Dòng Nội dung
1
Ảnh hưởng của vật liệu chống cháy bề mặt đến khả năng chịu uốn của bản bê tông cốt thép dự ứng lực chịu cháy // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu chống cháy bề mặt bao gồm vật liệu chống cháy trương nở (IM), vữa chống cháy Vermiculite xi măng (VCM) và sợi khoáng phun (SMF) tới sự suy giảm khả năng chịu uốn của bản bê tông dự ứng lực (DƯL). Bốn bản bê tông DƯL được khảo sát trong đó Sl-C là bản không sử dụng vật liệu chống cháy bề mặt, S2-IM, S3-VCM và S4-SMF là ba bản bê tông DƯL sử dụng vật liệu chống cháy bề mặt. Sức kháng uốn của bản bê tông DƯL có và không sử dụng vật liệu chống cháy theo thời gian cháy được tính toán và so sánh với cường độ ban đầu trước khi cháy. Thông qua kết quả tính toán có thể thấy rằng Sl-C mất đến gần 50% cường độ chịu uốn sau 30 phút chịu lửa. Với việc sử dụng 10 mm vật liệu chống cháy bề mặt, S2-IM, S3- VCM và S4-SMF duy trì cường độ chịu uốn ở mức trên 34% so với cường độ ban đầu. Kết quả cũng cho thấy, trong ba loại vật liệu chống cháy khảo sát, IM có khả năng kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ, từ đó làm giảm sự suy giảm sức kháng uốn theo thời gian cháy trong kết cấu bê tông tốt nhất. Trong khi đó, hiệu quả chống cháy của VCM và SMF gần như tương đương.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
2
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cháy tới sức kháng của dầm bê tông dư ứng lực // Cầu đường Việt Nam tr.




Bài báo trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu bê tông trong điều kiện cháy. Một quy trình để đánh giá sức kháng còn lại của dầm bê tông được đề xuất. Mô hình truyền truyền cho phép dự báo sự phát triển nhiệt độ theo thời gian của các phân tử bê tông trong kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn được xây dựng trong phần mềm Abaqus và được trình bày. Kết quả về sự phát triển nhiệt độ trong dầm cho phép đánh giá mức độ suy giảm cường độ của vật liệu, từ đó xác định được sự suy giảm sức kháng của kết cấu theo thời gian. Thông qua ví dụ về việc tính toán khả năng kháng uốn còn lại của dầm bê tông dự ứng lực theo thời gian, các bước trong quy trình đề xuất được làm rõ. Đồng thời, ảnh hưởng của nhiệt độ cháy đến khả năng kháng uốn của dầm bê tông dự ứng lực cũng được định lượng hóa. Có thể thấy, sau 2 giờ và 4 giờ chịu lửa, khả năng kháng uốn của dầm giảm xuống còn 45 % và 35 % so với cường độ ban đầu.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
3
4
Nghiên cứu khả năng chịu uốn của bản mặt cầu sườn mỏng lắp ghép chế tạo bằng bê tông cường độ cao // Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng tr.




Bài báo này nghiên cứu khả năng kháng uốn của bản mặt cầu sườn mỏng lắp ghép chế tạo bằng bê tông cường độ cao (HPC). Một cấp phối cho bê tông có cường độ 70 MPa từ nguồn vật liệu địa Việt Nam đã được đề xuất. Khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng làm từ loại bê tông này đã được nghiên cứu và tính toán dựa trên một số tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù có sự khác biệt về kích thước giả định của khối ứng suất nén hình chữ nhật tương đương cho bê tông HPC giữa các tiêu chuẩn, không có sự khác nhau nhiều về các kết quả tính toán khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng chế tạo bằng vật liệu HPC. Tiêu chuẩn TCVN 11823:2017 đã được sử dụng để khảo sát các thông số ảnh hưởng đến khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng HPC. Kết quả cho thấy, trong số các đại lượng được khảo sát, hàm lượng cốt thép có tác động lớn nhất đến khả năng kháng uốn của bản sườn mỏng HPC.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)