Dòng Nội dung
1
Thực nghiệm chế tạo sản phẩm dạng trục bằng công nghệ waam vơi các tốc độ dây khac nhau // Tạp chí cơ khí Việt Nam : Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam tr.



Nguyễn Văn Viễn
Kỹ thuật sản xuất hàn đắp được quan tâm rất nhiều trong công nghiệp bởi khả năng chế tạo những chi tiết kim loại lớn với chi phí thấp và thời gian ngắn. Đây là công nghệ tương đồng với các công nghệ in 3D kim loại dựa trên bột kim loại, điểm khác biệt ở đây là các công nghệ in khác dùng chùm tia e hoặc laser làm nguồn năng lượng để nóng chảy bột hoặc dây kim loại thì WAAM làm chảy dây kim loại bằng hồ quang điện. Hiện có nhiều công trình nghiên cứu xem xét đánh giả cơ tính của vật liệu sau khi hàn đắp cho thấy hợp kim titan sau gia công có thế so sánh được với vật đúc hoặc rèn. WAAM hai dây có khả năng chế tạo hợp kim intermetallic và cho thấy công nghệ đầy tiềm năng trong tương lai thay thế hoàn toàn cho các phương pháp gia công truyền thống khác. Giống như EBAM và DED, các công nghệ WAAM tạo ra sản phẩm gần với thiết kế nhất, sau đó kết hợp gia công CNC để đạt yêu cầu về chất lượng bề mặt và kích thước hình học (cũng có thể hiểu là phương pháp tạo phôi vạn năng), điều đó cho phép giảm thời gian gia công, tiết kiệm vật liệu và nâng cao năng suất.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
2
Thực nghiệm đo phân bố nhiệt độ của khuôn âm (dạng lõm) Trong ngành công nghiệp chế tạo, quá trình phun ép nhựa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm nhựa có độ chỉnh xác cao. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất của quá trình này là việc kiểm soát và tối ưu hóa nhiệt độ trong khuôn, vì nhiệt độ không đồng đều có thế dẫn đến khuyết tật sản phẩm và giảm hiệu suất sản xuất. Bài báo này tập trung vào việc mô phỏng phân bổ nhiệt độ trong khuôn phun ép nhựa cho sản phẩm dạng 3D. Các tác giả sử dụng phần mềm Ansys, một công cụ mô phỏng số hàng đầu, để phân tích nhiệt độ tại các điểm khác nhau trong khuôn và xác định các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt. Nghiên cứu tập trung vào sự phân bố nhiệt độ trong khuôn phun ép nhựa dạng 3D vì mô phỏng nhiệt độ dạng 3D phức tạp hơn so với các mô hình sản phẩm 2D và 2.5D trước đây. Trong khi mô hình 2D chỉ xem xét hai chiều và mô hình 2.5D thêm yếu tố độ dày, mô hình 3D cho phép mô phỏng toàn diện tất cả các yếu tố không gian, giúp tái hiện chi tiết hơn về phân bổ nhiệt độ trong toàn bộ khuôn phun ép. Kết quả nghiên cứu cho thay nhiệt độ khuôn khoảng 75,4°c đến 79,6°c và việc sử dụng mô hình 3D trong mô phỏng phân bổ nhiệt độ không chỉ tăng độ chính xác mà còn giúp tối ưu hóa thiết kế khuôn và quy trình sản xuất. Từ khóa: Phân bố nhiệt độ; Khuôn phun ép nhựa; 3D. // Tạp chí cơ khí Việt Nam : Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam tr.





Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
Thực nghiệm đo phân bố nhiệt độ của khuôn dương của khuôn phun ép nhựa // Tạp chí cơ khí Việt Nam : Cơ quan của tổng hội cơ khí Việt Nam tr.




Việc chế tạo các kênh làm mát phù hợp đã trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn nhờ những tiến bộ gần đây trong sản xuất bồi đắp. Các kênh làm mát phũ hợp dạng layer cho hiệu suất làm mát tốt hơn các kênh thông thường (khoan thẳng) trong quá trình ép phun. Lý do chính cho điều này là layer có thể đi theo đường dẫn của hình dạng xếp lớp, nhưng các kênh thông thường thì không thể. Layer có thể được sử dụng để giảm ứng suất nhiệt và cong vênh đồng thời giảm thời gian chu kỳ và tạo ra sự phân bố nhiệt độ đồng đều hơn. Mô phỏng kỹ thuật được hỗ trợ bởi máy tính (CAE) rất quan trọng để thiết lập một thiết kế hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bài viết nàv tập trung vào việc tối ưu hóa thiết kế của khuôn ép phun, với mục tiêu tối ưu hóa vị trí của các kênh làm mát để giảm thời gian phun và tăng độ đồng đều phân bổ nhiệt độ. Có thể suy ra rằng kỹ thuật được tạo ra có hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của công việc nàv.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI