Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Huy động vốn cho xây dựng và phát triển đô thị: Trường hợp TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh [31-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài viết nghiên cứu thực trạng huy động vốn cho xây dựng và phát triển đô thị tại TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Sự phát triển nhanh chóng của thành phố trong những năm qua đã tạo ra nhu cầu lớn về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Bài viết phân tích các nguồn vốn chính bao gồm ngân sách nhà nước, vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả để phát triển bền vững cho TP Hạ Long, trong đó có cải thiện môi trường đầu tư. Mở rộng hợp tác công tư, và áp dụng các công cụ tài chính đô thị hiện đại.

Một số trở ngại trong mời thầu, dự thầu dự án áp dụng BIM [30-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Công tác mời thầu và dự thầu các gói thầu tư vấn áp dụng BIM trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn không ít trở ngại, có ảnh huởng lớn đến doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm mong muốn phát triển dịch vụ tư vấn chuyên môn, góp phần tạo ra giá trị thực trong công cuộc chuyển đổi số ngành Xây dựng.

Áp dụng BIM cần tập trung vào giá trị thực tiễn để tạo đột phá [30-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

BIM tại Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề như khái niệm phức tạp, lợi ích chưa rõ ràng, thiếu tập trung vào giá trị thực tiễn, thiếu hụt các công cụ, phần mềm nội địa đáp ứng đặc thù thị trường...

Nghiên cứu bài toán tối ưu đa mục tiêu giàn thép phi tuyến xét đến tần số dao động riêng [30-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kết cấu dàn thép, nổi bật với độ bền và khả năng chịu lực cao, đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong các công trình dân dụng. Bài báo giới thiệu một phương pháp tối ưu hóa cho dàn thép dưới nhiều tổ hợp tải trạng khác nhau, đồng thời xem xét các điều kiện ràng buộc liên quan đến tần số dao động riêng. Hai hàm mục tiêu chính được nghiên cứu là tổng khối lượng và tần số dao động riêng của kết cấu. Các điều kiện ràng buộc bao gồm yêu cầu về cường độ, sử dụng và tần số dao động để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Để thực hiện tối ưu hóa, hai thuật toán NSGA-II và GDE3 đã được áp dụng cho bài toán được xây dựng. Nghiên cứu sử dụng dàn thép phẳng với 10 thanh làm ví dụ minh họa. Kết quả cho thấy cả hai thuật toán đều thể hiện hiệu quả cao trong việc giải quyết bài toán tối ưu, với khả năng cải thiện thiết kế kết cấu dàn thép phi tuyến,

Nghiên cứu ảnh hưởng của bê tông và hàm lượng cốt thép đến khả năng kháng nứt của sàn panel ba lớp [30-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sàn panel bê tông cốt thép ba lớp với lớp giữa từ vật liệu dẫn nhiệt thấp và lớp ngoài làm từ vật liệu bê tông chịu lực đang dần trở thành kết cấu triển vọng sử dụng làm kết cấu bao che trong công trình xây dựng. Sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép ba lớp sử dụng các loại bê tông khác loại dưới tác dụng của tải trọng bị ảnh nhiều từ các lớp vật liệu khác loại và cốt thép sử dụng. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa hai lớp bà tông khác loại của lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng đến khả năng kháng nứt của kết cấu sàn panel bê tông cốt thép ba lớp dưới tác dụng của tải trọng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bằng việc quy đổi tiết diện ngang của kết cấu nhiều lớp vật liệu về một loại vật liệu đồng nhất trên cơ sở tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa các lớp vật liệu, và sử dụng phương pháp và công thức được trình bày trong tiêu chuẩn Việt Nam 5574-2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tỷ lệ mô đun đàn hồi của bê tông lớp trong, lớp ngoài và hàm lượng cốt thép sử dụng trong sàn panel ba lớp ảnh hướng lớn đến khả năng kháng nứt và độ võng của kết cấu này dưới tác dụng của tải trọng. Khi tỷ lệ mô đun đàn hồi bê tông giữa lớp trong và lớp ngoài của kết cấu sàn càng tăng thì khả năng kháng nứt của sàn càng tăng, độ võng của sàn nhiều lớp càng giảm. Trong sàn panel ba lớp được khảo sát, sự thay đổi tỷ lệ mô đun đàn hồi giữa bê tông nhẹ ở lớp trong và bê tông chịu lực ở lớp ngoài làm thay đổi khả năng kháng nứt của sàn nhiều hơn ảnh hường của sự thay đổi hàm lượng cốt thép trong sàn. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà thiết kế kết cấu sàn panel ba lớp lựa chọn được các tham số hợp lý và phù hợp với yêu cầu kháng nứt cho sàn.

Chu kỳ thích ứng với hạn và lũ của quá trình phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam [30-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cách mạng công nghiệp lẩn thứ hai đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại các khu vực đô thị trên toàn thế giới, gia tăng quá trình biến đổi khí hậu. Nhiều khái niệm nghiên cứu về khả năng thích ứng của không gian đô thị với biến đổi khí hậu đã xuất hiện. Một trong số đó là các quan điểm chu kỳ thích ứng, nó lý giải quá trình biến đổi không gian của một đô thị trong quan hộ tương tác với các hiện tượng tự nhiên theo các chu kỳ. Nghiên cứu này khảo sát lịch sử hình thành và phát triển không gian của hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận trong quan hệ tương tác với hạn và lũ, từ đó lý giải theo quan điểm chu kỳ thích ứng để xác định định tính khả năng thích ứng của không gian đô thị tại thời điểm nghiên cứu và để xác định rủi ro trong tương lai, làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ Viễn thám (RS), là các hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh về không gian địa lý. Các phát hiện chỉ ra rằng, không gian hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận đã phát triển qua ba chu kỳ thích ứng với hạn và lũ, và hiện đang trong giai đoạn thứ hai của chu kỳ thứ ba.

Định hướng tạo lập cơ chế, chính sách áp dụng BIM có tính ràng buộc cao [27-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Việc tạo Lập cơ chế, chính sách áp dụng BIM có tính ràng buộc cao sẽ là một giải pháp quan trọng để đẩy mạnh áp dụng BIM hiệu quả hơn trong thời gian tới

Bước hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và phát triển đô thị [27-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Việc hoàn thiện Luật Quản Lý phát triển đô thị là bước đi quan trọng trong lộ trình xây dựng một khung pháp lý đồng bộ và hiệu quả để quản Lý và phát triển đô thị tại Việt Nam, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu sự quan tâm của người dân về kịch bản cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội [27-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cải tạo chung cư cũ đang là một bài toán khó giải guyết cho chính quyền TP Hà Nội. Nhiều quy định, chương trình, đề án đã được ban hành nhưng cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ chỉ đạt 1,14% so với kế hoạch. Bài viết này sẽ tìm hiểu về mong muốn của người dân về kịch bản cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội. Điều tra khảo sát ngẫu nhiên với 129 mẫu được thực hiện tại Hà Nội nhằm thu thập ý kiến của người dân đang sinh sống tại các chung cư cũ. Số liệu phân tích với sự hỗ trợ của công cụ data analysis. Kết quả cho thấy người dân đang có sự quan tâm rất lớn cho sự thay đổi kịch bản cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong thời gian tới khi các quy định liên quan được đưa vào áp dụng. Trong đó, họ quan tâm nhiều hơn cho các nội dung gồm: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cảnh quan và tiến độ thực hiện kịch bản cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị sinh thái và bài học cho Việt Nam [27-12-2024] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong bối cảnh của tốc độ đô thị hóa nhanh, nền kinh tế ngày càng phát triển, đi kèm với đó là những tác động tiêu cực của công nghiệp, sự gia tăng chóng mặt của phát thải carbon và ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai rình rập đã trở thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến lược phát triển đô thị sinh thái với quan điểm sử dụng đất hiệu quả, quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cân bằng sinh thái và môi trường sống lành mạnh, phát triển bền vững đến nay đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tương đối thành công. Nội dung bài viết tập trung giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế nổi bật về phát triển đô thị sinh thái, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI