Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Đánh giá hiệu quả gia cường kết cấu bê tông cốt thép chịu tác dụng của tải trọng động bằng phương pháp dán vải sợi FRP (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày nghiên cứu về khả năng ứng dụng của vật liệu FRP trong việc gia cường cho kết cấu công trình nói chung và kết cấu bằng bê tông cốt thép (BTCT) nói riêng, cũng như việc ứng dụng giải pháp sử dụng tấm dán FRP dạng vải sợi để gia cường cho kết cấu công trình bằng BTCT chịu tác dụng của tải trọng động dạng va chạm. Thông qua phương pháp thực nghiệm số bằng phần mềm LS-OYNA cho kết quả khả quan khi giải pháp gia cường làm giảm đáng kể nội lực trong kết cấu và sự phá hoại nứt trên kết cấu dưới tác dụng va chạm động. Kết quả nghiên cứu của bài báo là một đóng góp nhỏ giúp làm sáng tỏ hơn hiệu quả và tiềm năng ứng dụng của giải pháp gia cường FRP cho kết cấu công trình chịu tác dụng bởi tải trọng động

Lựa chọn và xác định các thông số của máy đào một gầu bằng phương pháp giảm thiểu thời gian chu kỳ làm việc (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Phương pháp giảm thiểu thời gian chu kỳ làm việc của máy đào một gầu có thể được sử dụng như một phần trong hệ thống các phương pháp hiện có để tính tóan thiết kế máy đàò trong các giai đoạn lựa chọn và xác định thông số. Kỹ thuật này cho phép xác định các giá trị hợp lý của các thông số kỹ thuật chính của máy đào một gầu, cũng như các dữ liệu cần thiết cho các tính toán tiếp theo. Các thông số ban đầu là cơ sở cho việc lựa chọn máy đào và thực hiện các tính toán về công suất, năng lượng, độ bền, công thái học, môi trường, kỹ thuật và kinh tế. Phương pháp này cho pháp xem xét một cách hợp lý hơn ảnh hưởng của các yếu tố quyết định điều kiện vận hành đến các thông số kỹ thuật của máy. Việc tích hợp phương pháp luận này vào cấu trúc tính toán hiện có, có thể được thực hiện theo nhiều cách, tùy thuộc vào bản chất của bài toán và thông tin đầu vào. Bài báo trình bày các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thiết bị một cách hợp lý, thông qua phân tích và giảm thiểu thời gian chu kỳ vận hành của máy nhằm thu được sản phẩm cuối cùng, dựa trên các thông số kỹ thuật, vận hành và điều kiện hoạt dộng.

Ảnh hưởng của vít chống cắt lên khả năng chịu lực của sàn liên hợp thép - bê tông nhẹ đổ nhiều lớp (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo trình bày một nghiên cứu sử dụng phương pháp số để phân tích ứng xử của sàn liên hợp thép - bê tông nhẹ đổ nhiều lớp có tăng cường vít chống trượt. Mô hình các bản sàn được xây dựng trên phần mềm LS-DYNA, trong đó bê tông được mô phỏng bằng phần tử khối (SOLID), vít liên kết sử dụng phần tử dầm (BEAM), còn tấm tôn thép được thể hiện bởi phần tử tấm (SHELL). Các tham số khảo sát bao gồm đường kính vít (6.3 mm và l0 mm) và mật độ bế trí của vít tại tôn sàn (100 mm, 200 mm, và 300 mm). Kết quả thu được từ mô phỏng phần tử hữu hạn (PTHH) ban gồm mô men uốn. trượt đầu bản, và các dạng phá hủy. Việc So sánh kết quả mô phỏng với dữ liệu thực nghiệm của nghiên cứu trước cho thấy mô hình PTHH có độ chính xác cao trong việc dự đoán ứng xử kết cấu của sàn liên hợp. Hơn nữa, thông qua phân tích tham số mở rộng, nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng vít với đường kính lớn và mật độ cao không chỉ giúp tăng khả năng chịu tải mà còn hạn chế nguy cơ xuất hiện các dạng phá hủy bất lợi.

Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ phụt vữa dọc thân cọc đến sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong nền đất cát pha 1*, Ts 2 Từ khóa: (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của công nghệ phụt vữa dọc thân cọc đến sức chịu tải của cọc khoan nhồi trong nền đất cát pha. Phương pháp phụt vữa (shaft grauting hoặc skin grnuting) là một kỹ thuật thi công tiên tiến giúp cải thiện sự liên kết giữa bề mặt cọc và đất xung quanh. Từ đó tăng cường khả năng chịu tải của cọc. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp này, nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm nén tĩnh trên bốn cọc khoan nhồi có thiết bị đo biến dạng được lắp đặt tại bãi thử nghiệm ở Tân Uyên, Bình Dương, Việt Nam. Trong đó, một cọc đối chứng không phụt vữa và ba cọc còn lại được phụt vữa với các mức khác nhau (20 l/m2, 35 l/m2 và 50 l/m2). Các kết quả thử nghiệm về quan hệ tải trọng - chuyển vị, phân bố biến dạng dọc trục về sức kháng đơn vị của cọc đã được phân tích để đánh giá tác động của công nghệ phụt vữa. Kết quả cho thấy phương pháp này giúp cải thiện đáng kể sức kháng ma sát thành cọc và sức kháng mũi, trong đủ hiệu quả cao nhất được ghi nhận tại cọc có hàm lượng vữa 35 l/m2. Cụ thể, sức kháng ma sát đơn vị của cọc phụt vữa tăng từ 1.46 - 2.17 lần so với cọc không phụt vữa, trong khi sức kháng mũi tăng đến I.76 lần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi hàm lượng vữa vượt quá 35 l/m2, mức độ cải thiện không còn đáng kể. Ngoài ra, kết quả đo biến dạng trục cho thấy sức kháng ma sát được huy động tối đa khi chuyển vị đầu cọc đạt từ 12.6 mm - 16.8 mm, trong khi sức kháng mũi gia tăng đáng kể ở khoảng 16 mm -18 mm. Các phát hiện từ nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho việc tối ưu hóa lượng vữa phun trong thiết kế cọc khoan nhồi, góp phần nâng cao hiệu quả thi công nền móng sâu trong điều kiện đất cát pha tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của kích thước hố đào sử dụng đất ổn định hoá lỏng làm vật liệu san lấp tới nền đất dưới tác động của động đất (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Sự thiếu hụt nghiêm trạng các bãi chôn lấp tại nhiều thành phố lớn của Nhật Bản, khiến đất đào tại các công trường xây dựng trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết. Đất ổn định hóa lỏng (LSS) là một phương pháp hiệu quả để tái sử dụng đất đào trong các công trình xây dựng và đã trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của kích thước hố đào sử dụng đất ổn định hóa lỏng làm vật liệu san lấp đến nền đất xung quanh khi xảy ra động đất. Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của kích thước hố đào sử dụng đất ổn định hoá lỏng làm vật liệu san lấp đến nền đất dưới tải trọng động đất bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM). Dựa trên kết quả phân tích, có thể thấy rằng một hố đào kích thước lớn sẽ có gia tốc và vận tốc giảm đáng kể so với một hố đào kích thước nhỏ hơn khi so sánh với cùng một loại đất lấp. Đặc biệt, khi sử dụng LSS và LSS có sợi làm vật liệu san lấp sẽ làm giảm đáng kể vận tốc và gia tốc của nền đất xung quanh so với đất san lấp thông thường.

Giải pháp mới nhằm hạn chế gian lận thuế trong chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Tại Việt Nam, việc thu thuế và kiểm Soát thu nhập từ giao dịch bất động sản (BBS) được tính dựa trên giá giao dịch của các bên và không nhỏ hơn biểu giá quy định của nhà nước cho từng vùng miền. Bảng giá này được cập nhật thường xuyên then sự biến động của thị trường giao dịch BBS. Tuy nhiên, tình trạng các bên giao dịch BBS kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn thực tế nhằm giảm thu nhập chịu thuế, cũng như các loại thuế khác, vẫn còn phổ biến và chưa được xử lý triệt để. Bài báo phân tích thực trạng quản lý giá trị giao dịch BBS, đồng thời đề xuất giải pháp mới nhằm hạn chế thất thoát thuế cũng như kiểm soát chặt chẽ thu nhập của bên bán. Nghiên cứu cho thấy các giải pháp hiện tại đã cải thiện tình hình kiểm soát gian lận nhưng còn nhiều bất cập. Đề xuất mới nhằm tăng cường hệ thống các giải pháp đang hiện hữu để cải thiện kiểm snát thuếvà thu nhập trung gian dịch BBS tốt hơn.

Phân tích quá trình phá hoại của kết cấu thép trong điều kiện ăn mòn tự nhiên bằng phương pháp phần tử hữu hạn (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Đông Nam A nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tiếp giáp với biển. Do đó, kết cấu thép trong quá trình sử dụng chịu tác động của nhiều yếu tố dẫn đến phá hủy như môi trường khắc nghiệt và ngoại lực. Tuy nhiên, sự phá hủy của kết cấu thép, ngoài việc vượt quá khả năng chịu lực, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết nứt ban đầu do tải trọng động tuần hoàn. Các vết nứt ban đầu hình thành và lan truyền, gây ra các vết nứt dẫn đến phá hủy đột ngột kết cấu thép. Đặc biệt khi quá trình phát triển vết nứt kết hợp vơi ăn mòn, nó tạo ra sự phá hủy do ăn mòn-mỏi. Kết quả nghiên cứu này cho thấy điểm phá hủy do ăn mòn-mỏi xảy ra ngẫu nhiên, đột ngột và phụ thuộc vào hình dạng của lỗ ăn mòn trên bề mặt kết cấu thép. Kết quả phân tích được thực hiện trên các mẫu thép bị ăn mòn bằng phương pháp phần tử hữu hạn để tìm chính xác điểm phá hủy bất kể mức độ ăn mòn nào. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng để dự đoán điểm phá hủy của kết cấu thép bị ăn mòn mà không cần phải tiến hành các biện pháp thực nghiệm. Ngoài ra, nó có thể cung cấp kiến thức để xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế cho các kết cấu thép bị ăn mòn.

Thoát nước và xử lý nước thải tại TP Hà Nội -Thực trạng, quy hoạch và một số đề xuất (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hà Nội, thành phố Thủ đô của Việt Nam có diện tích 3300 km2, dân số hơn 8,4 triệu người)' Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 42,5% năm 2010 đến 49,1% năm 2022. Cơ sở hạ tầng đô thị được cải thiện theo hướng hiện đại, khang trang, giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ thuận lợi, thuận tiện và an toàn. Trong quá trình phát triển Hà Nội đã và đang đối mặt với những thách thức lớn về bảo vệ môi trường và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là các vấn đề thoát nước, xử lý nước thải và chống ngập úng đô thị. Bài viết xin được tổng hợp các vấn đề trên và đề xuất một vài giải pháp.

Đánh giá ảnh hưởng của tham số động (mức biến dạng cắt) của mô hình HSS đến chuyển vị, nội lực trong kết cấu vỏ hầm chịu tác dụng của động đất tại tuyến Metro 03 Nhổn - Ga Hà ... (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Mô hình nền đất đóng vai trò quan trọng trong phân tích kết cấu hầm chịu động đất. Mô hình Hardening Soil Small-Strain (HSS) được đánh giá cao nhờ khả năng mô phỏng sự thay đổi độ cứng của đất trang biến dạng nhà, giúp phản ánh chính xác quá trình truyền sáng địa chấn. Tuy nhiên, các tham số động trong HSS ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích, nếu không được xác định chính xác cụ thể dẫn đến sai lệch trong đánh giá an toàn câng trình. Bài báo tập trung vào ảnh hưởng của tham số động mức biến dạng cắt trong HSS đến ứng xử của kết cấu hầm, nhằm cung cấp cơ sở khoa học giúp tối ưu thiết kế công trình ngầm trong điều kiện động đất

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư dự án bất động sản tại TP.HCM (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM đang trải qua những biến động mạnh mẽ dù ảnh hưởng từ các yếu tố tài chính, kinh tế vĩ mô, chính sách nhà nước và xu hướng thị trường. Trung bối cảnh này, hiệu quả đầu tư dự án nhà ở trở thành một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tối ưu. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án nhà ở, bao gồm giá bán, chi phí xây dựng, lãi suất tín dụng, khả năng huy động vốn và các chính sách nhà nước. Phương pháp chỉ số quan trọng tương đối (Ralativa Impnrtance Index - Rll) được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát IQ7 chuyên gia trong lĩnh vực BĐS tại TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy giá bán (Rll = 0.79) là yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là chi phí xây dựng (Rll = 0.74), lãi suất tín dụng (Rll = 0.72), khả năng huy động vốn (Rll = 0.71) và chi phí tài chính (Rll = 0.71). Bên cạnh đó, chính sách nhà nước, mức độ tăng giá BĐS, tốc độ giao dịch và nhu cầu thị trường cũng có tác động đáng kể đến hiệu quả vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư xây dựng chiến lược tài chính hợp lý, tối ưu hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động.