Dòng Nội dung
1
Ảnh hưởng của phân tầng địa chất đến khả năng hóa lỏng của nén đất: Nghiên cứu thực nghiệm // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Bài báo nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phân tầng địa chất đến khả năng hóa lỏng của nền đất thông qua thí nghiệm cắt đơn giản tuần hoàn (CDSS). Ba mô hình phân tầng đất được xam xét: (i) mẫu có hạt mịn phân bố đổng đều (C2), (ii) mẫu có hạt mịn tập trung ở lớp trên và lớp dưới (C3), và (iii) mẫu có hạt mịn tập trung ở lớp giữa (C4). Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích tác động của chiều dày lớp cắt đến khả năng chống hóa lỏng. Các thí nghiệm được thực hiện dưới điều kiện có kết ban đầu 100 kPa, tỷ số ứng suất tuần hoàn (CSR) = 0,l, và tiêu chí hóa lỏng được xác định khi biến dạng cắt biên độ kép đạt 7,5%. Kết quả cho thấy sự phân bố hạt mịn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chống hóa lỏng. Cụ thể, mẫu C2 và 03 có số chu kỳ hóa lỏng trung bình tương đương nhau, cho thấy sự khác biệt trong cách phân bố hạt mịn không tác động rõ rệt trong trường hợp này. Trong khi đó, mẫu C4 có khả năng chống hóa lỏng cao hơn đáng kể do lớp cắt trên và dưới đóng vai trò vùng chịu tải chính, giúp hạn chế sự phát triển nhanh chóng của áp lực nước lỗ rỗng. Ngoài ra, chiều dày lớp cắt cũng ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chống hóa lỏng, khi lớp cát dày hơn, sô' chu kỳ hóa lỏng tăng lên, cho thấy khả năng tiêu thoát áp lực nước lỗ rỗng tốt hơn, giúp nền đất ổn định hơn dưới tải trọng động. Mối quan hệ tuyến tính giữa số chu kỳ hóa lỏng và chiều dày lớp cắt được thiết lập, cung cấp công cụ dự báo khả năng hóa lỏng của nền đất dựa trên đặc điểm phân tầng địa chất. Kết quả nghiên cứu cung cấp Cơ sở thực nghiệm quan trọng trong việc đánh giá nguy Cơ hóa lỏng của nền đất có cấu trúc phân tầng tự nhiên, đồng thời góp phần vào viậc thiết kế móng và cải tạo nền đất tại các khu vực có nguy Cơ động đất.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Đánh giá tác động của hạt mịn không dính đến khả năng hóa lỏng của đất cát Từ khóa: . // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng hạt mịn không dẻo (FC) đến khả năng chống hóa lỏng của đất cát thông qua một loạt thí nghiệm cắt đơn giản tuần hoàn (COSS). Nghiên cứu xem xét sự hình thành áp lực nước lẽ rung thặng dư (EPP) và số chu kỳ tải cần thiết để đạt trạng thái hóa lỏng trong các hỗn hợp cát-hạt mịn với hàm lượng hạt mịn thay đổi từ 0% đến 40%. Kết quả cho thấy EPP có xu hướng tăng theo số chu kỳ tải cho tất cả các mẫu, nhưng tỷ lệ tăng trưởng thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng hạt mịn. Đặc biệt, mẫu có 20% hạt mịn cho thấy EPP cao nhất trong các chu kỳ giữa, cho thấy sự tương tác đáng kể giữa cát và hạt mịn ở mức này. Về khả năng chống hóa lỏng, mẫu đất cát sạch (FC = 0%) thể hiện khả năng kháng hóa lỏng cao nhất, yêu cầu nhiều chu kỳ tải nhất để đạt trạng thái hóa lỏng. Tuy nhiên, khi hàm lượng hạt mịn tăng lên 20%, số chu kỳ cần thiết để đạt hóa lỏng giảm mạnh, cho thấy rằng chỉ cần một lượng nhỏ hạt mịn cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng chống hóa lỏng. Đáng chú ý, khi hàm lượng hạt mịn vượt quá 30%, khả năng chống hóa lỏng lại được cải thiện, làm nổi bật mối quan hệ phức tạp giữa hàm lượng hạt mịn và hành vi của đất. Những phát hiện này cho thấy hàm lượng hạt mịn đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng hóa lỏng của đất cát.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)