Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu chế tạo mô hình mô phỏng hệ thống chiếu sáng tự động trên ô tô sử dụng phần mềm PROTEUS và ARDUINO (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng phần mềm Proteus 8.1 để mô phỏng hệ thống chiếu sáng tự động trên ô tô, sau đó nhóm tác giả thực nghiệm thiết kế, chế tạo mô hình sử dụng nền tảng mã nguồn mở Arduino. Quả trình mô phỏng có sử dụng phần mềm CodevisionAVR để lập trình C cho vi điều khiển Atmegal6, màn hình hiện thị cường độ sáng LCD 16x2 và các linh kiện khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình hệ thống chiếu sáng tự động hoạt động theo tham số cường độ ánh sáng đặt ra của người lập trình và hoàn toàn phù hợp với hoạt động thực tế của hệ thống này trên các ô tô hiện đại

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống phun xăng và đánh lửa của động cơ đốt trong phục vụ đào tạo (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống phun xăng và đánh lửa của động cơ đốt trong phục vụ công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Mô hình đã mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng và hệ thống đánh lửa điện tử của động cơ đốt trong, giúp sinh viên có điều kiện quan sát toàn bộ hệ thống phun xăng và hệ thống đánh lửa điện tử của động cơ một cách thực tế nhất. Ngoài ra, mô hình còn có tính mô phạm và có tính thẩm mỹ cao, thân thiện với người dùng, đáp ứng được nhu cầu đào tạo sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Bộ đôi số kết hợp AI trong sản xuất sinh dược phẩm (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sinh dược phẩm, bất kỳ sản phâm dược phãm nào được sản xuất, chiết xuất hoặc bản tông hợp từ các nguồn sinh học, là công cụ không thế thiếu trong nghiên cứu và phát triển thuốc. Công nghệ khoa học đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sinh dược phấm, mang lại nhiều lợi ích từ tăng cường năng suất đến cải thiện chất lượng sản phấm. Tống quan này cập nhật những xu hướng ứng dụng tiên tiến của Bộ đôi sổ kết hợp AI trong lĩnh vực sản xuất sinh dược phâm. Lĩnh vực này sẽ là trọng tâm của các tập đoàn dược phàm lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Giải pháp ứng dụng năng lượng địa nhiệt nhằm giảm tiêu thụ điện năng của hệ thống điều hòa không khí làm mát cho các tòa nhà văn phòng ở Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo nghiên cứu và đưa ra giải pháp ứng dụng địa nhiệt nhằm giảm tiêu thụ điện năng của hệ thống điều hòa không khí khi làm mát. Dựa trên các kết quả nghiên cứu về sự ổn định của nhiệt độ ở tầng nông ngay dưới mặt đất không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ trên bề mặt trái đất, dựa vào các kết quả nghiên cứu ứng dụng năng lượng địa nhiệt, tác giả đã đưa ra giải pháp và tiến hành tính toán thiết kế mô hình hệ thống ứng dụng năng lượng địa nhiệt giúp quá trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí giảm tiêu thụ điện năng khi làm mát. Tác giả cũng đã tiến hành thực nghiệm trên mô hình công suất nhỏ để kiểm tra hiệu quả của giải pháp, từ đó đề xuất ứng dụng trong thực tế trên các hệ thống điều hòa trung tâm làm mát cho các tòa nhà văn phòng ở Việt Nam.

Hiện trạng quản lý chất thải nhựa và ô nhiễm vi nhựa ở Đông Nam Á

Tình trạng ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Ước tính hàng năm có khoảng 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa thải vào các đại dương trên thế giới, trong đó 80% chất thải nhựa đến từ Trung Quốc và 4 quốc gia ở Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippin và Indonesia. Đông Nam Á là một khu vực giàu đa dạng sinh học và có đưòng bờ biển dài vói mật độ dân số dày đặc dọc bờ biển, cho thấy nguy cơ chịu ảnh hưởng của ô nhiễm nhựa đại dưong cũng như là tác nhân gây ra ô nhiễm cao hơn các noi khác trong lục địa. Nghiên cứu này tổng hợp kết quả từ hơn 40 nghiên cứu đã đưọc công bố, từ đó đưa ra được góc nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan tói hiện trạng quản lý chất thải nhựa đại dương và ô nhiễm vi nhựa tại Việt Nam và một vài quốc gia Đông Nam Á.

Khi những hạn chế trở thành tài sản trong thiết kế hạ tầng cây xanh và mặt nước - Cái nhìn sâu sắc từ hai trường hợp ở miền Tây nước Pháp (lưu vực sông Loire) (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tọa lạc ở hai thành phố quy mô trung bình của Pháp ở phía Tây nước Pháp, trên lưu vực sông Loire, công viên đô thị lle aux Planches ở thành phố Le Mans và công viên Parc Balxac ỏ thành phố Angers là hai dự án hạ tầng cây xanh và mặt nước (BGI). Chúng là những minh họa về những cách tiếp cận mới và sáng tạo trong thiết kế BGI tại Pháp. Trong cả hai trường hợp, các nhà quy hoạch đều phải đối mặt vói nhũng thách thức lớn, dù là về mặt kỹ thuật hay chính trị. Các giải pháp sáng tạo đã đưọc tìm ra để khắc phục nhũng khó khăn về mặt kỹ thuật (các dự án nằm ở vùng dễ bị lũ lụt, trên các bãi đất bỏ hoang và phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng). Các nhà quy hoạch đã thành công trong việc biến những hạn chế khác nhau đó trở thành tài sản và sự phối họp để thiết kế BGI đa chức năng trong cà hai trường hợp. Tuy nhiên, khi so sánh các dự án này đã cho thấy có những khác biệt quan trọng. Ở Parc Balzac, các nhà quy hoạch rõ ràng đã thành công trong việc thiết kế một dự án có sự kết hợp mạnh mẽ giữa các chức năng khác nhau (bảo vệ đa dạng sinh học, giải trí và giáo dục về môi trường, quản lý rủi ro lũ lụt). Trong trường hợp của lle aux Planches thì chưa có sự phối hợp giữa chính quyền thành phố và người dân địa phương để góp phần chuyển đổi dự án nhà ban đầu (được chính quyền địa phương thúc đấy) thành triển khai một công viên đô thị đa chức năng như chúng ta biết ngày nay. Ờ góc độ rộng hơn, bài viết này đặt vấn đề về khái niệm BGI và khả năng trong việc giải quyết các vân đề về sự phối hợp giữa các chức năng trong công viên xanh

Hạ tầng xanh trong đô thị - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và giải pháp cho các đô thị ứng phó biến đổi khí hậu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cơ sở hạ tầng xanh bao gồm một mạng lưới các khu vực tự nhiên, bán tự nhiên đưọc quy hoạch chiến lược cùng với các đặc điểm khác của thiết kế, cùng nhau quản lý để cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái. Chúng bao gồm mái nhà xanh, công trình xanh, trang trại đô thị, quy hoạch sinh thái... Nó nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống, giúp phát triển nền kinh tế xanh. Trước thực trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu toàn cầu, hạ tầng xanh là một xu hưóng tạo nên nhũng đô thị xanh và cuộc sống tốt hơn. Hạ tầng xanh đang nhanh chóng trở thành một công cụ trong việc thiết kế và xây dựng các thành phố bền vũng.

Lồng ghép các giải pháp thoát nước mặt bền vững trong quy hoạch thoát nước đô thị trường hợp của Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong những năm gần đây, phòng chống ngập úng trở thành vấn đề cấp thiết của các đô thị Việt Nam trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng và các thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [1 ]. Theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thiên tai xảy ra 1 áp thấp nhiệt đới, 27 trận mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất [2], dẫn đến nhiều đô thị bị ngập úng nghiêm trọng nhưTP.HCM, Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Bảo Lộc, và đặc biệt là các đô thị vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) [3] [4]. Bên cạnh sự hạn chế nguồn lực đầu tư, việc quy hoạch thoát nước đô thị là vấn đề cơ bản, nền tảng nhưng còn nhiều bất cập, đặc biệt về cách tiếp cận giải pháp thoát nước mặt hiện nay. Các giải pháp thoát nước đều theo quan điểm vận chuyển, thoát nhanh nước mưa ra nguồn tiếp nhận thay vì kiểm soát nước mưa tại nguồn và giảm áp lực cho hệ thống công trình thoát nước hiện hữu. Khi hầu hết lượng nước mưa phân bổ cho hệ thống công trình như cống, rãnh thoát nước, đòi hỏi nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước ngày càng nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của thời tiết cực đoan. Do đó, đòi hỏi cách tiếp cận mới trong quản lý thoát nước, hướng đến các giải pháp thoát nước bền vững hơn như SuDS (Sustainable drainage Systems). Cách tiếp cận của SuDS hướng tới tập trung kiểm soát nước mưa tại nguồn, phục hồi khả năng thấm nước tự nhiên của bề mặt đô thị, lưu giữ và làm chậm dòng chảy nước mưa để giảm rủi ro ngập úng [5]. Mặc dù các mô hình thoát nước bền vững đang được áp dụng thành công trên thế giới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại các đô thị Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của bài viết là thông qua nghiên cứu quy hoạch thoát nước của TP. Long Xuyên, xác định các vấn đề trong quy hoạch thoát nước mặt cần được xem xét, lồng ghép bổ sung vào nội dung quy hoạch đô thị để hướng tới thoát nước bền vững, góp phần giảm thiểu rủi ro ngập úng.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI