Tính toán, thiết kế và tối ưu kết cấu khung máy ép thuỷ lực 4 trụ, lực ép 20 tấn [09-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Máy ép thuỷ lực được sử dụng rộng rãi trong gia công áp lực và ứng dụng lắp ráp, sửa chữa kết cấu cơ khí. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp chế tạo, nhu cầu sử dụng máy ép thuỷ lực tăng cao. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy năng lực sản xuất, chế tạo máy ép thuỷ lực trong nước còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ vẫn phải nhập khẩu máy ép sản xuất ở nước ngoài hoặc mua máy cũ về sửa chữa lại. Qua nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học được công bố ở trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu thấy rằng có thể khắc phục hạn chế về thiết kế, gia công chế tạo kết cấu khung máy, góp phần nâng cao năng lực tự chủ, nội địa hoá sản xuất máy ép thủy lực trong nước đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay. Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, tối ưu hóa kết cấu khung máy ép thuỷ lực 20 tấn sử dụng trong gia công chế tạo đế bánh kem. Khung máy ép được tối ưu hoá bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ thiết kế cơ khí - phần mềm Solidworks.
Ứng dụng máy hàn điểm vào hàn đa điểm chế tạo cánh bơm hút nước hố nổ mìn [09-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Trong chế tạo cơ khí phương pháp hàn tổ hợp chi tiết tạo nên các chi tiết có hình dạng phức tạp được áp dụng rộng dãi và mang lại hiệu quả kinh tế. Trong bài báo này giới thiệu việc nghiên cứu, ứg dụng máy hàn diêm vào hàn đa điểm chế tạo cánh bơm hút nước hố nổ mìn. Trên cơ sở phân tích phương pháp hàn tiếp xúc để xác định chế độ hàn và các thông số ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, từ đó đưa ra phương pháp hàn phù hợp nhất.
Thiết kế tấm khuôn âm có đường nước 3D [09-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Bài báo này nghiên cứu quy trình ứng dụng công nghệ WAAM trong chế tạo lòng khuôn âm cho sản phẩm có hình dạng 3D. Thiết kế khuôn 2 tấm, kết hợp với quá trình cắt lớp, giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Đường nước 3D, được thiết kế theo hình dạng sản phẩm, cải thiện đáng kể khả năng làm nguội và thoát khí. Kết quả cho thấy WAAM có khả năng sản xuất khuôn mẫu với độ chính xác cao, chi tiết tốt và tốc độ nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Mặc dù chi phí ban đầu cao, WAAM tiết kiệm chi phí trong sản xuất quy mô lớn nhờ tính linh hoạt và chất lượng cao, mở rộng tiềm năng ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
Phun phủ plasma sic-cu trong khi bảo vệ [08-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Cacbit silic (SiC) được biết đến như một vật liệu đặc biệt ứng dụng vào lớp phủ cho thiết bị làm việc trong môi trường ăn mòn. Việc tạo lớp phủ này lên bề mặt kim loại để bảo vệ bằng phương pháp plasma vô cùng khó khăn do tính chất bị phân hủy và oxy hóa ở nhiệt độ cao. Trong báo cáo này, nhóm tác giả giới thiệu về việc cải tiến súng phun plasma truyền thống bằng phun plasma trong khí bảo vệ. Nội dung của bài báo là thiết kế, chế tạo và thử nghiệm phun tạo lớp phủ plasma SiC- 50C. Đây là giải pháp nhằm bảo toàn lớp phủ trước sự oxy hóa của môi trường ngoài.
Nghiên cứu tối ưu hóa quỹ đạo dao cắt nhằm nâng cao năng suất gọt vỏ cà rốt [08-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết kế và phát triền các loại máy gọt vỏ cà rốt sử dụng cơ chế nhiều lưỡi cắt bố trí theo cung tròn, với năng suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đề tài này tập trung vào việc phân tích quỹ đạo di chuyển và lực tác dụng của cụm cắt chính trong máy gọt vỏ cà rốt công nghiệp. Trước khi tiến hành đánh giá, quy trình cắt của cụm gọt sẽ được mô phỏng bằng phương trình toán học, dựa trên các thông số phần cứng như kích thước chi tiết, thông số ma sát giữa các khớp nối, vật liệu, tính chất vật lý của vật liệu, biến dạng của củ cà rốt và lực gọt vỏ. Từ đó, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất gọt sẽ được xác định và điều chỉnh để phù hợp với quy mô sản xuất tại thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu thiết kế tối ưu thông số chi tiết máy lột vỏ và cắt lát quả thanh long [08-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy cắt lát thanh long được phát triển bởi các công ty khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các máy này chỉ tập trung vào quá trình cắt lát sau khi đã lột vỏ quả thanh long, dẫn đến việc chưa tối ưu được thời gian và năng suất vận hành. Đề tài này hướng đến việc nghiên cứu và thiết kế một loại máy công nghiệp tích hợp cả hai chức năng lột vỏ và cắt lát thanh long. Trước khi thiết kế, cần tính toán chinh xác các thông số về kích thước, vận tốc và quy trình hoạt động, dựa trên các đặc tính phần cứng như kích thước chi tiết, vật liệu, tính chất vật lý của vật liệu, biến dạng của quả thanh long và khoảng cách kẹp. Từ mô hình toán học với các thông số thiết kế đã xác định, ta tiến hành mô phỏng và thiết kế máy lột vỏ và cắt lát thanh long phù hợp với chu kỳ cung cấp nguyên liệu. Nghiên cứu này đã đặt nền tảng cho việc tính toán tối ưu hóa năng suất của máy.
Tính toán sàng rung quán tính cho các vật liệu hạt nhỏ [08-01-2025]
(0)
(Lượt lưu thông:0)
(1)
(Lượt truy cập:0)
Vấn đề nghiên cứu các thiết bị trong dây chuyền thiết bị công nghệ của các nhà máy sản xuất nhằm mục đích nội địa hóa thiết bị được nhà nước quan tâm và nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu, tính toán đã đưa vào thực tế hoặc được dùng để thiết kế chế tạo các thiết bị mang lại lợi ích tích cực đạt hiệu quả cao, phù hợp với các dây chuyền thiết bị công nghệ có sẵn hoặc lắp mới. Bài báo trình bày kết quả xây dựng công cụ tính toán phân tích sàng rung quán tính cho các vật liệu hạt nhỏ, làm cơ sở tính toán, thiết kế các thiết bị liên quan hoặc tương tự như thiết bị này.
|
|
|
|