Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Đề xuất mẫu nhà ở nông thôn cho người thu nhập thấp tại tỉnh Tiền Giang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kiến trúc nhà ở nông thôn Tiền Giang mang nhiều giá trị về lịch sử xã hội và văn hóa địa phương, từ cách tổ chức khuôn viên khu đất, cảnh quan sân vườn cho đến không gian kiến trúc và kết cấu đều được đúc kết từ lối sống sinh hoạt hằng ngày và phong tục tập quán của người dân. Tuy nhiên, tồn tại song song với những giá trị ấy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, quá trình xây dựng tự phát của ngưò'i dân địa phương đã làm cho kiến trúc nhà ở nông thôn cho người thu nhập thấp ngày càng hỗn độn về hình thức công năng, phá vỡ cảnh quan chung và đánh mất những nét truyền thống vốn có, đi ngược lại với tiến trình phát triển bền vững chung của xã hội hiện đại. Nghiên cứu này đề xuất một mẫu nhà cùng những nguyên tắc và giải pháp thiết kế vừa gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa khắc phục được những hạn chế còn tồn tại, góp phần cải thiện không gian cư trú và đời sống cho người dân thu nhập thấp ở vùng nông thôn theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Tiền Giang

Phát triển tiện ích công cộng trong nhà ở xã hội tại thành phố Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Thành phố (TP) Thủ Dầu Một, với vai trò là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bình Dương, đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về nhà ở xã hội (NOXH) nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động nhập cư. Việc phát triển NOXH đang được quan tâm và đầu tư, và cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: Chất lượng quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình và vấn đề tiện ích công cộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa xã hội, giáo dục. Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức không gian tiện ích công cộng trong các khu NOXH tại Thủ Dầu Một, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân, công nhân lao động và thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

TOD và tái phát triển đô thị: một số gợi mở về chính sách phát triển TOD ở Hà Nội – bài 1: sự ra đời của mô hình TOD (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Thời gian gần đây, phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD, Transit-Oriented Development) xuất hiện khá thường xuyên trong các kịch bản phát triển đô thị tại Việt Nam. Tuy vậy, việc triển khai mô hình TOD còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải trong bối cảnh Việt Nam để làm rõ những rào cản, đồng thời xây dựng những cơ chế, chính sách để khai thác, phát huy một cách có hiệu quả mô hình này.

Từ thông điệp của hội KTS thế giới: đặt con người vào vị trí trung tâm của thiết kế - đến trách nhiệm xã hội của KTS Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kiến trúc không chỉ là nghệ thuật tạo dựng không gian, mà còn là cách con người tương tác với môi trường sống của mình. Trong thông điệp năm mới 2025, Chủ tịch Liên hiệp KTS Quốc tế (UIA), bà Regina Gonthier, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Đặt con người vào trung tâm thiết kế” - Một tư duy mang tính nhân văn sâu sắc và hướng đến phát triển bền vững. Thông điệp này đặt ra những yêu cầu mới đối với giới KTS, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và các thách thức môi trường toàn cầu. Hội KTS Việt Nam, với vai trò tiên phong trong việc định hướng phát triển kiến trúc nước nhà, đã nhiều năm nhằm theo đuổi mục tiêu này. Tạp chí Kiến trúc đã có cuộc trao đổi ngắn với Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và một số Hội địa phương để tìm hiểu rõ hơn về những kế hoạch, chương trình của Hội trong năm 2025, cũng như các phương thức thúc đẩy giới KTS Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào sự thay đổi tích cực này.

Phân tích thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dụng thị xã Tân Châu tỉnh An Giang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay tình trạng nhiều dự án trọng điểm đội vốn làm tăng tổng mức đầu tư, keó dài thời gian thực hiện, phải điều chỉnh dự án nhiều lần được phản ánh trong nhiều bài báo và trên các phương tiện thông tin đang diễn ra ngày một nhiều hơn. Tại nhiều tỉnh, thành các dự án đầu tư công phải điều chỉnh, giải ngân vốn chậm, chất lượng công trình, hiệu quả đầu tư chưa đảm bảo còn khá phổ biến. Vấn đề đã được đưa ra trong các cuộc họp giữa các Bộ, ngành và địa phương, trong đó giai đoạn chuẩn bị dự án là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đã nêu ở trên cần phải sớm khắc phục và có giải pháp chấn chỉnh, các dự án tại Ban QLDA thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cũng có một vài dự án. Bài báo phân tích thực trạng về công tác chuẩn bị của các dự án tại Ban QLDA thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sẽ giúp đánh giá được tình hình thực trạng đang diễn ra, từ đó làm cơ sở đưa ra các phương pháp quản lý dự án hiệu quả hơn ngay từ khâu đầu vào đảm bảo dự án thành công về chất lượng và tiến độ, có thể chỉ ra những điểm yếu trong quy trình hiện tại và đề xuất các cải tiến cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Phân tích ảnh hưởng của liên kết ngang đến dao động của cầu dầm chịu hoạt tải xe di động (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Để giảm tính phức tạp cho bài toán phân tích dao động của cầu dầm chịu hoạt tải xe di động, thường quy đổi phân tích không gian về bài toán phẳng thông qua hệ stf phân btf ngang (HSPBN) của hoạt tải. Do vậy, ảnh hưởng của hệ liên kết ngang (bản mặt cầu, dầm ngang) cũng chưa được xem xét một cách đầy đủ trong quá trình tính toán. Để làm rõ thêm, bài báo trình bày một số kết quả phân tích tương tác động lực giữa kết cấu cầu dầm và hoạt tải xe di động trên cầu có xét đến độ cứng của hệ liên kết ngang. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, dao dộng của kết cấu dầm biên trong trường hợp cú xét đến ảnh hưởng của liên kết ngang và trường hợp xét đến HSPBN tương đối phù hợp và có chênh lệch lớn nhất là 25.39%. Như vậy với yêu cầu về độ chính xác cao hơn cần xem xét đến độ cứng của liên kết ngang trong mô hình tính toán. Trường hợp gần đúng có thể áp dụng HSPBN để giảm khối lượng và độ phức tạp trong quá trình phân tích tính toán

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước nhiễm mặn công suất nhỏ cấp cho sinh hoạt sử dụng năng lượng mặt trời (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nước ngọt là nhu cầu cơ bản của sự sống nhưng nguồn tài nguyên này phân bố không đều, bị thiếu và bị ô nhiễm ở nhiều nơi. Nước biển là nguồn tài nguyên đang có tiềm năng rất lớn để khai thác, tạo ra nước ngọt; nhất là trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng tăng. Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm trên các loại màng lọc nano (NF) và màng lọc thẩm thấu ngược (RO) đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả khử mặn của chúng. Từ đó, loại màng lọc phù hợp đã được nghiên cứu đánh giá và sử dụng như là một công đoạn cốt lõi trong hệ thống khử mặn sử dụng năng lượng mặt trời. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất khử mặn của màng RO là rất cao, khoảng 00,6%. HỆ thống khử mặn hoàn chỉnh với công nghệ lõi là màng RO được xây dựng và vận hành đánh giá hiệu quả khử mặn. Chất lượng nước sau xử lý đạt OCVN 0I-I:20I8/BYT, có thể cấp cho mục đích sinh hoạt. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở khu vực — bị xâm nhập mặn, nơi chưa được tiếp cận hoặc khan hiếm nguồn nước cấp hợp vệ sinh.

Nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang hầm đô thị và hầm ngoài đô thị đáp ứng điều kiện an toàn giao thông (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hầm đường bộ là một công trình giao thông yêu cầu tuổi thọ thiết kế cao với mục tiêu thi công an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đẩy nhanh tiến độ; quá trình vận hành và khai thác cần đáp ứng năng lực thông xe, mức độ an toàn; đồng thời chi phí đầu tư hiệu quả và hợp lý. do đó nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang hầm đường bộ (bao gồm: hầm đô thị và ngòai đô thị) cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và kinh tế, dựa trên điều kiện địa chất, địa hình, đặc điểm khu vực, biện pháp thi công (New Austrian Tunneling method - NATM, Tunnen Boring Machine - TBM, Immersed Tunnel) và mục tiêu khai thác; để từ đó đề xuất mặt cắt ngang hầm tối ưu đảm bảo sự chuyển động an toàn của các phương tiện giao thông.

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Suốt dải đất miền Trung từ Quảng Bình cho tới Bình Thuận, xưa kia đã có một nền văn minh - văn hóa rực rỡ của Vương quốc Chăm - Pa (còn gọi là Chăm, Chàm...). Trải qua bao thăng trầm và biến cố lịch sứ, những miền đất ấy đã hòa chung vào Đại Việt, và nền văn hóa Chăm cùng những di sản kiến trúc - điêu khắc đã trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam ngày nay. Qua thời gian và chiến tranh, nhiều di sản kiến trúc đã biến mất hoặc trở thành phế tích. Nhưng bên cạnh những tháp Chăm rêu phong trầm mặc còn lại vẫn thi gan cùng năm tháng trên con đường thiên lý Bắc Nam; thì có một nơi hiện lưu giữ những gì tinh túy nhất của nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc Chăm, phản ánh một nền văn hóa - nghệ thuật rực rỡ huy hoàng trong lịch sử. Đó là cố viện Chàm, nay là Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng