Nhà cao tầng trong kiến tạo điểm đến du lịch tại thành phố Nha Trang
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:1)
Tại các đô thị lớn, nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, thể hiện sự phát triển đô thị. Tại các thành phố (TP) ven biển Việt Nam, xu hướng phát triển du lịch bền vững gắn với các công trình kiến trúc, trong đó có nhà cao tầng, ngày càng được quan tâm phát triển. Các nhà quản lý, thiết kế đô thị và kiến trúc sư cần nhìn nhận, nhà cao tầng không chỉ đơn thuần là một nơi lưu trú, nghỉ dưỡng mà còn là công trình góp phần tạo dựng hình ảnh đô thị, là điểm đến du lịch ấn tượng nhằm thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá các giá trị, tiềm năng và hạn chế của nhà cao tầng khu vực ven biển TP Nha Trang. Từ đó, kết hợp với kinh nghiệm kiến tạo điểm đến du lịch của nhà cao tầng trên thế giới để đề xuất một số định hướng phát triển nhà cao tầng tại Nha Trang, góp phần tạo dựng hình ảnh hấp dẫn cho đô thị, nâng cao trải nghiệm của du khách tại TP biển xinh đẹp.
Ứng dụng công nghệ “3D real-time rendering” trong việc phục hồi di tích Thiệu Phương Viên - Hoàng Thành Huế
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:1)
Thiệu Phương Viên là một trong những vườn ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp thứ 2 trong 20 thắng cảnh nổi tiếng của Kinh đô Huế xưa. Khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Đồng Khánh (1886-1889) và để hoang phế một khoảng thời gian dài. Trong những nỗ lực nhằm phủ lấp các "không gian trắng" tại Tử cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, đầu năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện dự án thám sát khảo cổ học vườn Thiệu Phương. Đến năm 2014 dự án phục hồi vườn Thiệu Phương mới chính thức được phê duyệt, khởi công xây dựng thành công năm 2016. Khu vườn Thiệu Phương đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ những năm 2016 ngay sau khi dự án phục hồi hoàn thành. Có thể nhận định rằng: Đây là dự án đầu tiên và tiêu biểu ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc phục hồi di sản kiến trúc ở Việt Nam, đã thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước về mặt quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế địa phương thông qua du lịch. Đề tài nghiên cứu này đạt Giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII - năm 2014 đứng tên 3 đồng tác giả là TS. Phan Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế), TS. KTS. Lê Vĩnh An (Phó Giám đốc Ban Tư vấn Bảo tồn Di sản Văn hóa Huế) và KTS. Nguyễn Phước Thiện (Giám đốc Công ty TNHH Thiên Ý)
Nghiên cứu sự phát triển cấu trúc hình học trong tạo hình kiến trúc
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:1)
Có thể nói, hình học là một trong những đại diện cho nền tảng tư duy và văn minh của xã hội loài người. Đối với kiến trúc, hình học là nền tảng cơ bản cho tạo hình thiết kế. Hình học “là nguyên tắc tổ chức, là phương tiện nối các bộ phận của kiến trúc lại với nhau” [1]. Ngoài hình học Euclid truyền thống được nhiều người biết đến, các loại hình học khác cũng đã được hình thành, kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều khái niệm hay cấu trúc hình học mới. Cùng với sự phát triển của đồ họa và công nghệ xây dựng, việc ứng dụng các cấu trúc hình học trong thiết kế, xây dựng thực tiễn ngày càng trở nên đa dạng với nhiều cấp độ phức tạp hơn. Bài báo này tổng hợp, hệ thống và khái quát một số đặc điểm chính về sự phát triển của cấu trúc hình học trong tạo hình kiến trúc theo các giai đoạn phát triển khoa học của nhân loại.
Đánh giá mức độ thích ứng khí hậu thông qua tính toán các khả năng làm việc của hệ thống bao che kiến trúc (lấy mặt đứng nhà phố làm ví dụ)
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:1)
Bài báo đề xuất khái niệm “Mức độ thích ứng với khí hậu của hệ thống bao che kiến trúc” và phương thức đánh giá “mức độ thích ứng” thông qua việc tính toán các khả năng làm việc của hệ thống này dựa trên các dữ liệu thu được bằng các phần mềm mô phỏng. Cùng với đó, mặt đứng nhà phố tại TP.HCM (một phần của hệ thống bao che) được chọn để làm ví dụ nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này góp phần giúp cho KTS và nhà thiết kế có cơ sở định lượng hóa các giải pháp kiến trúc nhằm hướng đến tiến trình “Thiết kế kiến trúc dựa trên hiệu quả" trên thế giới
Tác động của ngập lụt do biến đổi khí hậu đến nhà ở của người lao động tại TP. HCM - trường hợp tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:1)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân xuất phát từ tốc độ gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp nâng cấp trên bình diện tổng thể, quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, ý thức một bộ phận dân cư còn hạn chế trong việc bảo vệ môi trường,... Do đó, nhiều khu dân cư phía Nam ở TP.HCM đang phải đối mặt với vấn đề ngập lụt thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng biến đổi khi hậu cục bộ khiến mức nước triều cường dâng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các khu dân cư, nhà trọ, nhà ở giá rẻ cho người lao động tại các khu vực tiếp giáp với hệ thống sông, kênh, rạch và bờ biển. Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá những tác động của ngập lụt do biến đổi khi hậu đến nhà ở cho người lao động tại TP.HCM, thông qua trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện cần Giờ và Nhà Bè của TP.HCM. Một số giải pháp đề xuất của nhóm nghiên cứu trong phạm vi bài báo này coi như tài liệu tham khảo về vấn đề nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu
Đề xuất chuyển đổi đất ven đô thành cụm công nghiệp sáng tạo tại Bình Chánh
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong bối cảnh TP HCM đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức và sáng tạo, việc khai thác hiệu quả quỹ đất ven đô là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Huyện Bình Chánh, với lợi thế về quỹ đất dồi dào, đang được xem xét như một địa điểm tiềm năng để hình thành các cụm công nghiệp sáng tạo (CNST) tập trung. Nghiên cứu đề xuất này tập trung vào việc chuyển đổi các khu đất chưa sử dụng tại Bình Chánh thành các cụm CNST, thu hút nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao, góp phần tạo động lực phát triển mới cho khu vực và toàn TP. Các cụm CNST tại Bình Chánh sẽ ưu tiên phát triền các ngành công nghiệp mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao như thiết kế (bao bì, kiểu dáng công nghiệp), xuất bản, quảng cáo - truyền thông, phim ảnh, và gia công sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Việc hình thành các cụm CNST không chỉ góp phần tối ưu hóa sử dụng đất, mà còn tạo ra chuỗi giá trị sản xuất, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của TP HCM trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. Dự án này hướng đến thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các thị trường tiềm năng như Bắc Mỹ, Đông Âu và Châu Á. Bên cạnh đó, việc thu hút nguồn lực trí tuệ và vốn đầu tư của Việt kiều cũng được xem là một yếu tố quan trọng, góp phần kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoài với sự phát triển kinh tế của đất nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, kết nối hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện, cùng với xu hưórng dịch chuyển các hoạt động sản xuất công nghiệp sáng tạo ra khỏi khu vực trung tâm, Bình Chánh sở hữu nhiều lợi thế để trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đề xuất phát triển cụm CNST tại Bình Chánh được kỳ vọng sẽ là một giải pháp đột phá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cho huyện Bình Chánh nói riêng và TP HCM nói chung
|
|
|
|