Nghiên cứu quá trình cắt đất đá của choòng khoan lắp trên máy khoan xoay [02-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Búa khoan đá xoay đập được sử dụng phục vụ công tác khoan lỗ nổ mìn khi thi công công trình ngầm, khai thác mỏ...thiết bị này sử dụng nguyên lý khoan đập đỉnh, tức là tạo ra lực va đập và mô men quay để thực hiện quá trình khoan. Búa khoan tạo ra lực va đập và mô men quay choòng khoan trong quá trình khoan. Quá trình cắt đất đá bằng choàng khoan lắp trên máy khoan xoay là một quy trình phức tạp và chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp khoan đá và khoan khoáng sản. Bài viết trinh bày quá trình cắt đất đá của choòng khoan lắp trên máy khoan xoay.
Sự chia tải trọng của bè và cọc trong móng bè cọc [02-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Hiện nay. trong thiết kế móng cọc cho công trình chịu tải trọng lớn, thường chỉ tính cọc chịu toàn bộ tải trọng, bỏ qua phần tải mà bè móng tiếp xúc với đất gánh đỡ. Điều này gây lãng phí trong tính toán khả năng chịu tải của móng. Do thiết kế móng bè cọc phức tạp và thiếu giải pháp hiệu quả cho công trình chịu tải lớn, nghiên cứu này phát triển mô hình số để phân tích sự chia tải giữa cọc và bè. Mô hình dựa trên phân tích lý thuyết, thí nghiệm mô hình nhỏ và phần tử hữu hạn, xem xét các tương tác phức tạp như cọc - cọc, cọc - bè, bè - đất và cọc - đất. Nghiên cứu đánh giá sự chia tải than số lượng cọc, khoảng cách và kích thước bè qua thí nghiệm mô hình và đối sánh với phương pháp số trường hợp I cọc đơn, nhóm cọc 2x2 và nhóm cọc 3x3. Cọc có tiết diện tròn, đường kính 38 mm và dài I200 mm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, mô hình cơ sở thiết kế được xây dựng để dự đoán độ lún và phân bố tải trọng giữa bè và cọc. Kết quả cho thấy quy trình thiết kế móng bè cọc hiệu quả có thể dựa trên hai tiêu chí chính: độ lún và phân chia tải trọng giữa bè và cọc. Phương pháp thiết kế đề xuất phù hợp cho giai đoạn thiết kế sơ bộ móng bè cọc.
Nghiên cứu phát triển mẫu váy thời trang, đánh giá độ vừa vặn của sản phẩm ứng dụng phần mềm CL03D [02-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Phát triển mẫu váy thời trang trên phần mềm 3D là một quá trình thiết kế và phát triển bằng công nghệ số hiện đại, giúp các nhà thiết kế tối ưu hoá thời gian trước khi đưa vào sản xuất. Quả trình kiểm tra độ vừa vặn của váy đầm luôn là một trong các yếu tố quan trọng đáng giá tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ thiết kế, phát triển mẫu thời trang cũng như kiếm soát độ vừa vặn về phom dáng sản phẩm ngày nay được áp dụng phổ biến hơn. Với mục tiêu của bài báo, ứng dụng phần mềm Clo3D để phát triển váy thời trang và đánh giá độ vừa vặn của sản phẩm là rất cần thiết, từ đó đưa ra phương pháp phát triến, hiệu chỉnh và đánh giả độ vừa vặn nhằm giảm thời gian và chi phí so với phương pháp thủ công. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quy trình thực hiện phát triển mẫu, đánh giá độ vừa vặn cho sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lực hướng tâm và biện pháp khắc phục trong bơm ly tâm vận tải dòng chất lỏng có hạt rắn [02-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu đã tổng hợp được cơ sở lý thuyết tính toán lực hướng tâm trong máy bơm ly tâm. Trên cơ sở phương pháp tính toán lực hướng tâm trong máy bơm ly tâm, nghiên cứu đã phân tích và lựa chọn được phương pháp tính toán lực hướng tâm cho máy bơm dòng hai pha rắn - lỏng chịu mài mòn nói chung và cho máy bơm thải xỉ nói riêng. Kết quả tính toán sử dụng để thiết kế mảy bơm thải tro xỉ mô hình. Nghiên cứu cũng đề xuất biện pháp giảm lực hướng tâm trong máy bơm ly tâm nói chung và máy bơm thải xi nói riêng.
