Dòng Nội dung
1
2
Nghiên cứu ứng xử chịu xoắn của dầm bê tông cốt thép trước và sau nứt // Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng tr.




Một quy trình được sử dụng để phân tích ứng xử của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chịu xoắn qua các giai đoạn làm việc trước và sau nứt. Các mô hình lý thuyết khác nhau được sử dụng để phản ánh ứng xử thực tế của dầm trong các giai đoạn chịu tải trọng khác nhau. Để chuyển từ giai đoạn làm việc này qua giai đoạn làm việc khác các tiêu chí đánh giá được xem xét. Mô hình màng hóa mềm (SMM) được phát triển để dự đoán ứng xử của các phần tử màng BTCT chịu cắt được mở rộng cho các cấu kiện BTCT chịu lực xoắn. Phương pháp phân tích này xem xét sự làm việc của dầm BTCT sau nứt giống như một hệ giàn không gian có thanh chống là bê tông chịu nén, thanh kéo là cốt thép dọc và cốt thép đai. Mô hình SMM được sử dụng trong nghiên cứu này khi không xét đến ứng suất chịu kéo của bê tông nhằm đơn giản hóa mô hình tính toán chịu xoắn của dầm. Để dự đoán toàn bộ ứng xử mô men xoắn – góc xoắn của dầm BTCT chịu xoắn trước và sau nứt bê tông, ở giai đoạn trước nứt một mô hình dựa trên lý thuyết đàn hồi, lý thuyết ống thành mỏng, lý thuyết uốn vênh và mô hình vết nứt trơn cũng được sử dụng. Các dự đoán ứng xử lý thuyết được so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành thông qua 41 mẫu thử nghiệm của các nghiên cứu trước đây.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI