Ảnh hưởng của vật liệu chống cháy bề mặt đến khả năng chịu uốn của bản bê tông cốt thép dự ứng lực chịu cháy
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu chống cháy bề mặt bao gồm vật liệu chống cháy trương nở (IM), vữa chống cháy Vermiculite xi măng (VCM) và sợi khoáng phun (SMF) tới sự suy giảm khả năng chịu uốn của bản bê tông dự ứng lực (DƯL). Bốn bản bê tông DƯL được khảo sát trong đó Sl-C là bản không sử dụng vật liệu chống cháy bề mặt, S2-IM, S3-VCM và S4-SMF là ba bản bê tông DƯL sử dụng vật liệu chống cháy bề mặt. Sức kháng uốn của bản bê tông DƯL có và không sử dụng vật liệu chống cháy theo thời gian cháy được tính toán và so sánh với cường độ ban đầu trước khi cháy. Thông qua kết quả tính toán có thể thấy rằng Sl-C mất đến gần 50% cường độ chịu uốn sau 30 phút chịu lửa. Với việc sử dụng 10 mm vật liệu chống cháy bề mặt, S2-IM, S3- VCM và S4-SMF duy trì cường độ chịu uốn ở mức trên 34% so với cường độ ban đầu. Kết quả cũng cho thấy, trong ba loại vật liệu chống cháy khảo sát, IM có khả năng kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ, từ đó làm giảm sự suy giảm sức kháng uốn theo thời gian cháy trong kết cấu bê tông tốt nhất. Trong khi đó, hiệu quả chống cháy của VCM và SMF gần như tương đương. Xây dựng dạng phân phối xác suất cho các biến đầu vào của bài toán phân tích chi phí vòng đời kết cấu áo đường bê tông nhựa khi sử dụng thuật toán mô phỏng Monte Carlo
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo tập trung phân tích chi phí vòng đời (LCCA) của kết cấu áo đường (KCAD) bê tông nhựa (BTN) thông qua thuật toán mô phỏng Monte Carlo (MC). Nghiên cứu được thực hiện trên 14 dự án xây dựng đường tại tỉnh Nghệ An. Mô hình LCCA sử dụng phân phối xác suất chuẩn và tam giác để dự báo chi phí sửa chữa ban đầu, sửa chữa vừa, thời gian sửa chữa và suất chiết khấu KCAD BTN. Kết quả mô phỏng cho thấy MC có tính khả thi cao trong việc dự báo chi phí và hỗ trợ việc lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và kiểm soát rủi ro. Bằng cách kết hợp các loại phân phối xác suất, nghiên cứu nâng cao tính chính xác trong dự báo chi phí và tối ưu chiến lược bảo trì dài hạn, đồng thời có thể áp dụng mô phỏng cho dự báo chi phí vòng đời các hạng mục khác trong xây dựng đường, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo trì công trình giao thông. Bước đầu khai thác phân mềm R trong phân tích và trực quan hóa dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội >Ts 1, Ths 2 Từ khóa: .
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Phân tích dữ liệu tai nạn gian thông đường bộ đúng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý an toàn gian thõng (ATGT) ở mỗi quốc gia. Nó giúp các chuyên gia và các nhà quản lý có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết của các yếu tố ẩn giấu bên trung dữ liệu tai nạn giao thũng (TNGT), làm căn cứ vững chắc cho các đề xuất liên quan dấn các giải pháp giảm TNGT đường bộ. góp phần cải thiện ATGT. Bài báo trình bày một công cụ mới và miễn phí, có tên là phần mềm R để bước đầu phân tích và trực quan hóa TNGT đường bộ ở Hà Nội. Thông qua phân tích thống kê mô tả ở một số khía cạnh từ dữ liệu TNGT của Hà Nội đã cho thấy rằng, phần mềm R là một công cụ tiềm năng để xây dựng các bài thực hành về thống kê TNGT phục vụ đầu tàu, cũng như là để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực ATGT ơ nước ta. Phân tích các điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực do tải trọng đoàn tàu trong thiết kế cầu trên đường sắt tốc độ cao theo tiêu chuẩn TCVN 13594-2022
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Hệ số động lực còn gọi là hệ số khuếch đại động lực (DAP) là một thông số quan trọng để xét đến sự gia tăng hiệu ứng trong kết cấu do tác dụng động lực so với hiệu ứng tĩnh tương ứng dưới tác động của các phương tiện giao thông. Trong bài toán thiết kế cầu trên đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC), hệ số động lực được áp dụng trong trường hợp sử dụng mô hình tĩnh để phân tích kết cấu. Điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau được quy định khác nhau. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu các điều kiện áp dụng và phương pháp xác định hệ số động lực do tải trọng đoàn tàu trong thiết kế cầu trên ĐSTĐC theo quy định của Tiêu chuẩn TCVN 13594-2022, nội dung nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu thiết kế cầu trên ĐSTĐC ở Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp gia cường nứt do uốn âm cho cầu bê tông đúc đẩy sử dụng vật liệu UHPC
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Công nghệ đúc đẩy trũng xây dựng cầu đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và được ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, các công trình này đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là các vết nứt ở bản mặt cầu, gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và an toàn khai thác. Để gia cường các công trình này, UHPC (bê tông siêu tính năng) được đề xuất làm vật liệu gia cường nhờ khả năng chịu nén CBD, hạn chế phát triển vết nứt và bám dính tốt với bê tông cũ. Bài báo trình bày giải pháp gia cường nứt do uốn âm cho cầu bê tông đúc đẩy bằng bê tông siêu tính năng UHPC. Nghiên cứu phân tích lý thuyết về mô-men nứt, mô-men uốn tới hạn khi gia cường bằng UHPC và so sánh độ mở rộng vết nứt theo các tiêu chuẩn CECS38:2004 (Trung Quốc), UHPFRC-2913 (Pháp) và fib MC2010. Kết quả cho thấy tiêu chuẩn fib MC2010 cho kết quả gần với thực nghiệm nhất. Nghiên cứu thực thi Phụ lục V - MARPOL 73/78 tại Việt Nam
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Ô nhiễm môi trường biển có thể gây ra bởi các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và các hoạt động trên biển. Trong số nguồn gây ô nhiễm do hoạt động trên biển, nguồn gây ô nhiễm từ tàu thuyền đặc biệt được tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và các quốc gia quan tâm. Ô nhiễm môi trường do nguồn ô nhiễm từ tàu biển gây ra những tác động khác nhau tới môi trường hệ sinh thái, sức khỏe con người và nền kinh tế của quốc gia. Nhằm ngăn ngừa tác động của rác thải tàu biển đối với môi trường, IMO đã ban hành công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra 1973/1978. Đây là Công ước quốc tế quan trọng, Phụ lục V của Công ước nêu ra các quy định đối với tàu thuyền nhằm ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm này. Trong số các nguồn gây ô nhiễm từ tàu biển, một thời gian dài Việt Nam chỉ quan tâm tới ô nhiễm do dầu mà chưa thật sự quan tâm tới các nguồn ô nhiễm khác, điển hình như ô nhiễm rác thải. Mặc dù Phụ lục có vai trò quan trọng, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ là thành viên năm 2014. Do đó, bài báa này tập trung vào việc phân tích, đánh giá Việt Nam thực thi Phụ lục V Công ước MARPOL 73/78 trên hai phương diện: Thực thi trên đội tàu biển Việt Nam và hoàn thiện quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do rác thải tàu biển gây ra. Từ kết quả phân tích và đánh giá, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường thực thi có hiệu quả hơn nữa phụ lục này. Nghiên cứu đề xuất quy trình thành lập mô hình BIM hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, việc ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng. Trong xây dựng mô hình BIM. hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, công tác thu thập dữ liệu đang gặp nhiều khó khăn do yêu cầu cần có số liệu của nhiều loại công trình, đặc điểm dữ liệu, phương pháp thu thập... Vì vậy, trong bài báo này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy trình thành lập mô hình BIM hiện trạng hạ tầng kỹ thuật với định hướng ứng dụng các công nghệ mới như UAV, LiDAR và GNSS trong xây dựng cơ sở dữ liệu, quy trình bao gồm các bước xác định mục tiêu dự án, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình BIM và kiểm tra đánh giá. Kết quả áp dụng tại Trường Đại học GTVT cho thấy, quy trình đề xuất có tính khả thi và hiệu quả trong quản lý, tạo nền tảng cho việc số hóa hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam. Đánh giá tác động của giải pháp hạn chế tốc độ tại khu vực trường học trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Ở Việt Nam hiện nay chưa có các quy định hay các chế tài mạnh bắt buộc người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực trường học, nơi tập trung đông học sinh - những đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2022, dự án "Giảm tốc độ - trường học an toàn" được triển khai thí điểm tại các trường học trên địa bàn TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Các giải pháp lắp đặt biển báo tốc độ tối đa cho phép kết hợp cùng việc tổ chức lại giao thông khu vực cổng trường đã đem lại một số tín hiệu tích cực trong việc giảm nguy cơ va chạm do người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ khi đi qua khu vực này. Tự động hóa rời rạc hình học vỏ tàu thủy
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Nghiên cứu này trình bày phương pháp rời rạc hóa hình học vỏ tàu thủy sử dụng lý thuyết toán học kết hợp với ngôn ngữ lập trình Python. Quá trình rời rạc này được triển khai nhằm bảo đảm rằng các đặc tính hình học của vỏ tàu không bị thay đổi khi chuyển ngược lại thành dạng 30 mặt (30 face). Kết quả của quá trình rời rạc hóa không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các điều chỉnh hình học trong các tính toán tối ưu mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý. Đồng thời, các công đoạn xác nhận biến dạng tiết diện bất kỳ, phục vụ cho công tác hạ liệu và phóng dạng được thực hiện dễ dàng nhờ vào thông tin số hóa từ dữ liệu điểm. Phần mềm phát triển từ phương pháp này không chỉ giảm thiểu sai sót mà còn góp phần nâng cao mức độ tự động hóa và tối ưu hóa trong quy trình thiết kế và sản xuất vỏ tàu thủy. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lái xe đạp điện/xe máy điện nguy hiểm của học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam: Phân tích hồi quy theo tung nhóm hành vi
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo được thực hiện nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến từng nhóm hành vi lái xe đạp điện/xe máy điện (XĐĐ/XMĐ) nguy hiểm trên cơ sở dữ liệu từ một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi với sự tham gia của 594 học sinh trung hục phổ thông (THPT) ở Việt Nam. Thông qua các mô hình hồi quy được thiết lập, nghiên cứu này đã xác định được một số yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến từng nhóm hành vi lái XĐĐ/XMĐ nguy hiểm của nhóm người tham gia giao thông nói trên. Kết quả cho thấy, các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, thời gian lái xe hàng ngày, kinh nghiệm lái xe) và các yếu tố: Thái độ đối với an toàn giao thông (ATGT), nhận thức về sự nguy hiểm của các hành vi, chuẩn mực mô tả có ảnh hưởng đáng kể đến một hoặc nhiều nhóm hành vi lái XE nguy hiểm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự quan tâm và nêu gương về ATGT của người thân trong gia đình có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm bớt hành vi lái xe nguy hiểm trong khi sự nhận thức lệch về đặc quyền của học sinh khi tham gia giao thông có xu hướng làm gia tăng mức độ thực hiện hành vi. Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo để đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nàng cao ATGT cho học sinh sử dụng XĐĐ/XMĐ ở Việt Nam.
|
|
|
|