Đánh giá khả năng chịu lực của khối xây gạch đất không nung dùng trong xây dựng nhà ở tại các địa bàn miền núi khó khăn
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Gạch đất không nung dạng tự chèn (gợi tắt là gạch đất không nung) đã bước đầu được ứng dụng trong việc xây dựng nhà ở thấp tầng cho đồng bào dân tộc tại một số địa bàn miền núi. Đây là loại gạch được chế tạo từ đất và xi măng tại địa phương nên góp phần giảm chi phí vận chuyển vật liêu do khó khăn về địa hình. Do có đặc điểm tự chèn nên khối xây bằng gạch đất không nung không cần sử dụng đến vữa xây như trong tường gạch đất sét nung truyền thống. Nội dung của bài báo này tập trung vào việc đánh giá khả năng chịu nén của khối xây bằng gạch đất không nung dưới tác dụng của tải trọng nén đúng tâm. 02 nhóm mẫu khối xây bằng gạch đất không nung đã được chế tạo. Mỗi nhóm mẫu bao gồm 03 mẫu khối xây có kích thước lần lượt bằng 300 X 600 mm (nhóm mẫu I) và 600 X 600 mm (nhóm mẫu 2). Trong mỗi nhóm mẫu, các mẫu khối xây được chia thành: mẫu không có sườn đứng, mẫu có sườn đứng gia cường không có cốt thép dọc và mẫu có sườn đứng gia cường có cốt thép dọc. Các kết quả thu được từ nghiên cứu thực nghiệm cho phép làm rõ cơ chế phá hoại, khả năng chịu nén của khối xây khi có/không có sự tham gia chịu lực của sườn đứng. Đồng thời, các kết quả thu được từ nghiên cứu này góp phần làm Cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi gạch đất không nung trong thực tế xây dựng, hướng tới mục tiêu phát triển nhà ở an toàn, bền vững tại các địa bàn miền núi khó khăn. Kiến trúc trường học vùng núi phía Bác Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển bền vững
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Kiến trúc trường học tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Tình trạng thiếu, xuống cấp phòng học, thiếu an toàn cho học sinh. Vấn đề đáng quan tâm nữa là xu hướng đô thị hóa khiến các công trình trường học tại khu vực này bị rập khuôn theo mô hình đô thị, xây dựng theo phong trào, thiếu nghiên cứu đầy đủ về sự thích ứng với điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương. Trong khi đó, vùng núi phía Bắc Việt Nam với địa hình và khí hậu đặc thù, sở hữu kho tàng giá trị bản địa phong phú, nét văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng của các dân tộc thiểu số, kỹ thuật xây dựng đa dạng đến những giải pháp kiến trúc thông minh. Tuy nhiên, những giá trị này chưa được khai thác hiệu quả trong quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống trường học, dẫn đến sự phát triển thiếu đồng bộ - bền vững cả về xây dựng lẫn môi trường sống. Nghiên cứu này tập trung phân tích hiện trạng kiến trúc trường học tại khu vực Tây Bắc và đánh giá các yếu tố bản địa trong xây dựng và đề xuất định hướng phát triển bền vững dựa trên hai khía cạnh chính: (i) Phát huy giá trị văn hóa và bản địa trong tổ chức không gian trường học, đảm bảo tính thích ứng với điều kiện tự nhiên và cộng đồng; (ii) ứng dụng các giải pháp thiết kế bền vững theo xu hướng hiện đại, sử dụng vật liệu tự nhiên tại chỗ, nâng cao tính tiện nghi nhiệt, ánh sáng trong lớp học. Việc nghiên cứu và áp dụng những giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng không gian giáo dục mà còn giúp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc bản địa, hướng tới một hệ thống trường học bền vững và phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Chính sách phát triển bền vững nhà ở dân tộc thiểu số một số nước trên thế giới và bài học tại vùng miền núi phía Bắc
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Ngày nay, dưới tác động của đô thị hóa và phát triển kinh tế các công trình nhà ở truyền thống giàu giá trị văn hóa kiến trúc bản địa của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi phía Bắc đang có nguy cơ bị mai một dần, thậm chí có nguy cơ SẼ biến mất. Bài viết phân tích thực trạng phát triển kiến trúc nhà ở qua đó chỉ ra các vấn đề đang tồn tại. Thông qua những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển bền vững nhà ở truyền thống của một số nước trên thế giới, các tác giả đã đề xuất các nhóm chính sách phát triển bền vững nhà ở DTTS tại vùng miền núi phía Bắc. Thực trạng tổ chức không gian cư trú các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang và định hướng phát triển bền vững
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với sự đa dạng về dân tộc, trong đó có 6 dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm số đông, gồm: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Dao, Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) chiếm 37,78% tổng số người DTTS. Hiện nay, thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, cùng với sự tiến bộ của xã hội về sự đi lên của đời sống vật chất, đồng bào DTTS đã xây nhà gạch, nhà tầng giống với người Kinh. Tạo ra nhiều thay đổi trong tổ chức không gian cư trú của các cộng đang DTTS. Bên cạnh những lợi ích về cải thiện điều kiện sống, các thay đổi này cũng đặt ra thách thức lớn về bản tồn kiến trúc truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững là cần thiết để vừa đảm bảo điều kiện sinh hoạt hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tổ chức không gian cư trú của DTTS tỉnh Bắc Giang và đề xuất các định hướng phát triển bền vững trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trong quá trình xây dựng nhà ở. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát thực địa: tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp; phân tích và đánh giá cơ sở thực tiễn. Nghiên cứu đã phân tích về thực trạng cấu trúc không gian cư trú; không gian bảo; không gian sản xuất và đưa ra 2 nhóm định hướng, gồm: định hướng về việc tổ chức không gian cư trú và định hướng xây dựng nhà ở, cải tạo nhà truyền thống, nhà xây mới. Kết quả của bài nghiên cứu có ý nghĩa trong việc đánh giá thực trạng và định hướng để phát triển không gian cư trú của DTTS giúp xây dựng các chính sách, góp phần phát triển bền vững, bảo tồn văn hóa và cải thiện đời sống của cộng đồng DTTS. Gạch đất không nung trong xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Gạch đất không nung được chế tạo bằng nguồn vật liệu đất đồi (không có tính năng canh tác) vẫn rất phong phú tại khu vực miền núi phía Bắc, là giải pháp khắc phục những khó khăn trung việc vận chuyển vật liệu xây dựng. Nội dung bài báo trình bày những vấn đề liên quan đến nghiên cứu chế tạo gạch đất không nung trong phòng thí nghiệm đến chuyển giao công nghệ sản xuất gạch đất không nung và xây dựng nhà ở bằng loại gạch này cho đồng bào dân tộc tại một số địa bàn miền núi phía Bắc. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế của gạch đất không nung cho thấy, đây là một giải pháp vật liệu phù hợp trong việc xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực khó khăn thuộc miền núi phía Bắc hướng tới phát triển bền vững nhà ở của đồng bào dân tộc. Định hướng tổ chức cảnh quan bản, làng các dân tộc thiểu số vùng miền núi Tây Bắc phục vụ phát triển du lịch bền vững
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Vùng miền núi Tây Bắc (MNTB) sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng, được thiên nhiên ban tặng một vẻ đạp hùng vĩ, riêng cả về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái. Vùng MNTB có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt, với vẻ đẹp không đâu có của núi rừng và văn hóa. Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hua, Khơ Mú, Làn, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lỡ Lỡ, Pà Thản, Phù Lá, Cờ Lau, La Chí... với mật không gian văn hóa rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ. Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đồng nghĩa với việc tạo nên sức hấp dẫn với số đông du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa. Tuy nhiên đã có tình trạng nhạt dần bản sắc tại một số địa bàn các tỉnh MNTB, chưa kể tính đa dạng văn hóa ở đây dù có sẵn, rất đậm ở đời thường, nhưng chưa được khai thác tốt mà bị mờ nhạt trong các sản phẩm du lịch. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liêu; Phân tích và đánh giá tài liệu, số liệu làm cơ sở nghiên cứu, nhận diện các giá trị cảnh quan có bản sắc của không gian bản, làng các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng miền núi Tây Bắc. Để từ đó đề xuất định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm phục vụ phát triển du lịch bền vững. Thực trạng kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và định hướng phát triển bền vững
