Dòng Nội dung
1
Đánh giá độ tin cậy của phương pháp nhiệt hồng ngoại qua khảo sát vị trí và chiều sâu khuyết tật tách lớp bê tông bảo vệ cốt thép // Cầu đường Việt Nam tr.




Khuyết tật dưới bề mặt kết cấu bê tông cốt thép có thể xuất hiện trong quá trình thi công và sử dụng, phổ biến nhất là tách lớp bê tông bảo vệ do ăn mòn cốt thép hoặc chu kỳ đóng-tan băng ở các vùng ôn đới. Kiểm tra bằng mắt thường không thể phát hiện các hư hỏng ẩn bên trong, mà cần sử dụng các phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDE). Trong đó, ảnh nhiệt hồng ngoại (IRT) có ưu điểm nhờ khả năng nhanh chóng xác định khuyết tật dưới bề mặt. Tuy nhiên, việc đo chiều sâu khuyết tật bằng IRT gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Bài báo này giới thiệu phương pháp kết hợp IRT bị động và chủ động để xác định vị trí, kích thước và chiều sâu khuyết tật tách lớp. Nghiên cứu về IRT bị động tập trung vào đề xuất thời gian đo hiệu quả, còn IRT chủ động đưa ra phương trình tuyến tính giúp xác định sơ bộ chiều sâu khuyết tật. Độ tin cậy của kết quả đo đã được phân tích kỹ lưỡng trong nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu gồm 69 thí nghiệm, tiến hành trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Kết quả cho thấy mức độ phân tán (độ lệch chuẩn) tăng cao khi khảo sát các khuyết tật ở độ sâu lớn hơn. Nói cách khác, khi đo đạc các khuyết tật sâu, độ tin cậy của kết quả sẽ thấp hơn so với việc đo các khuyết tật nông
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI