Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố ứng suất đường sắt dưới tải trọng động (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Hoạt động đáng tin cậy và bền bỉ của đường ray dưới tải trọng động của đoàn tàu phụ thuộc vào khả năng của lớp đá ballast để truyền tải trọng từ tà vẹt và phân bố xuống nền đường. Bài báo này nghiên cứu đặc tính phân bố ứng suất của lớp đá ballast dưới tác động của tải trọng động tùy thuộc vào độ chặt của lớp đá ballast. Các phép đo ứng suất được thực hiện bằng hệ thống đo lường hiện đại, kết quả đo lường cho thấy tác động đáng kể của quá trình cố kết lớp ballast lên sự phân bố ứng suất dưới tà vẹt. Kết quả nghiên cứu giúp cải tiến các loại kết cấu đường ray và công nghệ thi công đầm nén lớp ballast để tối ưu hóa các điều kiện hoạt động đối với lớp kết cấu này.

Nghiên cứu phụ gia hập thụ khí thải cho bê tông nhựa áp dụng cho mặt đường sân bay tại Việt Nam. (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Hiện nay, ô nhiễm không khí do khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới, máy bay gây ra tại các sân bay lớn của nước ta như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe của người dân xung quang. Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất loại mặt đường vừa đảm bảo tính năng khai khác tốt nhưng lại có khả năng hấp thụ và phân hủy khí thải cho Việt Nam sẽ có ý nghĩa lớn về môi trường và nâng cao sức khỏe cho người dân. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu phụ gia hấp thụ khí thải cho bê tông nhựa áp dụng cho mặt đường sân bay tại Việt nam” là rất cấp thiết và có tính thời sự để góp phần làm trong sạch bầu không khí cho các thành phố lớn của nước ta như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu áp dụng công nghệ bê tông phun trong việc gia cố mái ta luy nền đường (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Vấn đề sụt, trượt taluy nền đường là một vấn đề rất cần giải quyết để đảm bảo sự khai thác bình thường và lâu dài của các tuyến đường. Trên các công trình này, hàng năm nhà nước phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng cho các công tác “bền vững hóa”, “kiên cố hóa” nhưng hiệu quả là không cao, sụt trượt vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Bài báo này nghiên cứu “Gia cố mái taluy bằng công nghệ bê tông phun” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề khoa học và thực tiễn đối với việc gia cố mái taluy nền đường trong điều kiện nước ta hiện nay.

Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển của nứt lan truyền trong mặt đường hỗn hợp có móng bằng bê tông xi măng (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Trong kết cấu mặt đường có sử dụng móng bê tông xi măng thường xảy ra hiện tượng hư hỏng chủ yếu là hiện tượng nứt lan truyền. Nứt lan truyền thường xảy tại các lớp mặt phủ trên các lớp móng bằng BTXM, đặc biệt tại vị trí của các khe nối. Bài báo trình bày cơ chế hình thành và phát triển vết nứt lan truyền (nứt phản ánh) trong kết cấu mặt đường hỗn hợp và đề xuất một số giải pháp hạn chế nứt lan truyền.

Phân tích ảnh hưởng của quá trình thi công hố đào sâu đến cọc đơn lân cạn trong nền đất sét đồng nhất (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Trong khu vực đô thị, hố đào sâu cho các công trình hạ tầng hay nhà ở dân dụng thường gây ra ảnh hưởng không tốt đến phần móng cọc của công trình hiện hữu lân cận. Do đó, việc đánh giá được chuyển vị ngang và nội lực trong cọc là rất cần thiết để đảm bảo ổn định cho kết cấu bên trên. Bài báo phân tích ảnh hưởng của quá trình thi công hố đào sâu đến cọc đơn tiết diện tròn lân cận. Mô hình phân tích được thực hiện bằng phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis 2D, kết quả mô phỏng được kiểm chứng với công trình thực tế. Các thông số được khảo sát bao gồm chiều sâu hố đào (H), khoảng cách giữa các thanh chống theo phương đứng (S), độ cứng kháng nén của thanh chống (EA), đường kính cọc (d) và khoảng cách từ mép hố đào đến tim cọc (X). Kết quả khảo sát cho thấy rằng chiều sâu hố đào (H) và khoảng cách cọc (X) có ảnh hường đáng kể đến chuyển vị ngang và nội lực trong cọc. Bài báo cũng đề xuất công thức tương quan có thể áp dụng để dự báo chuyển vị và nội lực phát sinh trong cọc khi chịu ảnh hưởng bởi quá trình thi công hố đào sâu.

Nghiên cứu ứng xử kết cấu trụ cọc liên tục không cố bệ móng bằng kết cấu bê tông cốt thép cho địa chất yếu đối với tuyến cầu cạn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Kết cấu trụ cọc liên tục không có bệ móng mang lại nhiều lợi ích về môi trường và không gian trong xây dựng do kết cấu này không cần thi công bệ móng so với các loại cầu truyền thống. Việc áp dụng kết cấu này cho các cầu cạn, cầu qua khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc cầu ở khu vực khan hiếm vật liệu đắp sẽ có tính khả dụng lớn. Tuy nhiên, kết cấu này tồn tại một số vấn đề trong thiết kế bao gồm độ mảnh lớn dưới tác dụng nén uốn đồng thời hoặc trường hợp chịu tải trọng ngang lớn. Bài báo đưa ra các phân tích về mặt kỹ thuật khi thiết kế kết cấu trụ cọc liên tục không có bệ móng và nghiên cứu liên quan đến đường kính cọc và khoảng cách cọc nhằm mục đích tối ưu việc thiết kế kết cấu.

Chẩn đoán hư hỏng kết cấu cầu giàn thép sử dụng mạng BILSTM (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Trước những ảnh hưởng tiêu cực từ tải trọng lặp, điều kiện môi trường khắc nghiệt và thời gian khai thác kéo dài, nguy cơ hư hỏng ở các công trình cầu giàn thép ngày càng trở nên rõ rệt, đặt ra yêu cầu cấp thiết về các phương pháp giám sát và chẩn đoán hiệu quả. Bài báo này đề xuất một phương pháp chẩn đoán hư hỏng kết cấu dựa trên mạng nơ-ron bộ nhớ dài ngắn hạn hai chiều (Bi-LSTM), với khả năng khai thác các đặc trưng dao động theo thời gian. Dữ liệu được mô phỏng cho nhiều kịch bản hư hỏng khác nhau, cho phép mô hình học và nhận diện chính xác các bất thường trong chuỗi thời gian. Kết quả thu được cho thấy mô hình Bi-LSTM có khả năng phát hiện và phân loại hư hỏng với độ chính xác cao, khẳng định tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ của phương pháp này trong hệ thống giám sát sức khỏe kết cấu (SHM) cho cầu giàn thép, góp phần nâng cao độ an toàn, tối ưu hóa công tác bảo trì và kéo dài tuổi thọ công trình.

Đánh giá và so sánh mức độ ổn định động lực của kết cấu nhịp cầu dầm giản đơn bằng thép-bê tông liên hợp và bê tông dự ứng lực chiều dài 60m trên đường sắt tốc độ cao (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Kết cấu nhịp dầm giản đơn được áp dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong các dạng kết cấu công trình cầu trên đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) với chiều dài nhịp L=(20-40)m. Trong một số trường hợp do yêu cầu cá biệt, chiều dài nhịp của dạng kết cấu này có thể sử dụng tới 60m dẫn tới yêu cầu kiểm tra khả năng ổn định động lực theo các tiêu chí khai thác an toàn và tiện nghi cho hành khách khắt khe hơn. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá và so sánh khả năng đáp ứng yêu cầu ổn định động lực của kết cấu nhịp dầm giản đơn chiều dài 60m bằng hai loại vật liệu khác nhau: thép-bê tông liên hợp và bê tông dự ứng lực trong thiết kế cầu trên ĐSTĐC theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 13594- 2022, nội dung nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu thiết kế cầu trên ĐSTĐC ở Việt Nam trong thời gian tới.

Đánh giá hiệu quả gia cường kết cấu bê tông cốt thép chịu tác dụng của tải trọng động bằng phương pháp dán vải sợi FRP (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Bài báo trình bày nghiên cứu về khả năng ứng dụng của vật liệu FRP trong việc gia cường cho kết cấu công trình nói chung và kết cấu bằng bê tông cốt thép (BTCT) nói riêng, cũng như việc ứng dụng giải pháp sử dụng tấm dán FRP dạng vải sợi để gia cường cho kết cấu công trình bằng BTCT chịu tác dụng của tải trọng động dạng va chạm. Thông qua phương pháp thực nghiệm số bằng phần mềm LS-OYNA cho kết quả khả quan khi giải pháp gia cường làm giảm đáng kể nội lực trong kết cấu và sự phá hoại nứt trên kết cấu dưới tác dụng va chạm động. Kết quả nghiên cứu của bài báo là một đóng góp nhỏ giúp làm sáng tỏ hơn hiệu quả và tiềm năng ứng dụng của giải pháp gia cường FRP cho kết cấu công trình chịu tác dụng bởi tải trọng động

Lựa chọn và xác định các thông số của máy đào một gầu bằng phương pháp giảm thiểu thời gian chu kỳ làm việc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:1)

Phương pháp giảm thiểu thời gian chu kỳ làm việc của máy đào một gầu có thể được sử dụng như một phần trong hệ thống các phương pháp hiện có để tính tóan thiết kế máy đàò trong các giai đoạn lựa chọn và xác định thông số. Kỹ thuật này cho phép xác định các giá trị hợp lý của các thông số kỹ thuật chính của máy đào một gầu, cũng như các dữ liệu cần thiết cho các tính toán tiếp theo. Các thông số ban đầu là cơ sở cho việc lựa chọn máy đào và thực hiện các tính toán về công suất, năng lượng, độ bền, công thái học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế. Phương pháp này cho pháp xem xét một cách hợp lý hơn ảnh hưởng của các yếu tố quyết định điều kiện vận hành đến các thông số kỹ thuật của máy. Việc tích hợp phương pháp luận này vào cấu trúc tính toán hiện có, có thể được thực hiện theo nhiều cách, tùy thuộc vào bản chất của bài toán và thông tin đầu vào. Bài báo trình bày các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thiết bị một cách hợp lý, thông qua phân tích và giảm thiểu thời gian chu kỳ vận hành của máy nhằm thu được sản phẩm cuối cùng, dựa trên các thông số kỹ thuật, vận hành và điều kiện hoạt dộng.