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Miền núi phía Bắc là nơi cú vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng cũng như nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và văn hoá du lịch. Đây là nơi cư trú của 29 dân tộc thiểu số với các hình thức kiến trúc nhà ở truyền thống rất đa dạng, phong phú, giàu giá trị văn hóa bản địa. Tuy nhiên, trước áp lực đô thị hóa và nhu cầu sang hiện đại, kiến trúc nhà ở truyền thống đang dần mai một và đang bị thay thế bởi các ngôi nhà ở mới, phần lớn được xây dựng tùy tiện, hoàn toàn không mang đạc trưng văn hóa dân tộcBài báo tập trung nghiên cứu giá trị kiến trúc và thực trạng nhà truyền thống, thực trạng kiến trúc nhà ở xây mới. Từ đó đề xuất định hướng phát triển bền vững nhà ở các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc bao gồm các vấn đề; Bảo tồn kiến trúc truyền thống; chỉnh trang cấu trúc không gian bản; chỉnh trang khuôn viên nhà; phát huy giá trị truyền thống và ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương trong xây dựng nhà ở mới. Nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến cường độ chịu nén đối với gạch đất - xi măng không nung dùng trong xây dựng nhà ở vùng miền núi phía Bắc
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến cường độ chịu nén của gạch đất - xi măng không nung (Cumpressed cEment stabilized aarth blocks -CCSEB). Kết quả cho thấy, việc tăng hàm lượng xi măng (HLXM) và khối lượng thể tích (KLTT) giúp cải thiện đáng kể cường độ chịu nén (CĐCN) và giảm độ hút nước. Khi KLTT tích vượt 1.700 kg/m3, cường độ chịu nén đạt trên 3,5 MPa ở trạng thái khô và l,0 MPa ở trạng thái bão hòa, đáp ứng yêu cầu xây dựng tường nhà một tầng tại vùng núi, đồng thời nâng cao độ bền và khả năng chịu thời tiết. KLTT có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc gạch. Mẫu có KLTT cao hơn thì thường đặc chắc hơn, giảm lỗ rỗng và tăng khả năng chịu lực. Với cùng một HLXM, gạch có khối lượng thể tích lớn hơn luôn đạt CĐCN cao hơn. chứng minh vai trò quan trọng của việc tối ưu hóa khối lượng thể tích trong sản xuất gạch. Việc xây dựng nhà ở vùng núi gặp nhiều khó khăn do chi phí nhân công, vật liệu và vận chuyển cao. Sử dụng gạch đất - xi măng không nung là giải pháp phù hợp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương, giảm chi phí xây dựng, đồng thời góp phần xóa nhà tạm, cải thiện điều kiện sống cho người dân, hướng đến mô hình xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường. Tình hình xây dựng phát triển kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số trên thế giới và bài học kinh nghiệm tại Việt Nam
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nhà ở dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ thể hiện sự thích ứng với môi trường sống mà còn phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo thông qua vị trí cư trú, hình thức kiến trúc, vật liệu địa phương, kỹ thuật xây dựng và cách tổ chức không gian sinh hoạt. Kiến trúc nhà ở của các DTTS trên thế giới rất đa dạng, từ nhà sàn bằng gỗ, nhà bằng đá ở núi cao khu vực Đông Nam Á, đến các ngôi nhà bằng gỗ mái cỏ, mái rạ ở châu Âu,... Nhà ở DTTS phản ánh sự thích nghi linh hoạt với điều kiện khí hậu, địa hình và nguồn tài nguyên sẵn có, đồng thời thể hiện các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đặc trưng. Ngày nay, trước sức ép của đô thị hóa, hiện đại hóa. việc bảo tồn, kế thừa và phát huy kiến trúc truyền thống DTTS đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhằm gìn giữ những giá trị này, nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách hỗ trợ cải thiện điều kiện sống của cộng đồng DTTS như xây dựng lại nhà ở, bảo vệ bản sắc kiến trúc truyền thống, thúc đẩy để tạo sinh kế bền vững, góp phần duy trì và phát huy giá trị văn háa nhà ở của các DTTS. Bài báo nghiên cứu về tình hình xây dựng phát triển kiến trúc nhà ở các DTTS trên thế giới nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn.
|
|
|
|