Huy động vốn cho xây dựng và phát triển đô thị: Trường hợp TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh [31-12-2024]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài viết nghiên cứu thực trạng huy động vốn cho xây dựng và phát triển đô thị tại TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Sự phát triển nhanh chóng của thành phố trong những năm qua đã tạo ra nhu cầu lớn về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Bài viết phân tích các nguồn vốn chính bao gồm ngân sách nhà nước, vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả để phát triển bền vững cho TP Hạ Long, trong đó có cải thiện môi trường đầu tư. Mở rộng hợp tác công tư, và áp dụng các công cụ tài chính đô thị hiện đại.
Một số trở ngại trong mời thầu, dự thầu dự án áp dụng BIM [30-12-2024]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Công tác mời thầu và dự thầu các gói thầu tư vấn áp dụng BIM trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn không ít trở ngại, có ảnh huởng lớn đến doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm mong muốn phát triển dịch vụ tư vấn chuyên môn, góp phần tạo ra giá trị thực trong công cuộc chuyển đổi số ngành Xây dựng.
Nghiên cứu bài toán tối ưu đa mục tiêu giàn thép phi tuyến xét đến tần số dao động riêng [30-12-2024]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Kết cấu dàn thép, nổi bật với độ bền và khả năng chịu lực cao, đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong các công trình dân dụng. Bài báo giới thiệu một phương pháp tối ưu hóa cho dàn thép dưới nhiều tổ hợp tải trạng khác nhau, đồng thời xem xét các điều kiện ràng buộc liên quan đến tần số dao động riêng. Hai hàm mục tiêu chính được nghiên cứu là tổng khối lượng và tần số dao động riêng của kết cấu. Các điều kiện ràng buộc bao gồm yêu cầu về cường độ, sử dụng và tần số dao động để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Để thực hiện tối ưu hóa, hai thuật toán NSGA-II và GDE3 đã được áp dụng cho bài toán được xây dựng. Nghiên cứu sử dụng dàn thép phẳng với 10 thanh làm ví dụ minh họa. Kết quả cho thấy cả hai thuật toán đều thể hiện hiệu quả cao trong việc giải quyết bài toán tối ưu, với khả năng cải thiện thiết kế kết cấu dàn thép phi tuyến,
Nghiên cứu ảnh hưởng của bê tông và hàm lượng cốt thép đến khả năng kháng nứt của sàn panel ba lớp [30-12-2024]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Sàn panel bê tông cốt thép ba lớp với lớp giữa từ vật liệu dẫn nhiệt thấp và lớp ngoài làm từ vật liệu bê tông chịu lực đang dần trở thành kết cấu triển vọng sử dụng làm kết cấu bao che trong công trình xây dựng. Sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép ba lớp sử dụng các loại bê tông khác loại dưới tác dụng của tải trọng bị ảnh nhiều từ các lớp vật liệu khác loại và cốt thép sử dụng. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa hai lớp bà tông khác loại của lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng đến khả năng kháng nứt của kết cấu sàn panel bê tông cốt thép ba lớp dưới tác dụng của tải trọng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bằng việc quy đổi tiết diện ngang của kết cấu nhiều lớp vật liệu về một loại vật liệu đồng nhất trên cơ sở tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa các lớp vật liệu, và sử dụng phương pháp và công thức được trình bày trong tiêu chuẩn Việt Nam 5574-2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tỷ lệ mô đun đàn hồi của bê tông lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng trong sàn panel ba lớp ảnh hướng lớn đến khả năng kháng nứt và độ võng của kết cấu này dưới tác dụng của tải trọng. Khi tỷ lệ mô đun đàn hồi bê tông giữa lớp trong và lớp ngoài của kết cấu sàn càng tăng thì khả năng kháng nứt của sàn càng tăng, độ võng của sàn nhiều lớp càng giảm. Trong sàn panel ba lớp được khảo sát, sự thay đổi tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa bê tông nhẹ ở lớp trong và bê tông chịu lực ở lớp ngoài làm thay đổi khả năng kháng nứt của sàn nhiều hơn ảnh hường của sự thay đổi hàm lượng cốt thép trong sàn. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà thiết kế kết cấu sàn panel ba lớp lựa chọn được các tham số hợp lý và phù hợp với yêu cầu kháng nứt cho sàn.
|
|
|
|