Dòng
|
Nội dung
|
1
|
|
2
|
Nghiên cứu đánh giá khả năng thu hồi kim loại quý từ chất thải điện tử bằng các phương pháp thủy luyện
// Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.
Tái chế chất thải điện tử là giải pháp quan trọng để đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng và tác động môi trường nghiêm trọng của rác thải điện tử. Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị điện tử trên toàn cầu đã làm cho việc xử lý và tái chế rác thải điện tử trở nên cấp bách. Năm 2019, tổng lượng rác thải điện tử toàn cầu đã đạt 53,9 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng lên 74,7 triệu tấn vào năm 2030, có thể đạt 110 triệu tấn vào năm 2050. Tuy nhiên, chỉ 17% lượng rác thải điện tử được thu gom và tái chế vào năm 2019, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và mất mát nguồn tài nguyên quý giá ước tính trị giá khoảng 57 tỷ USD. Mục tiêu chính của việc tái chế rác thải điện tử là giảm thiểu tác động môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên quý giá bằng cách chiết xuất và tái chế kim loại quý từ thiết bị điện tử bị loại bỏ. Rác thải điện tử chứa các kim loại quý như vàng (Au), bạc (Ag), và nhóm kim loại bạch kim, nổi bật với khả năng chống ăn mòn và dẫn điện tuyệt vời. Việc thu hồi các kim loại này không chỉ bảo tồn tài nguyên quý mà còn giảm nhu cầu khai thác quặng mới, từ đó giảm thiểu tác động môi trường của các phương pháp khai thác truyền thống. Các phương pháp thủy luyện truyền thống như hòa tách bằng nước cường toan, cyanua hay thiourea đã gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người lao động. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề xuất ứng dụng các phương pháp mới thân thiện hơn với môi trường và có hiệu suất thu hồi kim loại quý tốt hơn từ chất thải điện tử
Đầu mục:0
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:1
(Lượt truy cập:0)
|
3
|
Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép chế tạo bằng bê tông cốt sợi Polypropylene Từ khoá:
// Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng tr.
Nội dung bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chế tạo bằng bê tông cốt sợi polypropylene (PP). 5 mẫu dầm BTCT có cùng kích thước hình học, cấu tạo cốt thép được chế tạo. 1 dầm được chế tạo bằng bê tông nặng thông thường, không có cốt sợi PP là dầm đối chứng. 4 dầm còn lại được chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP, trong đó 2 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 0,5%, 2 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 1,0% (theo thể tích). Kết quả thí nghiệm uốn cho thấy: (1) ứng xử uốn của dầm BTCT chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP với hàm lượng bằng 0,5% và 1,0% không có sự khác biệt đáng kể; (2) cốt sợi PP có vai trò rõ rệt trong việc hạn chế sự phát triển vết nứt, qua đó tăng độ cứng và khả năng chịu lực của dầm.
Đầu mục:0
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:1
(Lượt truy cập:1)
|
|
|
|
|