và nứt) và dạng phá hoại của các tấm BTCLTC. Những phát hiện này sau đó đã được sử dụng để hiệu chỉnh các công thức lý thuyết và đề xuất một công thức thực nghiệm để dự đoán khả năng chịu lực của các tấm BTCLTC trên nền đàn hồi. Nghiên cứu chứng minh tiềm năng sử dụng các tấm BTCLTC cho vỉa hè, hè đường đô thị và sân bãi như một giải pháp thay thế bền vững với môi trường cho các vật liệu xây dựng truyền thống.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI