Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu thực thi Phụ lục V - MARPOL 73/78 tại Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Ô nhiễm môi trường biển có thể gây ra bởi các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và các hoạt động trên biển. Trong số nguồn gây ô nhiễm do hoạt động trên biển, nguồn gây ô nhiễm từ tàu thuyền đặc biệt được tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và các quốc gia quan tâm. Ô nhiễm môi trường do nguồn ô nhiễm từ tàu biển gây ra những tác động khác nhau tới môi trường hệ sinh thái, sức khỏe con người và nền kinh tế của quốc gia. Nhằm ngăn ngừa tác động của rác thải tàu biển đối với môi trường, IMO đã ban hành công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra 1973/1978. Đây là Công ước quốc tế quan trọng, Phụ lục V của Công ước nêu ra các quy định đối với tàu thuyền nhằm ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm này. Trong số các nguồn gây ô nhiễm từ tàu biển, một thời gian dài Việt Nam chỉ quan tâm tới ô nhiễm do dầu mà chưa thật sự quan tâm tới các nguồn ô nhiễm khác, điển hình như ô nhiễm rác thải. Mặc dù Phụ lục có vai trò quan trọng, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ là thành viên năm 2014. Do đó, bài báa này tập trung vào việc phân tích, đánh giá Việt Nam thực thi Phụ lục V Công ước MARPOL 73/78 trên hai phương diện: Thực thi trên đội tàu biển Việt Nam và hoàn thiện quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do rác thải tàu biển gây ra. Từ kết quả phân tích và đánh giá, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi có hiệu quả hơn nữa phụ lục này.

Nghiên cứu đề xuất quy trình thành lập mô hình BIM hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, việc ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng. Trong xây dựng mô hình BIM. hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, công tác thu thập dữ liệu đang gặp nhiều khó khăn do yêu cầu cần có số liệu của nhiều loại công trình, đặc điểm dữ liệu, phương pháp thu thập... Vì vậy, trong bài báo này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy trình thành lập mô hình BIM hiện trạng hạ tầng kỹ thuật với định hướng ứng dụng các công nghệ mới như UAV, LiDAR và GNSS trong xây dựng cơ sở dữ liệu, quy trình bao gồm các bước xác định mục tiêu dự án, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình BIM và kiểm tra đánh giá. Kết quả áp dụng tại Trường Đại học GTVT cho thấy, quy trình đề xuất có tính khả thi và hiệu quả trong quản lý, tạo nền tảng cho việc số hóa hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam.

Đánh giá tác động của giải pháp hạn chế tốc độ tại khu vực trường học trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Ở Việt Nam hiện nay chưa có các quy định hay các chế tài mạnh bắt buộc người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực trường học, nơi tập trung đông học sinh - những đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2022, dự án "Giảm tốc độ - trường học an toàn" được triển khai thí điểm tại các trường học trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Các giải pháp lắp đặt biển báo tốc độ tối đa cho phép kết hợp cùng việc tổ chức lại giao thông khu vực cổng trường đã đem lại một số tín hiệu tích cực trong việc giảm nguy cơ va chạm do người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ khi đi qua khu vực này.

Tự động hóa rời rạc hình học vỏ tàu thủy (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu này trình bày phương pháp rời rạc hóa hình học vỏ tàu thủy sử dụng lý thuyết toán học kết hợp với ngôn ngữ lập trình Python. Quá trình rời rạc này được triển khai nhằm bảo đảm rằng các đặc tính hình học của vỏ tàu không bị thay đổi khi chuyển ngược lại thành dạng 30 mặt (30 face). Kết quả của quá trình rời rạc hóa không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các điều chỉnh hình học trong các tính toán tối ưu mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý. Đồng thời, các công đoạn xác nhận biến dạng tiết diện bất kỳ, phục vụ cho công tác hạ liệu và phóng dạng được thực hiện dễ dàng nhờ vào thông tin số hóa từ dữ liệu điểm. Phần mềm phát triển từ phương pháp này không chỉ giảm thiểu sai sót mà còn góp phần nâng cao mức độ tự động hóa và tối ưu hóa trong quy trình thiết kế và sản xuất vỏ tàu thủy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lái xe đạp điện/xe máy điện nguy hiểm của học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam: Phân tích hồi quy theo tung nhóm hành vi (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo được thực hiện nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến từng nhóm hành vi lái xe đạp điện/xe máy điện (XĐĐ/XMĐ) nguy hiểm trên cơ sở dữ liệu từ một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi với sự tham gia của 594 học sinh trung hục phổ thông (THPT) ở Việt Nam. Thông qua các mô hình hồi quy được thiết lập, nghiên cứu này đã xác định được một số yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến từng nhóm hành vi lái XĐĐ/XMĐ nguy hiểm của nhóm người tham gia giao thông nói trên. Kết quả cho thấy, các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, thời gian lái xe hàng ngày, kinh nghiệm lái xe) và các yếu tố: Thái độ đối với an toàn giao thông (ATGT), nhận thức về sự nguy hiểm của các hành vi, chuẩn mực mô tả có ảnh hưởng đáng kể đến một hoặc nhiều nhóm hành vi lái XE nguy hiểm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự quan tâm và nêu gương về ATGT của người thân trong gia đình có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi lái xe nguy hiểm trong khi sự nhận thức lệch về đặc quyền của học sinh khi tham gia giao thông có xu hướng làm gia tăng mức độ thực hiện hành vi. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo để đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nàng cao ATGT cho học sinh sử dụng XĐĐ/XMĐ ở Việt Nam.

Nghiên cứu ứng xử thực tế của kết cấu dầm hộp bê tông mở rộng bản cánh bằng thanh chống thép thông qua quan trắc ứng suất trong quá trình thi công và thí nghiệm thử tải (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kết cấu dầm hộp mở rộng bản cánh bằng thanh chống có nhiều ưu điểm như giảm được trọng lượng bản thân, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng xử của loại kết cấu này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm đối với công trình thực tế. Bài báo phân tích ứng xử của bản cánh mở rộng và thanh chống thép thông qua kết quả quan trắc biến dạng - ứng suất kết cấu trong suốt quá trình thi công và thí nghiệm thử tải đối với cầu cạn trên cao thuộc tuyến đường Vành đai II Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết cấu dầm hộp mở rộng bản bằng thanh chung xiên đảm bảo khả năng chịu lực, có ứng xử phù hợp với các kết quả nghiên cứu thí nghiệm đốt dầm trước khi tiến hành thi công.

Ứng dụng BIM cho công tác chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trung chẽ' tạo dầm bẼ tông cốt thép (BTCT) đã mang lại những cải tiến đáng kể về độ chính xác, tối ưu hóa quy trình sản xuất và hỗ trợ tiệp thị sản phẩm. Nghiên cứu này trình bày việc ứng dụng BIM để tạo mô hình 3D, xuất bản vẽ 2D, bóc tách khối lượng, mô phỏng quy trình chế tạo và vận chuyển, đồng thời tích hợp công nghệ 40/50 BIM để cải thiện hiệu quả quản lý sản xuất. Kết quả cho thấy BIM không chỉ giảm thời gian và chi phí mà còn tăng độ chính xác và chất lượng trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.

Tính toán, thiết kế kết cấu thép cổng trục dạng dầm hộp khẩu độ 46 m, tải trọng 80 tấn phục vụ đúc dầm bê tông cho các dự án cầu cạn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, tính toán thiết kế cổng trục chuyên dùng phục vụ đúc dầm bê tông cho các dự án cầu cạn, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp kỹ thuật thiết kế và khai thác thiết bị này.

Đánh giá khả năng chịu lực của khối xây gạch đất không nung dùng trong xây dựng nhà ở tại các địa bàn miền núi khó khăn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Gạch đất không nung dạng tự chèn (gợi tắt là gạch đất không nung) đã bước đầu được ứng dụng trong việc xây dựng nhà ở thấp tầng cho đồng bào dân tộc tại một số địa bàn miền núi. Đây là loại gạch được chế tạo từ đất và xi măng tại địa phương nên góp phần giảm chi phí vận chuyển vật liêu do khó khăn về địa hình. Do có đặc điểm tự chèn nên khối xây bằng gạch đất không nung không cần sử dụng đến vữa xây như trong tường gạch đất sét nung truyền thống. Nội dung của bài báo này tập trung vào việc đánh giá khả năng chịu nén của khối xây bằng gạch đất không nung dưới tác dụng của tải trọng nén đúng tâm. 02 nhóm mẫu khối xây bằng gạch đất không nung đã được chế tạo. Mỗi nhóm mẫu bao gồm 03 mẫu khối xây có kích thước lần lượt bằng 300 X 600 mm (nhóm mẫu I) và 600 X 600 mm (nhóm mẫu 2). Trong mỗi nhóm mẫu, các mẫu khối xây được chia thành: mẫu không có sườn đứng, mẫu có sườn đứng gia cường không có cốt thép dọc và mẫu có sườn đứng gia cường có cốt thép dọc. Các kết quả thu được từ nghiên cứu thực nghiệm cho phép làm rõ cơ chế phá hoại, khả năng chịu nén của khối xây khi có/không có sự tham gia chịu lực của sườn đứng. Đồng thời, các kết quả thu được từ nghiên cứu này góp phần làm Cơ sở cho việc áp dụng rộng rãi gạch đất không nung trong thực tế xây dựng, hướng tới mục tiêu phát triển nhà ở an toàn, bền vững tại các địa bàn miền núi khó khăn.

Kiến trúc trường học vùng núi phía Bác Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển bền vững (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Kiến trúc trường học tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Tình trạng thiếu, xuống cấp phòng học, thiếu an toàn cho học sinh. Vấn đề đáng quan tâm nữa là xu hướng đô thị hóa khiến các công trình trường học tại khu vực này bị rập khuôn theo mô hình đô thị, xây dựng theo phong trào, thiếu nghiên cứu đầy đủ về sự thích ứng với điều kiện tự nhiên và văn hóa địa phương. Trong khi đó, vùng núi phía Bắc Việt Nam với địa hình và khí hậu đặc thù, sở hữu kho tàng giá trị bản địa phong phú, nét văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng của các dân tộc thiểu số, kỹ thuật xây dựng đa dạng đến những giải pháp kiến trúc thông minh. Tuy nhiên, những giá trị này chưa được khai thác hiệu quả trong quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống trường học, dẫn đến sự phát triển thiếu đồng bộ - bền vững cả về xây dựng lẫn môi trường sống. Nghiên cứu này tập trung phân tích hiện trạng kiến trúc trường học tại khu vực Tây Bắc và đánh giá các yếu tố bản địa trong xây dựng và đề xuất định hướng phát triển bền vững dựa trên hai khía cạnh chính: (i) Phát huy giá trị văn hóa và bản địa trong tổ chức không gian trường học, đảm bảo tính thích ứng với điều kiện tự nhiên và cộng đồng; (ii) ứng dụng các giải pháp thiết kế bền vững theo xu hướng hiện đại, sử dụng vật liệu tự nhiên tại chỗ, nâng cao tính tiện nghi nhiệt, ánh sáng trong lớp học. Việc nghiên cứu và áp dụng những giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng không gian giáo dục mà còn giúp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc bản địa, hướng tới một hệ thống trường học bền vững và phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam.