Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Khi những hạn chế trở thành tài sản trong thiết kế hạ tầng cây xanh và mặt nước - Cái nhìn sâu sắc từ hai trường hợp ở miền Tây nước Pháp (lưu vực sông Loire) (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tọa lạc ở hai thành phố quy mô trung bình của Pháp ở phía Tây nước Pháp, trên lưu vực sông Loire, công viên đô thị lle aux Planches ở thành phố Le Mans và công viên Parc Balxac ỏ thành phố Angers là hai dự án hạ tầng cây xanh và mặt nước (BGI). Chúng là những minh họa về những cách tiếp cận mới và sáng tạo trong thiết kế BGI tại Pháp. Trong cả hai trường hợp, các nhà quy hoạch đều phải đối mặt vói nhũng thách thức lớn, dù là về mặt kỹ thuật hay chính trị. Các giải pháp sáng tạo đã đưọc tìm ra để khắc phục nhũng khó khăn về mặt kỹ thuật (các dự án nằm ở vùng dễ bị lũ lụt, trên các bãi đất bỏ hoang và phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng). Các nhà quy hoạch đã thành công trong việc biến những hạn chế khác nhau đó trở thành tài sản và sự phối họp để thiết kế BGI đa chức năng trong cà hai trường hợp. Tuy nhiên, khi so sánh các dự án này đã cho thấy có những khác biệt quan trọng. Ở Parc Balzac, các nhà quy hoạch rõ ràng đã thành công trong việc thiết kế một dự án có sự kết hợp mạnh mẽ giữa các chức năng khác nhau (bảo vệ đa dạng sinh học, giải trí và giáo dục về môi trường, quản lý rủi ro lũ lụt). Trong trường hợp của lle aux Planches thì chưa có sự phối hợp giữa chính quyền thành phố và người dân địa phương để góp phần chuyển đổi dự án nhà ban đầu (được chính quyền địa phương thúc đấy) thành triển khai một công viên đô thị đa chức năng như chúng ta biết ngày nay. Ờ góc độ rộng hơn, bài viết này đặt vấn đề về khái niệm BGI và khả năng trong việc giải quyết các vân đề về sự phối hợp giữa các chức năng trong công viên xanh

Hạ tầng xanh trong đô thị - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và giải pháp cho các đô thị ứng phó biến đổi khí hậu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Cơ sở hạ tầng xanh bao gồm một mạng lưới các khu vực tự nhiên, bán tự nhiên đưọc quy hoạch chiến lược cùng với các đặc điểm khác của thiết kế, cùng nhau quản lý để cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái. Chúng bao gồm mái nhà xanh, công trình xanh, trang trại đô thị, quy hoạch sinh thái... Nó nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống, giúp phát triển nền kinh tế xanh. Trước thực trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu toàn cầu, hạ tầng xanh là một xu hưóng tạo nên nhũng đô thị xanh và cuộc sống tốt hơn. Hạ tầng xanh đang nhanh chóng trở thành một công cụ trong việc thiết kế và xây dựng các thành phố bền vũng.

Lồng ghép các giải pháp thoát nước mặt bền vững trong quy hoạch thoát nước đô thị trường hợp của Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong những năm gần đây, phòng chống ngập úng trở thành vấn đề cấp thiết của các đô thị Việt Nam trong bối cảnh đô thị hoá nhanh chóng và các thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng [1 ]. Theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thiên tai xảy ra 1 áp thấp nhiệt đới, 27 trận mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất [2], dẫn đến nhiều đô thị bị ngập úng nghiêm trọng nhưTP.HCM, Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Bảo Lộc, và đặc biệt là các đô thị vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) [3] [4]. Bên cạnh sự hạn chế nguồn lực đầu tư, việc quy hoạch thoát nước đô thị là vấn đề cơ bản, nền tảng nhưng còn nhiều bất cập, đặc biệt về cách tiếp cận giải pháp thoát nước mặt hiện nay. Các giải pháp thoát nước đều theo quan điểm vận chuyển, thoát nhanh nước mưa ra nguồn tiếp nhận thay vì kiểm soát nước mưa tại nguồn và giảm áp lực cho hệ thống công trình thoát nước hiện hữu. Khi hầu hết lượng nước mưa phân bổ cho hệ thống công trình như cống, rãnh thoát nước, đòi hỏi nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước ngày càng nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng của thời tiết cực đoan. Do đó, đòi hỏi cách tiếp cận mới trong quản lý thoát nước, hướng đến các giải pháp thoát nước bền vững hơn như SuDS (Sustainable drainage Systems). Cách tiếp cận của SuDS hướng tới tập trung kiểm soát nước mưa tại nguồn, phục hồi khả năng thấm nước tự nhiên của bề mặt đô thị, lưu giữ và làm chậm dòng chảy nước mưa để giảm rủi ro ngập úng [5]. Mặc dù các mô hình thoát nước bền vững đang được áp dụng thành công trên thế giới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại các đô thị Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của bài viết là thông qua nghiên cứu quy hoạch thoát nước của TP. Long Xuyên, xác định các vấn đề trong quy hoạch thoát nước mặt cần được xem xét, lồng ghép bổ sung vào nội dung quy hoạch đô thị để hướng tới thoát nước bền vững, góp phần giảm thiểu rủi ro ngập úng.

Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng bộ công cụ hạ tầng xanh trong phòng, chống ngập lụt đô thị (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thời gian qua và đã và đang là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Lũ lụt là một trong những loại hình thiên tai phổ biến nhất tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.đã gây ra những tổn thất nặng nề trong nhiều đô thị. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển hạ tầng xanh và sử dụng bộ công cụ cơ sở hạ tầng xanh để giảm thiểu các rủi ro do lũ lụt gây ra. Các đô thị việt Nam có thể tham khảo và vận dụng bộ công cụ trong phòng chống ngập lụt đô thị

Cấp nước xanh trong quy hoạch phát triển đô thị bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong thời gian gần đây, việc quy hoạch, xây dựng hệ thống cấp nước tại các đô thị đang gặp nhiều khó khăn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 42,7%. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề cùa biến đổi khí hậu. Nghiên cứu từng bước ứng dụng hạ tầng cấp nước xanh trong quy hoạch đô thị là hướng đi đúng đắn trong phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giao thông xanh ứng phó với biến đổi khí hậu (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động của con ngưòi trong đó có giao thông vận tải. Phát triển giao thông xanh (CTX) đang là xu hướnng và giải pháp bền vững ứng phó với BĐKH. Bằng cách phân tích một cách hệ thống mối quan hệ giữa phát triển giao thông và BĐKH, bài báo này xác định các vấn đề và giải pháp phát triển CTX nhằm ứng phó với BĐKH, để đạt dưọc mục tiêu tăng trưỏng xanh và phát triển bền vững.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI