Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước nhiễm mặn công suất nhỏ cấp cho sinh hoạt sử dụng năng lượng mặt trời (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nước ngọt là nhu cầu cơ bản của sự sống nhưng nguồn tài nguyên này phân bố không đều, bị thiếu và bị ô nhiễm ở nhiều nơi. Nước biển là nguồn tài nguyên đang có tiềm năng rất lớn để khai thác, tạo ra nước ngọt; nhất là trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng tăng. Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm trên các loại màng lọc nano (NF) và màng lọc thẩm thấu ngược (RO) đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả khử mặn của chúng. Từ đó, loại màng lọc phù hợp đã được nghiên cứu đánh giá và sử dụng như là một công đoạn cốt lõi trong hệ thống khử mặn sử dụng năng lượng mặt trời. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất khử mặn của màng RO là rất cao, khoảng 00,6%. HỆ thống khử mặn hoàn chỉnh với công nghệ lõi là màng RO được xây dựng và vận hành đánh giá hiệu quả khử mặn. Chất lượng nước sau xử lý đạt OCVN 0I-I:20I8/BYT, có thể cấp cho mục đích sinh hoạt. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở khu vực — bị xâm nhập mặn, nơi chưa được tiếp cận hoặc khan hiếm nguồn nước cấp hợp vệ sinh.

Nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang hầm đô thị và hầm ngoài đô thị đáp ứng điều kiện an toàn giao thông (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hầm đường bộ là một công trình giao thông yêu cầu tuổi thọ thiết kế cao với mục tiêu thi công an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đẩy nhanh tiến độ; quá trình vận hành và khai thác cần đáp ứng năng lực thông xe, mức độ an toàn; đồng thời chi phí đầu tư hiệu quả và hợp lý. do đó nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang hầm đường bộ (bao gồm: hầm đô thị và ngòai đô thị) cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và kinh tế, dựa trên điều kiện địa chất, địa hình, đặc điểm khu vực, biện pháp thi công (New Austrian Tunneling method - NATM, Tunnen Boring Machine - TBM, Immersed Tunnel) và mục tiêu khai thác; để từ đó đề xuất mặt cắt ngang hầm tối ưu đảm bảo sự chuyển động an toàn của các phương tiện giao thông.

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Suốt dải đất miền Trung từ Quảng Bình cho tới Bình Thuận, xưa kia đã có một nền văn minh - văn hóa rực rỡ của Vương quốc Chăm - Pa (còn gọi là Chăm, Chàm...). Trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sứ, những miền đất ấy đã hòa chung vào Đại Việt, và nền văn hóa Chăm cùng những di sản kiến trúc - điêu khắc đã trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam ngày nay. Qua thời gian và chiến tranh, nhiều di sản kiến trúc đã biến mất hoặc trở thành phế tích. Nhưng bên cạnh những tháp Chăm rêu phong trầm mặc còn lại vẫn thi gan cùng năm tháng trên con đường thiên lý Bắc Nam; thì có một nơi hiện lưu giữ những gì tinh túy nhất của nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc Chăm, phản ánh một nền văn hóa - nghệ thuật rực rỡ huy hoàng trong lịch sử. Đó là cố viện Chàm, nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng

Kiến trúc - nghệ thuật gươl của người Katu và việc bảo tồn, phát triển du lịch (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tiếp xúc với văn hóa của người Katu -một tộc người cư trú trải dài từ phía Tây tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng đến Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và rộng đến nước bạn Lào - tỉnh Sêcông. Điều đầu tiên gây ấn tượng cho những ai thích kiến trúc- Mỹ thuật truyền thống, mang dấu ấn bản địa... đó là những hình dáng của mái nhà sàn và phần chạm khắc, tô vẽ trên ngôi nhà cộng đồng - Gươl. Trong bài viết này tôi xin ghi lại khá chi tiết những cảm nhận khi trực tiếp đo, vẽ, chụp ảnh và phỏng vấn.... khi tìm hiểu những ngôi nhà cộng đồng này từ những năm cuối 80 của thế kỷ 20 (địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến hôm nay là vùng Hòa Bắc của TP Đà Nẵng (*). Mong muốn góp vài nhận xét về cách tạo hình truyền thống và sự giao thoa, tiếp thu cái mới trong kiến trúc - nghệ thuật từ miền xuôi lên miền ngược. Góp thêm về việc bảo tồn và phát triển du lịch. Qua những chuyến đi thực tế, điền dã, tôi có cơ hội tiếp xúc với Kiến trúc của người Katu từ năm 1985, gần đây được trở lại hai huyện Đông Giang và Tây Giang (Quảng Nam), huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và nay là thôn Giàn Bí, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) (ảnh A, ảnh B). Những tình, TP, thị trấn, huyện, xã với địa bàn sinh sống của người Katu nhưng hôm nay đã có thay đồi, trong đó có những kiến trúc truyền thống là nhà ở/Đông và nhà Cộng đồng/Gươl, cả nhà Mồ/ Pink (ành C) đã được phục dựng

Sang mùa sửa sang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nhận diện các giải pháp thiết kế kiến trúc thích ứng bản địa trong thiết kế nhà thờ công giáo tại giáo phận Bùi Chu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nhà thờ Công giáo từ trước đến nay luôn là một công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi bật tại Nam Định - nơi được biết đến có mật độ nhà thờ cao nhất Việt Nam. Những năm gân đây, dưới sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, diện mạo của đô thị và nông thôn Nam Định cũng có sự thay đổi và phát triển vượt bậc. Các công trình công cộng được cải tạo và xây mới rất nhiều để đáp ứng các nhu câu thiết yếu cho người dân. Nhà thờ Công giáo là một công trình kiến trúc công cộng có từ lâu đời và cũng nằm trong quy luật chung đó. Để gìn giữ được các giá trị lịch sử đồng thời phù hợp với nhu cầu của thời đại hiện nay thì việc nhận diện các giải pháp thiết kế nhà thờ Công giáo thích ứng với địa phương là cần thiết, từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp và đề xuất trong thiết kế và xây dựng phù hợp với loại hình công trình đặc thù này. Bài viết là một nghiên cứu tổng hợp từ những điều tra hiện trạng, phân tích so sánh các tài liệu, văn bản hướng dẫn và kinh nghiệm thiết kế nhà thờ Công giáo, để đưa ra các đánh giá, nhận diện các tiêu chí tính thích ứng bản địa trong kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Giáo phận Bùi Chu.

Trống và thạp đồng Kính Hoa - Bảo vật Quốc gia (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Chiêm ngưỡng Trống đông Đông Sơn trong SƯU tập Kính Hoa (Hà Nội) (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)