Dòng Nội dung
1
2
Đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng thoát nước mặt- góp phần hạn chế ngập lụt trong đô thị // Kiến trúc tr.




Bài báo giới thiệu một số giải pháp giảm ngập lụt, tăng cường khả năng thoát nước mặt trong đô thị bằng công nghệ phát triển đô thị bền vững (low impact development, LID). Các tác giả đã sử dụng phần mềm storm water management model (SWMM) để đánh giá hiệu quả giảm ngập lụt trong đô thị của các công trình vườn thu nước mưa (rain garden, RG) và ô trữ sinh học (bio-retention, BR). Thông qua việc đánh giá kết quả và thảo luận, các tác giả kết luận rằng công nghệ LID mang lại hiệu quả đáng kể trong việc gia tăng khả năng thoát nước mặt của đô thị. Cụ thể là, khi sử dụng công trình là BR có diện tích sử dụng là 30%, lưu lượng chảy ngập giảm đi khoảng 50% so với việc không sử dụng. Khi diện tích sử dụng BR là 50%, lưu lượng chảy ngập giảm đi hơn 70%. Qua đó có thể kết luận rằng hiệu quả sử dụng công trình LID phụ thuộc đáng kể vào diện tích bố tri công trình thoát nước. Khi sử dụng đồng thời, công trình RG và BR có khả năng giảm lưu lượng nước ngập tràn giống nhau. Tuy nhiên, RG có chi phí xây dựng thấp hơn BR. Từ kết quả nghiên cứu và thảo luận, các tác già kiến nghị rằng khi thiết kế chống ngập trong đô thị, người kỹ sư muốn giảm lưu lượng ngập tràn bao nhiêu % thi tăng diện tích công trình thoát nước lên bấy nhiêu %. Trong tương lai, cần có nhiều nghiên cứu về đánh giá khả năng thoát nước mặt của các giải pháp LID bằng thực nghiệm tại hiện trường để giúp các nhà khoa học, các kỹ sư có thể áp dụng hiệu quả giải pháp LID trong việc góp phần phát triển đô thị.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)
3
4
5
Copyrights © Thư Viện Trường ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI