Dòng Nội dung
1
2
3
Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao từ nguồn vật liệu địa phương phục vụ xây dụng công trình hạ tầng ven biển khu vực Kiên Giang // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam với đường bờ biển dài khoảng 200 km. Qua khảo sát, sự ăn mòn và phá hủy những kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (BTCT) đã diễn ra rất phổ biến trong các công trình vùng ven biển tại đây. Do đó việc nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao (BTCĐC) từ nguồn vật liệu địa phương phục vụ xây dựng công trình hạ tầng ven biển khu vực Kiên Giang là rất cần thiết. Mặt khác, BTCĐC có sử dụng các thành phần hạt mịn và siêu mịn đã hình thành cấu trúc có độ đặc chắc lớn, ít thấm và khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường xâm thực. Vì vậy, BTCĐC là vật liệu được ưu tiên sử dụng trong các công trình hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo của tỉnh Kiên Giang. Bài báo này trình bày kết guả nghiên cứu một số tính chất cơ lý của BTCĐC sử dụng các nguồn vật liệu địa phương. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các mẫu BTCĐC chứa tro bay nhiệt điện Duyên Hải I và silica fume SF- 90 với nhiều tỷ lệ phối trộn khác nhau đều có tính công tác tốt (độ chảy xòe 430 H- G30 mm và độ sụt: IG -3- 21 cm) và cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày từ 53,7 MPa đến 70,7 MPa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xác định được thời gian phá hoại mẫu trong thí nghiệm khả năng bảo vệ cốt thép theo tiêu chuẩn NT Build 35G-2009. Kết quả thực nghiệm thu được cho thấy, với mẫu BTCĐC có 10% silica fume thì đạt được thời gian phá hoại mẫu lâu nhất, đạt tới 80 ngày. Kết quả này cho thấy các loại BTCĐC chế tạo từ hỗn hợp vật liệu sẵn có tại địa phương có thể đáp ứng các yêu cầu để sử dụng trong các công trình hạ tầng khu vực ven biển của Kiên Giang.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4
5
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI