Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu cấu trúc tế vi liên kết hàn giáp mối giữa thép không gỉ 304 với thép không gỉ 201 bàng quá trình hàn gtaw (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Thép không gỉ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp bởi các đặc tính cơ học và những lợi ích mà chủng mang lại. Phương pháp hàn điện cực không nóng chảv trong môi trường khí trơ bảo vệ luôn là lựa chọn đầu tiên khi hàn khác vật liệu vì chất lượng mối hàn tốt, cũng như khả năng linh hoạt của phương pháp này. Trong nghiên cứu này, phương pháp hàn điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ bảo vệ (GTA W) được sử dụng để thực hiện liên kết hàn giáp mối giữa thép không gỉ 304 với thép không gỉ 201 với dây hàn bù ER-308L. Độ bền kéo của liên kết hàn được đánh giả bằng thiết bị kéo - nén vạn năng, cấu trúc tế vi (OM) của liên kết hàn được kiểm tra bằng thiết bị quang học điện tử. Các kết quả kiếm tra đã cho thấv sự phù hợp của phương pháp hàn với các vật liệu và thông số chế độ hàn đã lựa chọn, độ bền kéo lớn nhất liên kết hàn đạt được là 630 MPa.

Nghiên cứu đáp ứng động của hệ dầm cong - dây - tấm chịu tác dụng của khối lượng di động (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu trình bày kết quả phân tích động lực học hệ liên hợp dầm cong - dây - tấm mô tả hình dạng cầu vòm chịu tác dụng của khối lượng di động. Quá trình phân tích đáp ứng của hệ được thực hiện trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH), khối lượng di động được mô phỏng nhờ kỹ thuật phần tử Sinh - Diệt với việc sử dụng ngôn ngữ lập trình AN SYS APDL cho phép khảo sát ảnh hưởng của các thông số kết cấu, tải trọng đến đáp ứng động của hệ. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo khi tính toán thiết kế kết cấu cầu và các kết cấu chịu tác dụng của tải trọng di động khác

Nghiên cứu tính đàn hồi tấm thép dưới tác dụng nhiệt (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu này trình bày một phương pháp để dự đoán chính xác xu hướng đàn hồi khi uốn tấm thép dưới nhiệt độ cao. Nghiên cứu tận dụng dữ liệu thử nghiệm độ bền kéo mở rộng để xác định các tham số cho định luật độ cứng động học và đẳng hướng thuần túy ở các nhiệt độ khác nhau. Mặc dù chỉ sử dụng các định luật làm cứng đẳng hướng hoặc động học thuần túy cũng có những hạn chế, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng tỷ lệ đường cong ứng suất dòng chảy giữa nhiệt độ cao và nhiệt độ phòng như một hàm của các tham số biến dạng tương đương để rút ra định luật làm cứng kết hợp

Phân tích nhu cầu điện mặt trời áp mái tại Việt Nam theo định hướng quy hoạch điện 8 (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Quy hoạch điện 8 đặt mục tiêu phát triến các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nguồn điện mặt trời đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Cụ thể, đặt mục tiêu ít nhất 50% mái nhà được trang bị các hệ thống điện mặt trời. Với định hướng thực hiện Quy hoạch điện 8 và cam kết COP 26 của Chính phủ, xu hướng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Tuy nhiên, các thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể hiện đang trong giai đoạn dự thảo. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại cho và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn hiện nay. Do vậy, bài báo trình bày phân tích đánh giá nhu cầu triển khai điện mặt trời mái nhà theo tinh thần Quy hoạch điện 8 và cam kết COP 26 của Chính phủ với định hướng net-zero vào năm 2050

Ảnh hưởng của thành phần ứng suất đến đặc trưng bền mỏi của chi tiết có trạng thái ứng suất phức tạp (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài bảo trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần ứng suất đến đặc trưng bền mỏi của chi tiết trên cơ sở tính toán và đánh giá bằng kết quả thí nghiệm đã công bố. Phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng để mô phỏng và xây dựng chương trình tính đặc trưng bền mỏi của mẫu. Trường ứng suất theo các phương và trường ứng suất quy đổi được sử dụng để đánh giá đặc trưng bền mỏi của chi tiết. Kết quả tính toán làm rõ ảnh hưởng cùa thành phần ứng suất tới đặc trưng bền mỏi của chi tiết, qua đó định hướng cho tối ưu kết cấu khi chịu trạng thái ứng suất phức tạp.

Nghiên cứu một số thiết bị cơ khí cắt vải phục vụ trong ngành dệt may (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay, có rất nhiều loại máy cắt vải phục vụ trong ngành dệt may sử dụng các công nghệ khác nhau như cắt bằng cơ khí, cắt bằng tia lazer, cắt bằng tia nước... Nhưng trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nghiên cứu các thiết bị cơ khí phục vụ cắt vải trong các nhà máy công nghiệp gia công hiện nay. Qua nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra các khuyến cáo, cách nhìn tư duy rộng nhất để phù hợp với doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả cho quá trình đầu tư.

Điều khiển chống giật cho chuyển động nâng hạ buông thang máy với PLCS7-1200 và biến tần FR-E720 (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Trong nghiên cứu nàv sẽ đưa ra phương pháp điều khiển chuyển động chống giật cho động cơ sử dụng biến tần nhằm điều chỉnh sự chuyển tiếp tốc độ giữa các giai đoạn thay đổi tốc độ chuyển động ứng dụng cho việc nâng/hạ buồng thang máy. Mô hình động cơ nâng hạ buồng thang máy đã được áp dụng để điều khiển tốc độ nhờ bộ điều khiển PLC S7-1200 kết nối truyền thông MODBUS RS485 với bộ biến tần FR-E720. Quy luật biến đổi tốc độ của động cơ được áp dụng với các hàm dạng lượng giác để giảm sự biến đổi đột ngột khi chuyển đổi trạng thái tăng hoặc giảm tốc độ. Đảnh giá đáp ứng tốc độ đầu ra của động cơ đã được ước lượng nhờ một encoder kết nối trực tiếp với trục của động cơ, sự ảnh hưởng của tải đến đáp ứng tốc độ đầu ra của động cơ cũng được khảo sát đánh giá.

Nghiên cứu thuật toán deep reinforcement learning điều khiển mobile robot điều hướng tự động (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hoạch định chuyển động (motion planning) là yếu tố quan trọng để cho phép các robot di động hoạt động một cách tự dộng. Khi các trường hợp ứng dụng của robot trở nên phức tạp và khó đoán hơn, các bộ hoạch định chuyển động phân cấp truyền thống gặp phải những thách thức đáng kể. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong học sâu, các bộ hoạch định chuyển động dựa trên học tăng cường sâu (DRL) đã trở thành một điểm nóng nghiên cứu nhờ vào nhiều tính năng ưu việt của chủng. Trong bài báo này, chủng tôi đề xuất một phương pháp học tăng cường sâu, tận dụng các dữ liệu laser thô và sử dụng thư viện PIC4rl-gym để xây dụng môi trường mô phỏng trên Gazebo. Các thí nghiệm cho thấy phương pháp đề xuất đã cho thấy khả năng điều hướng tự động hoàn toàn của mobile robot, và kết quả huấn luyện đã xác nhận tính hiệu quả của thuật toán.

Xác định hệ số giãn nở nhiệt của thép OXH3MфA dùng để chế tạo nòng pháo cỡ lớn bằng phương pháp lắp ghép có độ dôi (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về công nghệ lắp ghép có độ dôi của nòng pháo cỡ lớn. Xây dựng phương án thực nghiệm xác định hệ số giãn nở nhiệt của thép OXH3MфA dùng để chế tạo nòng pháo và ống bọc. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng để tiến hành lắp ghép nòng pháo cỡ lớn tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phương pháp xác định bố cục cho khuôn ép nhựa nhiều lòng khuôn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Khuôn nhiều lòng khuôn là một phương pháp hiệu quả để sản xuất các sản phẩm nhựa hàng loạt vừa và nhỏ nhằm giảm giá thành gia công. Hai điều kiện được đưa ra trong bài toán cân bằng khuôn là độ mất áp suất dòng nhựa qua các đoạn rẽ nhánh tới các lòng khuôn phải giống nhau. Bên cạnh đó, thời gian điền đầy qua các giai đoạn trên kênh dẫn, cống phun nhựa và sản phẩm phải giống nhau nhằm tránh các khuyết tật sản phẩm cũng như dễ dàng điều chỉnh chế độ ép nhựa. Nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc xây dựng cơ sở toán học nhằm xác định bố cục sơ bộ cho khuôn nhiều lòng khuôn. Phương pháp luận được xây dựng từ tính chất lưu biến của dòng chảy nhựa, sử dụng mô hình nhớt Power law và mối quan hệ giữa độ nhớt và tốc độ cắt. Thiết kế cân bằng cho khuôn hai lòng khuôn được đưa ra cho thấy lợi ích của phương pháp tính đã đề xuất

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI