Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu thiết kế hệ thống gá và xoay phôi tự động cho máy taro ren [07-01-2025]

Bài báo tập trung nghiên cứu, thiết kế hệ thống gá và xoay phôi tự động cho máy gia công ren bằng phương pháp taro dạng bàn. Nội dung chính của bài báo bao gồm tính toán thiết kế bộ truyền chuyển động xoay cho phôi, các cơ cấu kẹp, cơ cấu lựa lô cho máy tạo ren. Bên cạnh đó, bài báo trình bày cách tính toán lựa chọn các khí cụ điện, các thiết bị điện-khí nén cho hệ thống, và lựa chọn thiết bị điều khiển. Một giao diện điều khiển thiết bị được xây dựng dựa trên một bộ điều khiển khả trình (PLC). Những tính toán trên được kiểm chứng bằng các phần mềm mô phỏng cho thấy hệ thống có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI vào mô phỏng gia công trên phần mềm thực tế ảo SSCNC [07-01-2025]

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI vào mô phỏng gia công trên phần mềm SSCNC để đánh giá được hiệu quả tối ưu hóa mã G-code, giúp phát hiện lỗi trong quá trình mô phỏng, tối ưu hóa đường chạy dao, giám sát và dự đoán tuổi thọ của dụng cụ... có tiềm năng mang lại nhiều cải tiến, đặc biệt là trong việc tối ưu hóa quá trình học tập và đào tạo, nâng cao hiệu quả mô phỏng và giảm thiểu sai sót trong lập trình gia công CNC.

Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng kết cấu hợp lý của gầu gắp rác thuỷ lực 0,5m3 bằng phần mềm SOLIDVVORKS [07-01-2025]

Một trong các quy trình xử lý rác thải sinh hoạt, sau khi rác thải được băm nhỏ thì sẽ được tập kết lại thành đống và sau đó được đưa đến các thiết bị xử lý ở các công đoạn tiếp theo. Để thực hiện việc này có thể dùng xe xúc lật hoặc dùng gầu gắp rác, trong đó gầu gắp được sử dụng phổ biến hơm vì tiết kiệm được không gian mặt bằng, thuận tiện cho việc đưa rác vào các máy có chiều cao lớn,... Trên thực tế có nhiều loại gầu gắp khác nhau với kết cấu và nguyên lý làm việc khác nhau. Trong bài báo này sẽ đưa ra phân tích các loại gầu gắp thường dùng để vận chuyển vật liệu, từ đó sẽ đưa ra lựa chọn loại phù hợp để vận chuyển rác sau khi băm nhỏ, đồng thời sẽ phân tích các thành phần lực tác dụng lên gầu trong quá trình gầu làm việc. Dựa vào sự phân tích này, bài báo đưa ra các thông số kết cấu hợp lý của gầu để tiết kiệm vật liệu chế tạo gầu nhưng vẫn đảm bảo gầu làm việc ở trạng thái tốt nhất.

Nghiên cứu tối ưu hoá tiết diện cột chống tạm trong thi công tầng hầm bảng phương pháp Topdown [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này đề xuất mô hình giải quyết bài toán tối ưu tiết diện cột chống tạm trong thi công xây dựng công trình có tầng hầm sử dụng thuật toán tiến hoá vi phân (DE). Công nghệ thi công tầng hầm bằng phương pháp Topdown đang được các đơn vị ưu tiên sử dụng cho các công trình phức tạp. Để áp dụng được phương pháp Topdown vào thi công tầng hầm, cấu kiện quan trọng nhất cần có là cột chống tạm bằng kết cấu thép nhờ khả năng chịu lực tốt, đa dạng về hình dáng, kích thước, sự thuận tiện trong thi công. Ngành Xây dựng có tính chất cạnh tranh cao, các đơn vị thi công cần phải tối ưu được nguồn tài nguyên sử dụng trong công trinh để đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm là rất cần thiết và cần có một công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Thuật toán tiến hoá vi phân (DE) là một thuật toán rất hữu hiệu cho việc giải các bài toán tối ưu toàn cục và phù hợp dùng để xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm. Mục tiêu của bài báo là đưa ra công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm, hướng đến hiệu quả về mặt kinh tế cho dự án. Kết quả bài báo đã xây dựng công cụ tối ưu cột chống tạm hiệu quả bằng thuật toán tiến hoá vi phân (DE) được xây dựng trên phần mềm Python dễ dàng cài đặt và sử dụng cho người dùng.

Nhận diện giá trị di sản kiến trúc công trình công cộng các làng nghề truyền thống tại Hà Nội [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là mật vùng đất nghìn năm văn hiến, có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Gắn với lịch sử phát triển của dân tộc, nơi đây đã hình thành các làng nghề truyền thống qua nhiều trăm năm, Các làng nghề truyền thống đã và đang góp phần quan trọng vào truyền thống văn hóa và sự phát triển của TP Hà Nội. Những làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử của Hà Nội nói riêng và của dàn tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội đang dần mai một về giá trị văn hóa kiến trúc do thiếu sự quan tâm và bảo tồn thích đáng. Sự phát triển du lịch, dịch vụ đã và đang làm thay đổi cảnh quan, cấu trúc không gian và các giá trị văn hoá, kiến trúc, xã hội, môi trường các làng nghề truyền thống của Hà Nội, khiến cho việc bảo tồn, duy trì và phát huy các giá trị văn hoá, di sản kiến trúc trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài báo là tập trung nhận diện ra các giá trị di sản kiến trúc công trình công cộng các làng nghề truyền thống của Hà Nội. Từ đó làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý nghiên cứu bảo tồn, giữ gìn và quản lý các công trình di sản kiến trúc tại các làng nghề truyền thống tại Hà Nội trong thời gian tới.

Thực trạng và giải pháp quản lý không gian ngầm tại TP.HCM: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại Quận 1 [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Không gian ngầm được xem là một trong các thành phần quan trọng của đô thị trong quá trình phát triển nhất là khu trung tâm. Đây được xem là một nguồn lực và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa được khai thác hiệu quả và cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong công tác quản lý tại nhiều đô thị. Thông qua bài học kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới, cùng các phân tích thực trạng phát triển không gian ngẩm cho khu vực nghiên cứu điển hình tại Quận I, TP.HCM, bài viết nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển không gian ngầm, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm giúp địa phương khai thác các tiềm năng phát triển. Với tỷ lệ phần tầng ngầm hiện nay tại một số công trình tiêu biểu trung bình chỉ khoảng 10-15% (so với phần nổi), có độ sâu tối đa được cấp phép đến năm 2024 là 5 tầng được nhận định cần hạn chế về mặt số lượng lẫn chiều sâu so với các đô thị khác trên thế giới. Do đó, nghiên cứu này đề xuất chia thành ba phân lớp với các đô sâu khác nhau lần lượt là I5m, 35m và lớn hơn 35m; phân lớp 2 (tầng hầm 0-8, tương ứng khoảng âm l5-25m) được chú trọng đề xuất khả năng cho phép phát triển, khai thác hiệu quả không gian đô thị nhằm giải quyết một số vấn đề bức thiết do diện tích trên mặt đất tại khu trung tâm, và có thể được bố trí cho không gian chuyển tiếp - kết nối với không gian ngầm của đô thị (phân lớp 3). Các đề xuất này được kỳ vọng có thể được tham khảo triển khai thí điểm cho TP.HCM và một số đô thị khác tại Việt Nam.

Nghiên cứu ảnh hưởng của góc đầu điện cực tới tính chất của hồ quang khi hàn liên kết giáp mối sus 304-ti bằng công nghệ GTAW [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hàn hồ quang vonfram khí (Gas Tungsten Arc Welding - GTAW) là một quả trình rất linh hoạt, quá trình này có thể được sử dụng để hàn kim loại và nhiều loại kim loại khác nhau. Đây là một quá trình hàn ở mọi vị trí. Trong bài báo này, các mối hàn giáp mối sus 304 và titan (Ti) bằng công nghệ hàn GTAW được đề cập. Phương pháp mô phỏng được thực hiện nhằm mục đích xác định sự ảnh hưởng của góc côn đầu điện cực vofram không tiêu hao tới các tính chất của hồ quang hàn là nhiệt độ cực đại, T (°C); vận tốc dọc trục cực đại, u (m/s); chênh lệch điện thế, Av (V); và chênh lệch áp suất cực dương, APa (Pa). Kết quả mô phỏng đã chỉ ra rằng: (1) Nhiệt độ hồ quang cao nhất xảy ra đối với các góc đầu điện cực trong khoảng từ 30° đến 600 và đạt giá trị cực đại ở góc 60°; (2) Vận tốc dọc trục lớn nhất khi góc đầu điện cực trong khoảng 200 đến 60°. Khi chiều dài hồ quang tăng, vận tốc dọc trục giảm; (3) Chênh lệch điện thế tăng nhanh khi góc đầu điện cực tăng trong khoảng từ 9° đến 600 và đạt cực đại ở góc 60°. Chênh lệch điện thế lớn nhất xảy ra khi chiều dài hồ quang là 10 mm; (4) Chênh lệch áp suất cực dương tăng nhanh khi góc đầu điện cực trong khoảng 9° đến 20° và đạt giá trị cực đại trong khoảng 200 đến 30°. Khi tăng chiều dài hồ quang, chênh lệch áp suất cực dương giảm.

Nghiên cứu máy tự động làm sạch dị vật kích thước micro bằng khí thổi siêu âm trong công nghiệp bán dẫn [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về máv tự động làm sạch dị vật kích thước micro trên sản phẩm linh kiện điện tử/bán dẫn sử dụng trong phòng sạch dựa trên tiêu chuẩn class 10 và các tiêu chuẩn sản xuất của công ty Samsung Electro-Mechanics Việt Nam. Dựa vào bài nghiên cứu về dòng khí thổi siêu âm cũng như sản phẩm của nước ngoài, nhóm đã chế tạo, kiêm thử thành công đầu thổi siêu âm thông qua đánh giá sản phẩm thực tế; cũng như dựa vào kinh nghiệm để đề xuất thiết kế phổ quát dạng máy tự động cho các ứng dụng làm sạch dạng sản phẩm phẳng.

Xử lý phenol trong nước thải bằng công nghệ sinh học ở quy mô phòng thí nghiệm [03-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Các thí nghiệm trong nghiên cứu này sử dụng thiết bị xử lý bùn hoạt tính hiếu khí để nghiên cứu quá trình loại bỏ phenol và farmaldehyde khỏi nước thải ở quy mô phòng thí nghiệm. Một mô-đun xử lý với bùn hoạt tính có thể tích 70 L, giai đoạn khơi động với thời gian lưu thủy lực là 10 giờ, giá trị pH trong khoảng 0,8-7, Do trong ngăn thiếu khí luôn nhỏ hơn 0,5 mg/L, trong ngăn hiếu khí trong khoảng giá trị 3,0 và 4,5 mg/L. Kết quả cho thấy bùn hoạt tính sau quá trình khởi động ở trạng thái ổn định với MLSS 2800 mg/L đến 3170 (mg/L), chỉ số thể tích bùn (SVho) là 150,7 ml/g và bùn hoạt tính cho thấy khả năng lắng tốt. Phenal trong nước thải đẩu vào dưới 200 mg/L, hiệu suất loại bỏ cùa thiết bị xử lý bùn hoạt tính rất tốt, hầu như toàn bộ phenal đều được loại bỏ khỏi nước thải. Khi xử lý nước thải bằng hỗn hợp phenol và Formaldehyde, hiệu suất xử lý giảm khi tăng nồng độ chất ô nhiễm, ở nồng độ 300 mg/L Eormaldehyde và phenol, chỉ có 82,30% và 72,03% tương ứng được loại bỏ. Công nghệ sinh học với bùn hoạt tính có thể được sử dụng để xử lý phenol và farmaldehyde trong nước thải công nghiệp

Đề xuất giải pháp cấp nước chi phí thấp cho khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam [03-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Thiếu nước sạch là vấn đề ngày càng cấp bách trong bối cảnh biên đổi khí hậu toàn cầu đang gia tăng. Thách thức này đặc biệt phổ biến ở các vùng xa xôi và miền núi, cũng như các vùng đảo. Việc tiếp cận nước sạch ở vùng núi phía Bắc Việt Nam ngày càng khó khăn trong những năm gần đây do cả điều kiện tự nhiên khó khăn và cơ sở hạ tầng cung cấp nước xuống cấp. Do đó, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát nhu cầu cung cấp nước và đề xuất các giải pháp cung cấp nước và vệ sinh chi phí thấp cho các vùng miền núi ở Việt Nam. Hai nguồn nước tiềm năng là thu thập nước mưa và nước ngưng tụ không khí, đã cung cấp đủ nước uống cho học sinh tại Trường học được nghiên cứu ở tỉnh Hà Giang.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI