Dòng Nội dung
1
Đánh giá các phương pháp phân tích độ lún và độ ổn định của nền đường ô tô trên đất yếu // Cầu đường Việt Nam tr.




Theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam về khảo sát, thiết kế nền đường ô tô trên đất yếu – TCCS 41:2022/TCĐBVN, độ ổn định nền đắp trên đất yếu được tính toán theo phương pháp phân mảnh cổ điển, độ lún được dự tính theo phương pháp phân tầng cộng lún. Ngoài ra, khi tính độ ổn định và độ lún của nền đắp trên đất yếu có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, xu hướng là sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, đồng thời các phương pháp này được tự động hóa tính toán bằng các phần mềm như Plaxis, Midas GTS NX. Bài báo tập trung đánh giá kết quả tính toán độ ổn định và độ lún của nền đắp trên đất yếu theo các phương pháp tính toán khác nhau, để có các đề xuất sử dụng phù hợp trong công tác thiết kế.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:1)
2
Độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận // Xây dựng : tạp chí xây dựng Việt nam - Bản quyền thuộc bộ xây dựng tr.




Sử dụng phương pháp móng khối quy ước và mô phỏng bằng phần mềm Plaxis 3D, bài báo đề cập đến độ lún của móng cọc có xét ảnh hưởng của các móng lân cận. Đối với cọc ma sát có chiều dài lớn hơn 30m trong nền cát, kết quả tính toán theo phương pháp móng khối quy ước cho thấy độ lún của móng cọc có thể tăng dần 44,7% khi chịu ảnh hưởng của các móng lân cận bao quanh trong khi kết quả mô phỏng cho thấy độ lún gia tăng dần 150%. Móng có số cọc như nhau bố trí trong phạm vi 3 lần bề rộng móng có thể gây độ lún bổ sung đáng kể. Kết quả mô phỏng cho thấy phạm vi vùng ảnh hưởng gây lún bổ sung các móng lân cận chủ yếu tập trung ở dọc theo thân cọc và giảm dần theo độ sâu, khác với phương pháp móng khối quy ước xem vùng ảnh hưởng chịu lún chỉ trong phạm vi nền dưới mũi cọc. Kết quả phân tích có thể giúp bổ sung phương pháp dự tính độ lún móng cọc hay bố trí móng cọc phù hợp hơn khi thiết kế.
Đầu mục:0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:2)
3
4
5