Dòng Nội dung
1
Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong quân đội ở Việt Nam . // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Hiện nay, tại Việt Nam chưa cá các quy định cụ thể về phương thức quản lý cũng như việc nghiên cứu về thành phần và tính chất của các loại tro phát sinh từ quá trình đốt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tái sử dụng để sản xuất gạch không nung. Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, ở Việt Nam, với 25 tỷ viên gạch xây tiêu thụ mỗi năm, chỉ có 10% là gạch không nung. Còn lại, 90% số gạch được sử dụng vẫn là gạch đất nung truyền thống. Hệ quả tất yếu là tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài [13]. Tại Thông tư số 13/20I7/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng đã quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng, đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây dựng tối thiểu 50%. Thực hiện quy định trên, Bộ quốc phòng cũng đang áp dụng, triển khai các công trình xây dựng trong toàn quân sử dụng gạch không nung. Bài báo trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu về tình hình phát sinh tro từ đốt CTRSH tại Việt Nam, trên cơ sở các phân tích đặc điểm, thành phần tính chất của tro và công nghệ sản xuất gạch không nung hiện nay để đánh giá tiềm năng phù hợp của việc tái sử dụng tro từ quá trình đốt CTRSH làm gạch không nung. Kết quả dự báo đã xác định ước tính trung bình với 01 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng, quân đội cần tiêu thụ khoảng 31.200 viên gạch không nung, tương đương trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,4 triệu viên gạch
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
3
4
5
Tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Dương - Giải pháp định hướng chuyển đổi trong quy hoạch sử dụng đất // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Hải Dương là một trong các tỉnh có số lượng bãi chôn lấp nhiều nhất cả nước với khoảng 756 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tính đến cuối năm 2023, tỉnh có 303 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động và theo lộ trình đến năm 2025 sẽ tiếp tục đóng cửa 14 các bãi chôn lấp đã quá tải, 104 BCL đã lấp đầy trên 80%. [1] Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập thông tin từ các công bố và nghiên cứu liên quan nhằm đánh giá toàn diện đối với lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời nhóm đã kế thừa và phân tích xu hướng tái sử dụng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các đề xuất tập trung đưa ra định hướng và quy trình quy hoạch sử dụng đất nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các bãi chôn lấp đã đóng cửa sang các đất nông - lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh của tỉnh trong tương lai
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI