Dòng Nội dung
1
2
Đánh giá trạng thái biến dạng của kết cấu bản thép trực hướng được tăng cường bê tông siêu tính năng dưới tác dụng tải trọng cục bộ // Cầu đường Việt Nam tr.




Kết cấu mặt cầu thép trực hướng (OSDs) đã được sử dụng rộng rãi trong các cầu có nhịp lớn nhờ khả năng chịu lực tốt và trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp bê tông nhựa phủ trên mặt cầu đã xuất hiện nhiều hư hỏng. Một trong những giải pháp để sửa chữa tăng cường cho kết cấu này là sử dụng bê tông siêu tính năng (UHPC). Bài báo này tập trung vào đánh giá trạng thái biến dạng của kết cấu OSDs với sự có mặt của UHPC dưới tác dụng của tải trọng cục bộ. Thí nghiệm uốn dầm 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy sự có mặt của lớp UHPC làm giảm đáng kể biến dạng trên bề mặt lớp phủ bê tông nhựa so với kết cấu OSDs không có lớp UHPC
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Giải pháp gia cường nứt do uốn âm cho cầu bê tông đúc đẩy sử dụng vật liệu UHPC // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Công nghệ đúc đẩy trũng xây dựng cầu đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và được ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, các công trình này đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là các vết nứt ở bản mặt cầu, gây ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và an toàn khai thác. Để gia cường các công trình này, UHPC (bê tông siêu tính năng) được đề xuất làm vật liệu gia cường nhờ khả năng chịu nén CBD, hạn chế phát triển vết nứt và bám dính tốt với bê tông cũ. Bài báo trình bày giải pháp gia cường nứt do uốn âm cho cầu bê tông đúc đẩy bằng bê tông siêu tính năng UHPC. Nghiên cứu phân tích lý thuyết về mô-men nứt, mô-men uốn tới hạn khi gia cường bằng UHPC và so sánh độ mở rộng vết nứt theo các tiêu chuẩn CECS38:2004 (Trung Quốc), UHPFRC-2913 (Pháp) và fib MC2010. Kết quả cho thấy tiêu chuẩn fib MC2010 cho kết quả gần với thực nghiệm nhất.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4
5