Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng lớp in đến độ bền sản phẩm WAAM Từ khóa: [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng lớp in đến độ bền sản phẩm WAAM” được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu về các thông số lớp in đến độ bền của sản phẩm. Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc hiểu rõ các cơ chế ảnh hưởng của quá trình in đến cấu trúc vật liệu và độ bền của sản phẩm WAAM. Từ đó, các giải pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa quá trình sán xuất, cải thiện độ bền cho sản phẩm WAAM sẽ được đề xuất. Đê tài nghiên cứu này có ý nghĩa cấp thiết và thiết thực đối với việc phát triển công nghệ in 3D kim loại tiên tiến WAAM tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Thiết kế chế tạo đồ gá hàn đa điểm cho cánh bơm hút D90 [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu về thiết kế đồ gá hàn đa điểm để chế tạo cánh bơm hút nước hố nổ mìn D90 phục vụ cho khai thác mỏ. Đồ gá có nhiệm vụ: - Gá đặt, định vị các phần tử hàn của cánh bơm D90. - Kết nối với máy hàn điểm 2106B80. - Thực hiện quá trình hàn đa điểm để chế tạo cánh bơm. Giải pháp đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu này phân tích các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, bao gồm: huy động nguồn vốn đa dạng từ ngân sách nhà nước, ODA và hợp tác công tư (PPP); ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển giao thông thông minh và hệ thống quản lý giao thông hiện đại; cải thiện quy hoạch đô thị và ban hành chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng; đồng thời nâng cao năng lực quản lý thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giao thông. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần xây dựng hệ thống giao thông bền vững, hiện đại và hiệu quả cho Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích và đề xuất một số nội dung đánh giá an toàn công trình cầu đường bộ trong quá trình khai thác tại Việt Nam [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Các công trình cầu đường bộ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia. Đảm bảo an toàn cho các công trình này là yếu tố then chốt để phương tiện lưu thông thông suốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu đi lại và vận chuyển tăng cao khiến số lượng và lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, các hiện tượng thời tiết và thiên nhiên cực đoan đã tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn của các công trình giao thông, đặc biệt là cầu đường bộ tại Việt Nam. Do đó, việc đánh giá an toàn cho các công trình này trong quá trình khai thác là vô cùng cấp thiết. Bài báo này tập trung nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá an toàn công trình cầu, là cơ sở để xây dựng các phương án phòng ngừa rủi ro, dự báo sớm các nguy cơ tiềm ẩn và lập kế hoạch bảo trì phù hợp trong suốt quá trình vận hành. Bộ tiêu chí không chỉ dựa trên các quy định và tiêu chuẩn quốc tế mà còn được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đặc biệt trong công tác quản lý và vận hành cầu. Mô hình hóa thông tin cầu [BRLM] với các đối tượng tham số mở [13-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Theo lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình BIM đến năm 2025 sẽ áp dụng cho các công trình cấp II, hiện tại đã áp dụng cho công trình cấp I và cấp đặc biệt. Hiện tại để tạo lập mô hình BIM các đơn vị tư vấn phải dùng các phần mềm chuyên dụng chạy trực tiếp trên máy tính đều này đòi hỏi cấu hình máy tính phải đủ mạnh, chi phí đầu tư thiết bị lớn. Vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng ứng dụng OpenBrlM chạy trên nền web để tạo lập mô hình BIM cho công trình cầu. Kết quả cho thấy có thể áp dụng ngôn ngữ ParamML để tạo lập mô hình bao gồm: 1) Mô hình mức độ chi tiết LOD300, LOD350; 2) Phân tích nội lực trụ trên mô hình BIM; 3) Kiểm toán kết cấu; Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị tư vấn BIM để giảm chi phí đầu tư máy tính và phần mềm bản quyền Điều khiển nhiệt độ lòng khuôn hình chữ nhật [10-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong lĩnh vực ép phun, việc điều khiển nhiệt độ của khuôn hình chữ nhật là cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất. Duy trì một nhiệt độ ổn định và phân bố đều trên bề mặt khuôn là yếu tố then chốt để sản xuất các sản phẩm nhựa chất lượng cao. Nghiên cứu này tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật điều khiến nhiệt độ tiên tiến để đạt được điều kiện nhiệt tối ưu trong khoang khuôn. Bằng cách phân tích các phương pháp điều khiển khác nhau và tác động của chúng lên phân bố nhiệt độ, nghiên cứu nhằm nâng cao độ đồng nhất của sản phẩm và giảm thiếu khuyết tật, từ đó cải thiện hiệu suất sản xuất tổng thể. Nghiên cứu tác động của luồng khí phụt từ động cơ máy bay đến lớp gia cố bê tông nhựa trên mặt đường sân bay cũ [10-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong thực tiễn xây dựng và khai thác mặt đường sân bay trên thế giới, để gia cố mặt đường cũ, một phương pháp đang được quan tâm là sử dụng các lớp bê tông asphalt và các vật liệu bitum polymer khoáng chất. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên kèm theo đó là những hạn chế đặc trưng: xuất hiện vết nứt phản ánh, vật liệu bị nóng chảy, bong tróc, xói mòn. Để giải quyết bài toán này cần nghiên cứu tác động của tải trọng khai thác, tải trọng nhiệt và khí động học lên các lớp gia cố và đề xuất các phương án khắc phục. Tính toán dự báo tuổi thọ kết cấu bê tông cốt thép sử dụng vỏ nghêu bến tre có xét đến ảnh hưởng dư của tải trọng nén trước [10-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo trình bày các kết quả thực nghiệm xác định ảnh hưởng của tải trọng nén trước đến độ thấm clorua của bê tông sử dụng hàm lượng khác nhau của vỏ nghêu Bến Tre, làm cơ sở cho tính toán dự báo tuổi thọ các kết cấu bê tông cốt thép sử dụng loại bê tông này theo tiêu chí ăn mòn cốt thép trong bê tông. Các mẫu thí nghiệm dùng cho thí nghiệm thấm clorua được đúc từ bê tông có tỷ lệ trộn thành phần cốt liệu mịn nghiền từ vỏ nghêu Bến Tre với tỷ lệ khác nhau thay cho cát. Các mẫu thí nghiệm sau khi đúc và bảo dưỡng theo quy định thì được nén với cấp tải khác nhau, sau đó dỡ tải và được xử lý trước khi đưa vào thiết bị đo thấm nhanh clorua. Hệ số khuếch tán clorua này được sử dụng cho tính toán dự báo tuổi thọ kết cấu. Kết quả thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng đáng kể của tỷ lệ trộn vỏ nghêu Bến Tre thay cát và ảnh hưởng dư của tải trọng nén trước đến độ thấm clorua của bê tông và tuổi thọ các kết cấu bê tông cốt thép sử dụng bê tông vỏ nghêu Bến Tre.
|
|
|
|