Duyệt theo bộ sưu tập Bài trích (Tất cả)
Nghiên cứu tối ưu hóa quỹ đạo dao cắt nhằm nâng cao năng suất gọt vỏ cà rốt [08-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết kế và phát triền các loại máy gọt vỏ cà rốt sử dụng cơ chế nhiều lưỡi cắt bố trí theo cung tròn, với năng suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đề tài này tập trung vào việc phân tích quỹ đạo di chuyển và lực tác dụng của cụm cắt chính trong máy gọt vỏ cà rốt công nghiệp. Trước khi tiến hành đánh giá, quy trình cắt của cụm gọt sẽ được mô phỏng bằng phương trình toán học, dựa trên các thông số phần cứng như kích thước chi tiết, thông số ma sát giữa các khớp nối, vật liệu, tính chất vật lý của vật liệu, biến dạng của củ cà rốt và lực gọt vỏ. Từ đó, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất gọt sẽ được xác định và điều chỉnh để phù hợp với quy mô sản xuất tại thị trường Việt Nam.

Nghiên cứu thiết kế tối ưu thông số chi tiết máy lột vỏ và cắt lát quả thanh long [08-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy cắt lát thanh long được phát triển bởi các công ty khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các máy này chỉ tập trung vào quá trình cắt lát sau khi đã lột vỏ quả thanh long, dẫn đến việc chưa tối ưu được thời gian và năng suất vận hành. Đề tài này hướng đến việc nghiên cứu và thiết kế một loại máy công nghiệp tích hợp cả hai chức năng lột vỏ và cắt lát thanh long. Trước khi thiết kế, cần tính toán chinh xác các thông số về kích thước, vận tốc và quy trình hoạt động, dựa trên các đặc tính phần cứng như kích thước chi tiết, vật liệu, tính chất vật lý của vật liệu, biến dạng của quả thanh long và khoảng cách kẹp. Từ mô hình toán học với các thông số thiết kế đã xác định, ta tiến hành mô phỏng và thiết kế máy lột vỏ và cắt lát thanh long phù hợp với chu kỳ cung cấp nguyên liệu. Nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho việc tính toán tối ưu hóa năng suất của máy.

Tính toán sàng rung quán tính cho các vật liệu hạt nhỏ [08-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Vấn đề nghiên cứu các thiết bị trong dây chuyền thiết bị công nghệ của các nhà máy sản xuất nhằm mục đích nội địa hóa thiết bị được nhà nước quan tâm và nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu, tính toán đã đưa vào thực tế hoặc được dùng để thiết kế chế tạo các thiết bị mang lại lợi ích tích cực đạt hiệu quả cao, phù hợp với các dây chuyền thiết bị công nghệ có sẵn hoặc lắp mới. Bài báo trình bày kết quả xây dựng công cụ tính toán phân tích sàng rung quán tính cho các vật liệu hạt nhỏ, làm cơ sở tính toán, thiết kế các thiết bị liên quan hoặc tương tự như thiết bị này.

Tính toán độ dày vỏ giáp xe thiết giáp chở quân 8x8 sản xuất tại Việt Nam [07-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Dự án nghiên cứu thiết kế, chế tạo các dòng xe thiết giáp mới để thay thế các dòng xe cũ, lạc hậu đã và đang được quan tâm đặc biệt, trong đó có xe thiết giáp chở quân 8x8. Xe thiết giáp chở quân chiến đấu 8x8 có nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng bảo vệ, khả năng cơ động trên các địa hình phức tạp, tính năng thông qua cao, tải trọng chuyên chở lớn, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đặc thù. Một trong những tính năng rất quan trọng của xe thiết giáp chở quân là khả năng bảo vệ cho thành viên kíp xe và bộ binh trong xe, nó được đặc trưng bằng chiều dày, chất lượng và kết cấu của vỏ giáp. Trong bài báo này, nhóm tác giả trình bày cơ sở lý thuyết và phương pháp tính toán xác định độ dày vỏ giáp tại tất cả các vị trí trên xe thiết giáp chở quân chiến đấu 8x8 sản xuất tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải đến độ ổn định kích thước sau khi giặt của vải denim chun và không chun [07-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Để tăng tiện nghi và thời trang cho vải denim, sợi bông đốt tre và sợi bông bọc chun đã được sử dụng trong vải. Tuy nhiên, khi thay đổi các thông số cấu trúc vải như thành phần nguyên liệu sợi dọc hay sợi ngang, mật độ sợi dọc hay mật độ sợi ngang đều có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của vải. Trong bài báo này đã nghiên cứu ảnh hưởng của thông số cấu trúc vải khi sử dụng sợi 100% bông đốt tre chải thô với sợi bông đệm lõi chun, có các mật độ sợi thay đổi đến độ ổn định kích thước và độ xiên canh sau giặt của vải denim chun và không chun. Kết quả cho thấy, với thành phần nguyên liệu là sợi bông chải thô các mẫu vải đều bị co lại, mẫu vải nào mật độ sợi cao hơn thì độ co sau giặt thấp hơn và vải ổn định kích thước tốt hơn, sợi ngang là sợi bông bọc lõi chun có độ xiên canh của vải sau giặt thấp hơn. Nghiên cứu này là cơ sở khoa học để thiết kế thông số cấu trúc vải phù hợp với công nghệ xử lý hoàn tất và thiết kế sản phẩm may sử dụng vải denim chun và không chun.

Nghiên cứu thiết kế hệ thống gá và xoay phôi tự động cho máy taro ren [07-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo tập trung nghiên cứu, thiết kế hệ thống gá và xoay phôi tự động cho máy gia công ren bằng phương pháp taro dạng bàn. Nội dung chính của bài báo bao gồm tính toán thiết kế bộ truyền chuyển động xoay cho phôi, các cơ cấu kẹp, cơ cấu lựa lô cho máy tạo ren. Bên cạnh đó, bài báo trình bày cách tính toán lựa chọn các khí cụ điện, các thiết bị điện-khí nén cho hệ thống, và lựa chọn thiết bị điều khiển. Một giao diện điều khiển thiết bị được xây dựng dựa trên một bộ điều khiển khả trình (PLC). Những tính toán trên được kiểm chứng bằng các phần mềm mô phỏng cho thấy hệ thống có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI vào mô phỏng gia công trên phần mềm thực tế ảo SSCNC [07-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI vào mô phỏng gia công trên phần mềm SSCNC để đánh giá được hiệu quả tối ưu hóa mã G-code, giúp phát hiện lỗi trong quá trình mô phỏng, tối ưu hóa đường chạy dao, giám sát và dự đoán tuổi thọ của dụng cụ... có tiềm năng mang lại nhiều cải tiến, đặc biệt là trong việc tối ưu hóa quá trình học tập và đào tạo, nâng cao hiệu quả mô phỏng và giảm thiểu sai sót trong lập trình gia công CNC.

Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng kết cấu hợp lý của gầu gắp rác thuỷ lực 0,5m3 bằng phần mềm SOLIDVVORKS [07-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Một trong các quy trình xử lý rác thải sinh hoạt, sau khi rác thải được băm nhỏ thì sẽ được tập kết lại thành đống và sau đó được đưa đến các thiết bị xử lý ở các công đoạn tiếp theo. Để thực hiện việc này có thể dùng xe xúc lật hoặc dùng gầu gắp rác, trong đó gầu gắp được sử dụng phổ biến hơm vì tiết kiệm được không gian mặt bằng, thuận tiện cho việc đưa rác vào các máy có chiều cao lớn,... Trên thực tế có nhiều loại gầu gắp khác nhau với kết cấu và nguyên lý làm việc khác nhau. Trong bài báo này sẽ đưa ra phân tích các loại gầu gắp thường dùng để vận chuyển vật liệu, từ đó sẽ đưa ra lựa chọn loại phù hợp để vận chuyển rác sau khi băm nhỏ, đồng thời sẽ phân tích các thành phần lực tác dụng lên gầu trong quá trình gầu làm việc. Dựa vào sự phân tích này, bài báo đưa ra các thông số kết cấu hợp lý của gầu để tiết kiệm vật liệu chế tạo gầu nhưng vẫn đảm bảo gầu làm việc ở trạng thái tốt nhất.

Nghiên cứu tối ưu hoá tiết diện cột chống tạm trong thi công tầng hầm bảng phương pháp Topdown [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Bài báo này đề xuất mô hình giải quyết bài toán tối ưu tiết diện cột chống tạm trong thi công xây dựng công trình có tầng hầm sử dụng thuật toán tiến hoá vi phân (DE). Công nghệ thi công tầng hầm bằng phương pháp Topdown đang được các đơn vị ưu tiên sử dụng cho các công trình phức tạp. Để áp dụng được phương pháp Topdown vào thi công tầng hầm, cấu kiện quan trọng nhất cần có là cột chống tạm bằng kết cấu thép nhờ khả năng chịu lực tốt, đa dạng về hình dáng, kích thước, sự thuận tiện trong thi công. Ngành Xây dựng có tính chất cạnh tranh cao, các đơn vị thi công cần phải tối ưu được nguồn tài nguyên sử dụng trong công trinh để đạt hiệu quả về mặt kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm là rất cần thiết và cần có một công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Thuật toán tiến hoá vi phân (DE) là một thuật toán rất hữu hiệu cho việc giải các bài toán tối ưu toàn cục và phù hợp dùng để xây dựng công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm. Mục tiêu của bài báo là đưa ra công cụ tối ưu tiết diện cột chống tạm, hướng đến hiệu quả về mặt kinh tế cho dự án. Kết quả bài báo đã xây dựng công cụ tối ưu cột chống tạm hiệu quả bằng thuật toán tiến hoá vi phân (DE) được xây dựng trên phần mềm Python dễ dàng cài đặt và sử dụng cho người dùng.

Nhận diện giá trị di sản kiến trúc công trình công cộng các làng nghề truyền thống tại Hà Nội [06-01-2025] (0) (Lượt lưu thông:0) (1) (Lượt truy cập:0)

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là mật vùng đất nghìn năm văn hiến, có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Gắn với lịch sử phát triển của dân tộc, nơi đây đã hình thành các làng nghề truyền thống qua nhiều trăm năm, Các làng nghề truyền thống đã và đang góp phần quan trọng vào truyền thống văn hóa và sự phát triển của TP Hà Nội. Những làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử của Hà Nội nói riêng và của dàn tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhiều làng nghề truyền thống của Hà Nội đang dần mai một về giá trị văn hóa kiến trúc do thiếu sự quan tâm và bảo tồn thích đáng. Sự phát triển du lịch, dịch vụ đã và đang làm thay đổi cảnh quan, cấu trúc không gian và các giá trị văn hoá, kiến trúc, xã hội, môi trường các làng nghề truyền thống của Hà Nội, khiến cho việc bảo tồn, duy trì và phát huy các giá trị văn hoá, di sản kiến trúc trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài báo là tập trung nhận diện ra các giá trị di sản kiến trúc công trình công cộng các làng nghề truyền thống của Hà Nội. Từ đó làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý nghiên cứu bảo tồn, giữ gìn và quản lý các công trình di sản kiến trúc tại các làng nghề truyền thống tại Hà Nội trong thời gian tới.

Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI