Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu chế tạo máy ép gạch đất không nung dạng tự chèn phục vụ phát triển bền vững khu vực miền núi phía Bắc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Với đặc thù tập quán sinh hoạt của đồng bào vùng núi thường không tập trung mà phân tán trên diện rộng, địa hình di chuyển còn chưa thuận lợi để lắp đặt và triển khai các máy ép gạch công nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đã khảo sát và chế tạo ra máy ép thủ công gạch đất tự chèn không nung từ vật liệu chính là đất đồi kết hợp với xi măng, nước và các chất phụ gia. Máy Ép sử dụng cơ cấu cơ khí đảm bảo tính ổn định trong quá trình sản xuất gạch, vận chuyển dễ dàng, thao tác vận hành và sửa chữa đơn giản, tận dụng được nguồn lao động tại chỗ, chi phí thấp. Sau khi chế tạo, máy ép đã được chuyển giao và ứng dụng thành công trong công trình nhà ở thuộc huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An. Kết quả của quá trình nghiên cứu và chế tạo máy áp thủ công gạch đất không nung dạng tự chèn là một giải pháp phù hợp trong sản xuất gạch xây dựng nhà ở khu vực miền núi phía Bắc khi điều kiện giao thông còn hạn chế.

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng bản dân tộc Sán Chay miền núi phía Bắc phục vụ du lịch cộng đồng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng tại các bản dân tộc Sán Chay miền núi phía Bắc có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Không gian này không chỉ phản ánh tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng mà còn là nơi kết nối cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa và sự thay đổi về kinh tế - xã hội, nhiều không gian sinh hoạt truyền thống đang dần bị mai một, trong khi các không gian mới được hình thành thiếu sự gắn kết với giá trị văn hóa bản địa. Bài báo tập trung nghiên cứu đạc điểm tổ chức khùng gian sinh hoạt cộng đồng của người Sán Chay, thực trạng bảũ tồn và phát triển các không gian này trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu người dân và cán bộ địa phương, phân tích tài liệu thứ cấp, kết hợp với phương pháp so sánh - đối chiếu giữa các mô hình không gian truyền thống và hiện đại. Trên cơ sử đó, bài bán đề xuất các định hướng nhằm phát huy giá trị không gian cộng đồng gắn với du lịch, bao gồm: bảo tồn cấu trúc không gian sinh hoạt truyền thống: Cải thiện hạ tầng phục vụ du lịch; Phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý và khai thác không gian sinh hoạt, đồng thời đề xuất giải pháp tích hợp các yẩu tố văn hóa bản địa vào phát triển không gian cộng đồng bần vững

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong xây dựng phát triển nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc theo hướng bền vững (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó có vùng nông thôn miền núi nói chung, vùng nông thôn miền núi phía Bắc nói riêng. Để cụ thể chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025; Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai doạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc xây dựng nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc theo hướng bền vững mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đòi hỏi cần có sự tăng cường công tác quản lý của Nhà nước để khắc phục những khó khăn, yếu kém này.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay, tại các dân tộc thiểu số (dttS) vùng miền núi phía Bắc (VMNPB) đang diễn ra quá trình phát triển nhà ở một cách nhanh chóng do cải tạo, xây mới nhà ở phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Nhiều ngôi nhà sàn truyền thống lâu đời với kết cấu gỗ, mái lợp gianh hoặc ngói đang được tháo dữ và thay vào đó là các ngôi nhà nền đất, kết cấu khung thép, mái lợp tôn đang dần xuất hiện ngày một nhiều trong các bản, làng các DTTS. Thực tế cho thấy, công năng và hình thức những ngôi nhà mới này hoàn toàn xa lạ với văn hóa kiến trúc truyền thống các dân tộc nơi đây. Vậy, vấn đề được đặt ra là để khắc phục những tồn tại nêu trên, việc phát triển bền vững kiến trúc nhà ở (KTNO) cần được xây dựng dựa trên những cơ sở thực tiễn như thế nào? Những yếu tố nào đang làm ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững và quản lý KTNO các DTTS VMNPB. Từ đó sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các nhà chuyên môn đưa ra chính sách, định hướng và giải pháp cụ thể để vừa phát triển KTNO vừa bảo tồn, giữ gìn được các giá trị bản sắc văn hóa kiến trúc dân gian truyền thống tại VMNPB. Bài viết tập trung vào mục tiêu nhận diện và phân tích, đánh giá các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng phát triển bền vững KTNO các DTTS VMNPB. Bài viết được sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập, tổng hợp tài liệu: phân tích và đánh giá tài liệu; số liệu để từ đó nhận định ra những yếu tố đang làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững KTNO các DTTS VMNPB. Kết quả nghiên cứu đã đạt được việc phân tích 08 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến nhà ở, nhằm làm cơ sử khoa học cho các nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển bền vững KTNO các DTTS VMNPB trong thời gian tới.

Nhà cao tầng trong kiến tạo điểm đến du lịch tại thành phố Nha Trang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Tại các đô thị lớn, nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, thể hiện sự phát triển đô thị. Tại các thành phố (TP) ven biển Việt Nam, xu hướng phát triển du lịch bền vững gắn với các công trình kiến trúc, trong đó có nhà cao tầng, ngày càng được quan tâm phát triển. Các nhà quản lý, thiết kế đô thị và kiến trúc sư cần nhìn nhận, nhà cao tầng không chỉ đơn thuần là một nơi lưu trú, nghỉ dưỡng mà còn là công trình góp phần tạo dựng hình ảnh đô thị, là điểm đến du lịch ấn tượng nhằm thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá các giá trị, tiềm năng và hạn chế của nhà cao tầng khu vực ven biển TP Nha Trang. Từ đó, kết hợp với kinh nghiệm kiến tạo điểm đến du lịch của nhà cao tầng trên thế giới để đề xuất một số định hướng phát triển nhà cao tầng tại Nha Trang, góp phần tạo dựng hình ảnh hấp dẫn cho đô thị, nâng cao trải nghiệm của du khách tại TP biển xinh đẹp.

Câu chuyện bàn thờ ngoài trời (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Ứng dụng công nghệ “3D real-time rendering” trong việc phục hồi di tích Thiệu Phương Viên - Hoàng Thành Huế (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Thiệu Phương Viên là một trong những vườn ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp thứ 2 trong 20 thắng cảnh nổi tiếng của Kinh đô Huế xưa. Khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Đồng Khánh (1886-1889) và để hoang phế một khoảng thời gian dài. Trong những nỗ lực nhằm phủ lấp các "không gian trắng" tại Tử cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, đầu năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện dự án thám sát khảo cổ học vườn Thiệu Phương. Đến năm 2014 dự án phục hồi vườn Thiệu Phương mới chính thức được phê duyệt, khởi công xây dựng thành công năm 2016. Khu vườn Thiệu Phương đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ những năm 2016 ngay sau khi dự án phục hồi hoàn thành. Có thể nhận định rằng: Đây là dự án đầu tiên và tiêu biểu ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc phục hồi di sản kiến trúc ở Việt Nam, đã thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước về mặt quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế địa phương thông qua du lịch. Đề tài nghiên cứu này đạt Giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII - năm 2014 đứng tên 3 đồng tác giả là TS. Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), TS. KTS. Lê Vĩnh An (Phó Giám đốc Ban Tư vấn Bảo tồn Di sản Văn hóa Huế) và KTS. Nguyễn Phước Thiện (Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ý)

Nghiên cứu sự phát triển cấu trúc hình học trong tạo hình kiến trúc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:2)

Có thể nói, hình học là một trong những đại diện cho nền tảng tư duy và văn minh của xã hội loài người. Đối với kiến trúc, hình học là nền tảng cơ bản cho tạo hình thiết kế. Hình học “là nguyên tắc tổ chức, là phương tiện nối các bộ phận của kiến trúc lại với nhau” [1]. Ngoài hình học Euclid truyền thống được nhiều người biết đến, các loại hình học khác cũng đã được hình thành, kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều khái niệm hay cấu trúc hình học mới. Cùng với sự phát triển của đồ họa và công nghệ xây dựng, việc ứng dụng các cấu trúc hình học trong thiết kế, xây dựng thực tiễn ngày càng trở nên đa dạng với nhiều cấp độ phức tạp hơn. Bài báo này tổng hợp, hệ thống và khái quát một số đặc điểm chính về sự phát triển của cấu trúc hình học trong tạo hình kiến trúc theo các giai đoạn phát triển khoa học của nhân loại.