Dòng Nội dung
1
Chiến lược tái sử dụng thích ứng di sản công nghiệp // Kiến trúc tr.




Trên thế giới, nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp qua thời gian trở nên cũ kỹ, lạc hậu và không còn giá trị sử dụng, song lại ẩn chứa trong mình những giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nhiều công trình sau khi được bảo tồn, tái tạo thành những bảo tàng, khu biểu diễn, tổ hợp văn hóa, giải trí, ... được định danh là "Di sản công nghiệp", thu hút được nhiều khách du lịch, trở thành yếu tố góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ờ nhiều quốc gia. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang sở hữu nhiều nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất là biểu tượng cho các giai đoạn phát triển của đất nước, lưu giữ dấu ấn văn hóa mỗi thời kỳ. Trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị, nhiều cơ sở công nghiệp đã bị phá dỡ, thay thế bằng các khu đô thị mới, chung cư, trung tâm thương mại mua sắm. Việc bảo tồn và khai thác các giá trị di sản công nghiệp của khu vực trờ nên cấp thiết. Bài viết này trình bày những quan điểm về lợi ích của việc khai thác các giá trị di sản công nghiệp thay vì phát triển các dự án nhà ở cao tầng và gợi ý áp dụng tại tổ hợp nhà máy “Cao-Xà-Lá”
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Chiến lược tái sử dụng thích ứng di sản công nghiệp // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Các nhà máy cũ ở nội đô đã và đang được thay thế bằng những tòa cao ốc mới, điều này không chỉ tạo ra áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn đi ngược lại với xu hướng phát triển bền vững. Việc đi tìm chiến lược nhằm bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản công nghiệp không chỉ giúp lưu giữ ký ức lịch sử, mà còn có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị sinh thái và bài học cho Việt Nam // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Trong bối cảnh của tốc độ đô thị hóa nhanh, nền kinh tế ngày càng phát triển, đi kèm với đó là những tác động tiêu cực của công nghiệp, sự gia tăng chóng mặt của phát thải carbon và ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai rình rập đã trở thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến lược phát triển đô thị sinh thái với quan điểm sử dụng đất hiệu quả, quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cân bằng sinh thái và môi trường sống lành mạnh, phát triển bền vững đến nay đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng tương đối thành công. Nội dung bài viết tập trung giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế nổi bật về phát triển đô thị sinh thái, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
4
Tăng cường gắn kết đô thị và nông thôn thông qua việc hình thành các đô thị quy mô nhỏ tại các khu vực miền núi và trung du // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Đô thị và Nông thôn luân là hai khu vực quan trụng trung hình thành đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn luôn được đưa lên hàng đầu của nhiều nghiên cứu bởi những ràng buộc chặt chẽ, không có đô thị thì không phát triển nông thôn và ngược lại. Trong nghiên cứu này, để củng cố cho sự gắn kết bền vững giữa dô thị và nùng thôn, sự hình thành, tồn tại và những yêu cầu phát triển của đô thị nhỏ được đánh giá. Đặc biệt là đối với những khu vực xa các trung tâm phát triển. Những kết quả nghiên cứu đưa ra những khuyến cáo về lựa chọn vị trí, xác định chức năng và quy mô hợp lý cho đô thị vừa và nhỏ, góp phần củng cố về lý luận cho công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI