Dòng Nội dung
1
Khảo sát ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép khi cháy // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Khi thiết kế công trình tại Việt Nam hiện nay, kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) thường được kiểm tra giới hạn chịu lửa theo các bảng tra trang QCVN06:2022 (sửa đổi 1:2023). Với dầm BTCT, giới hạn chịu lửa phụ thuộc vào chiều dày lớp bê tông bảo vệ, chiều rộng tiết diện, và được quy định tại Bảng F.2 QCVN 08:2022. Bảng này cũng nêu rõ các giá trị chỉ dùng cho kết cấu tĩnh định, kết cấu siêu tĩnh được tính toán theo tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam chưa có phương pháp tính toán giới hạn chịu lửa cho kết cấu BTCT. Bài báo trình bày các nguyên tắc thiết kế và các phương pháp tính toán đơn giản cho dầm BTCT chịu uốn theo tiêu chuẩn EN 1992-1-2 khi cháy. Quy trình tính toán theo phương pháp tra bảng, đường đẳng nhiệt 500 oC và phân lớp được làm rõ. Từ đó, ảnh hưởng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ đến khả năng chịu uốn của dầm khi cháy được khảo sát. Kết quả cho thấy các bảng tra theo QCVN 06:2022 và EN 1002-1-2 quá thiên về an toàn. Đối với kết cấu dầm BTCT siêu tĩnh, ngay cả với kết câu dầm tĩnh định, nếu sử dụng các phương pháp tính toán đơn giản của EN 1002-1-2, hoàn toàn có thể giảm bớt chiều dày lớp bê tông bảo vệ được quy định trong Bảng F.2 QCVN 06:2022 và EN 1002-1-2, dẫn tới tiết kiệm chi phí và dễ dàng hơn cho thi công.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI